CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 40 - 42)

Kinh tế MT

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI „xanh” ở một số quốc gia trên thế giới. Đây là những quốc gia có 1 số điểm chung nhất định với Việt Nam, ví dụ nhƣ có chung xu hƣớng phát triển bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thu hút FDI „xanh‟ định hƣớng phát triển bền vững.

Tác giả dựa trên nhận định gần đây của các chuyên gia nghiên cứu về FDI cho rằng: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nên cần phải có những nỗ lực mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Mặc dù nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng khá nhanh so với các nước trong khu vực, đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng đi kèm với việc tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI, là dấu hiệu báo động về môi trường.

Tác giả cũng đồng tình với nhận định trên. Do đó tác giả sẽ lựa chọn một số quốc gia điển hình có nhiều chính sách thu hút FDI „xanh‟ để nghiên cứu và khẳng định rằng: Trong quá tình thu hút FDI, nếu Việt Nam không rút ra bài học kinh nghiệm để thu hút nguồn vốn FDI „xanh‟, không quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn chất lượng dự án đầu tư, không bao lâu nữa tầng ô zôn sẽ bị phá hủy, làm gia tăng nhanh chóng nhiệt độ trái đất. Đặc biệt, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra cho Việt Nam sẽ tăng cao hơn.

Cụ thể, bài nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng.

Trong bài nghiên cứu, tác giả hệ thống lại các lý thuyết về kinh tế „xanh‟, phát triển bền vững và FDI „xanh‟, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các khái niệm này. Từ những lý thuyết đã có, tác giả phát triển và bổ sung thêm thành một hệ thống hoàn chỉnh lý thuyết về việc tại sao lại cần thu hút FDI gắn với phát triển bền vững, nếu FDI không „xanh‟ thì có ảnh hƣởng nghiêm trọng nhƣ thế nào đối với nền kinh tế, cũng nhƣ vấn đề trách nhiệm của các dự án FDI đối với nƣớc nhận đầu tƣ

Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phƣơng pháp xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.

Bài nghiên cứu đƣa ra thực trạng thu hút FDI gắn với phát triển bền vững ở một số quốc gia châu Á nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan những năm gần đây, xem xét các chính sách ở mỗi quốc gia trong việc gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài , đánh giá hiệu quả của các chính sách đó. Song song với đó, tác giả cũng chỉ ra những chính sách đã có tại Việt Nam trong việc thu hút vồn đầu tƣ nƣớc ngoài và xem xét tính hiệu quả, khả thi của chúng. Từ những tổng hợp trên, tác giả đúc kết kinh nghiệm thu hút FDI „xanh‟ của các quốc gia, vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam để đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)