Nguồn: China Statistics Press (2014) a Cung cấp năng lượng tái tạo
3.1.3. Khung chính sách thu hút FDI „xanh‟ ở Trung Quốc (2000 – 2014)
Để tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và khuyến khich các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Trung Quốc, từ năm 1979 chính phủ Trung Quốc đã dần thiết lập một hệ thống pháp lý đầy đủ và bao gồm một hệ thông chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài.
3.1.3.1. Chính sách liên quan đến thâm nhập và thành lập của doanh nghiệp nƣớc ngoài Luật liên quan điều chỉnh việc thâm nhập và thành lập của doanh nghiệp do Bộ Thƣơng mại Trung Quốc tổng hợp là:
- Luật điều chỉnh Liên doanh giữa doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài
- Luật điều chỉnh Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài
- Luật quy đinh doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Bên cạnh đó là quy định điều chỉnh nhƣ là:
- Quy định về mua bán và sát nhập với doanh nghiệp trong nước của nhà đầu tư nước ngoài
- Quy định về thành lập công ty đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
- Quy định tạm thời liên quan đến những vấn đề về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoài
- Quy định về quản lý doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
bỏ khỏi “Quy định về mua lại doanh nghiệp trong nƣớc bởi doanh nghiệp nƣớc ngoài năm 2006” nhằm đảm bảo tính thống nhất với “Luật chống độc quyền” vào năm 2009. Mức độ minh bạch trong mua bán và sát nhập ở Trung Quốc cũng tăng lên bởi Thông tƣ của Chính phủ vào 2/2011, thiết lập điều khoản nháp về xem xét thẩm tra việc mua lại doanh nghiệp Trung Quốc bởi doanh nghiệp nƣớc ngoài.
“Danh mục hƣớng dẫn những ngành đầu tƣ nƣớc ngoài” năm 2007, Trung Quốc cấm những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khai thác những khoáng sản quan trọng mà không thể tái tạo đƣợc, cũng nhƣ thực hiện những dự án tiêu dùng nhiều năng lƣợng hay gây ô nhiễm môi trƣờng cao:
- Vonfram, thiếc, antimony, molybdenum và những loại chất hiếm khác sẽ nằm trọng hang mục cấm đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài
- Khai thác vàng, bạc và platinum sẽ nằm trong danh sách hạn chế
- Những doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ bị hạn chế hoặc cấm đầu tƣ vào những dự án thải lƣợng lớn chất gây ô nhiễm môi trƣờng hay tiêu thụ một lƣợng năng lƣợng lớn
Thay đổi lớn mang tính cách mạng và quan trọng nhất trong Danh mục này là việc thêm vào những ngành mới trong danh khuyến khích, phản ảnh hƣớng đi thu hút FDI „xanh‟. Những ngành đƣợc ƣu tiền này cần có: công nghệ thân thiện môi trƣờng (bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng và khuyến khích tái chế) trong ngành khai khoáng, công nghiệp may mặc, xây dựng, công nghiệp ô tô, nông nghiệp, phòng chống ô nhiễm, tái chế, bảo tồn nguồn nƣớc; khai thác năng lƣợng và tài nguyên thiên nhiên; sản xuất công nghệ cao; và an toàn. Danh mục đầu tƣ mới nhất đƣợc sửa đổi năm 2011 tiếp tục khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào những ngành nhƣ nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao, năng lƣợng mới và dịch vụ hiện đại, với số lƣợng ngành đƣợc khuyến khích tăng lên và số ngành hạn chế giảm đi so với Danh mục năm 2007.
3.1.3.2. Chính sách về cạnh tranh
Luật chống độc quyền ra đời 30/8/2007 và có hiệu lực vào 1/8/2008 là luật cạnh tranh đầy đủ đầu tiên của Trung Quốc, tạo ra bƣớc đi quan trọng trong thành lập khung
cơ bản giải quyết về độc quyền. Các hoạt động bị cấm theo Luật này là: thỏa thuận độc quyền; lạm dụng lợi thế thị trƣờng; tập trung các nhà hoạt động kinh doanh; và lạm dụng quyền quản lý để giảm hoặc hạn chế cạnh tranh. Trong đó, ngoại lệ cho thỏa thuận độc quyền là: cải thiện công nghệ hoặc là R&D của sản phẩm mới; cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ và nâng cao tính cạnh tranh; bảo vệ năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng hay hỗ trợ nhân đạo hay giảm thảm họa;….
3.1.3.3. Chính sách bảo vệ quyền tài sản
Luật sở hữu trí tuệ: ra đời 16/3/2007 và có hiệu lực vào 1/10/2007. Luật sở hữu
trí tuệ này lần đầu tiên thành lập quyền tài sản tƣ nhân, tƣơng đƣơng với quyền tài sản của nhà nƣớc và tập thể. Đây là bƣớc tiên trong xây dựng những chính sách vững chắc bảo vệ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bởi vì, khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiến hành hoạt động R&D tại Trung Quốc hay chuyển giao công nghệ, vấn đề bảo mật thông tin, sáng chế và bí quyết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc hiện nay đã có những cái thiện, tuân theo những yêu cầu của thỏa thuận TRIP của WTO. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức là việc thiếu thực thi hiệu quả các quy định hiện hành; thiếu định nghĩa chi tiết các khái niệm sở hữu trí tuệ; hệ thống xử phạt đầy đủ và độc lập; và chính quyền địa phƣơng vẫn còn coi trọng bảo vệ doanh nghiệp trong nƣớc.
3.1.3.4. Chính sách thuế:
Thuế thông thƣờng: Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%; thuế VAT: 17%; thuế doanh nghiệp: các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào ngành, thấp nhất từ 3% đến cao nhất 20%; thuế xuất nhập khẩu trung bình là 9,8%
Ưu đãi thuế: Từ 1/2008, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp mới. Đối với những doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có công nghệ mới và cao, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và ngƣ nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, sản xuất an toàn, v.v.., thuế ƣu đãi đƣợc áp dụng, trong đó: Doanh nghiệp công nghệ cao đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi 15%, Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc
ngoài đầu tƣ vào vùng phí Tây và vào các ngành công nghiệp đƣợc khuyến khích sẽ đƣợc hƣởng thuế ƣu đãi 15%, Doanh nghiệp thu mua thiết bị và đầu tƣ vào bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn năng lƣợng và nƣớc và sản xuất an toàn có thể đƣợc miễn thuế thu nhập, Doanh nghiệp công nghệ cao trong 5 đặc khu kinh tế và vùng kinh tế mới Phố Đông – Thƣợng Hải sẽ đƣợc hƣởng giảm thuế 3 năm và miễn thuế 2 năm tiếp theo.
Sản phẩm và dịch vụ sử dụng hợp lý tài nguyên (nhƣ sử dụng lại nguyên vật liệu thải ra) đƣợc quyền hƣởng miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc là những chính sách ƣu đãi nào đó. Thu nhập từ công ty dịch vụ tiết kiệm năng lƣợng đƣợc kiểm định thì đƣợc miễn thuế doanh nghiệp
3.1.3.5. Hiệp định quốc tế
Đến cuối tháng 10/2013, Trung Quốc đã ký hiệp định đầu tƣ song phƣơng với 132 nƣớc và vùng lãnh thổ
Đến cuối tháng 6/2013, Trung Quốc đã ký thỏa thuận song phƣơng về tránh đánh thuế 2 lần với 99 quốc gia và vùng lãnh thổ