- Thuế TNDN: Thuế suất phổ thông là 20%
3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp tƣ nhân đơn nhất; Công ty hợp danh; Công
4.1.1. Bước đầu đ hình thành một khung pháp lý c bản đối với thu hút vốn FDI vào đầu tư bảo vệ m i trường
Hệ thống văn bản luật, văn bản dƣới luật đƣợc ban hành trong những năm qua đã hình thành một khung pháp lý cơ bản, bao trùm đƣợc hầu hết các khía cạnh của hoạt động đầu tƣ, đầu tƣ bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng nói chung và khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực này nói riêng. Trong số đó, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 và Luật Đầu tƣ năm 2005 là những Luật có đối tƣợng điều chỉnh rộng, bao quát chung toàn bộ hoạt động đầu tƣ và đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. Luật Khoáng sản năm 1996, Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998, Luật đất đai năm 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004… quy định cụ thể, chi tiết về việc quản lý, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên, không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và Luật Thuế tài nguyên năm 2009 đƣa ra những quy định làm cơ sở xác định thuế cho các hoạt động đầu tƣ bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.
Cùng với hệ thống văn bản luật nêu trên, hiện nay, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2009 về ƣu đãi , hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng và Thông tƣ số 230/2009/TT-BTC ngày 8/12/2009 hƣớng dẫn ƣu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng (quy định tại Nghị định 04 nói trên) là những văn bản chủ yếu, điều chỉnh trực tiếp vấn đề khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.
Đồng thời, để tạo bƣớc đột phá mới về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/2009/QĐ- TTg ngày 29/10/2009 phê duyệt Đề án "Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ trong
lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng". Đề án này có mục tiêu cụ thể là “xây dựng và hoàn thiện một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, cụ thể, nhất quán về đất đai, tài chính, vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ để khuyến khích đầu tƣ, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng và phát triển bền vững”1.Trong Quyết định số 129 nói trên, Chính phủ cũng đã khẳng định, “Tiếp tục thực hiện các chính sách trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng vốn vẫn đang phát huy hiệu quả. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng”. Nhƣ vậy, có thể nói, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách kịp thời để khuyến khích các nhà đầu tƣ nói chung và các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) nói riêng, đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng.