Quan hệ giữa FDI „xanh‟ và phát triển kinh tế bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 35 - 37)

Kinh tế MT

1.2.3. Quan hệ giữa FDI „xanh‟ và phát triển kinh tế bền vững

Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế mất cân bằng , chỉ có một số khu vực trung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn , nguồn vốn tích lũy trong nƣớc thấp, trình độ lao động thấp kém nhƣ tại các nƣớc đang phát triển thì việc thu hút đƣợc dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một tác động mạnh thức tỉnh nền kinh tế quốc gia. Nó bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trƣởng , tạo việc làm cho nhiều lao động đang thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện hóa đất nƣớc. Nhƣng việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt , không có kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn gây ra thiệt hại lớn nhƣ: đầu tƣ không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số khu vực đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng,….và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này. Do đó, thu hút đƣợc dòng vốn FDI „xanh‟

thực sự là cần thiết đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Bởi lẽ bên cạnh bản chất chứa đựng những tác động tích cực mà dòng vốn FDI mang lại cho nền kinh tế nhƣ : bổ sung nguồn vốn trong nƣớc, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho đa số ngƣời dân cũng nhƣ sự đổi mới trong tƣ duy khi tiếp cận với dòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại , đội ngũ lao động làm việc với các công ty nƣớc ngoài đƣợc tiếp xúc với công nghệ tiến tiến đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động về cơ chế thị trƣờng, đƣa các nhà đầu tƣ trong nƣớc tiếp cận với thị trƣờng thế giới, tạo sự liên kết và sức lan tỏa giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành phụ trợ, tăng tính cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp trong nƣớc tạo động lực cho các doanh nghiệp này phát triển ngang tầm thế giới hay tạo ra các khoản thu lớn từ thuế cho ngân sách chính phủ phục vụ các dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí thì dòng vốn FDI „xanh‟ còn bổ sung, khắc phục đƣợc các tác động tiêu cực do dòng vốn FDI gây ra cho nền kinh tế.

Khi thu hút đúng dòng vốn FDI „xanh‟ thì những vấn đề nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hƣởng từ các doanh nghiệp FDI sẽ không còn là nỗi lo đối với các nƣớc đang phát triển nữa. Bởi các doanh nghiệp đƣợc xây dựng từ dòng vốn FDI „xanh‟ sẽ luôn đảm bảo đƣợc hệ thống xử lý chất thải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chuẩn môi trƣờng sạch của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, hoạt động kinh doanh công khai minh bạch và luôn tuân thủ đúng pháp luật , những công nghệ chuyển giao cho nƣớc chủ nhà thƣờng là những công nghệ tiên tiến thân thiện môi trƣơng,… Điều này sẽ giúp cho nƣớc chủ nhà dễ dàng trong việc kiểm soát đƣợc các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài không minh bạch, lợi dụng hình thức này để rửa tiền xuyên quốc gia gây ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế trong nƣớc, giảm các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và ngƣời dân cũng nhƣ sẽ hạn chế đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trầm

trọng đang diễn ra khá phổ biến ở các nƣớc đang phát triển…do vậy mà đảm bảo đƣợc tính ổn định về cả mặt kinh tế và xã hội. Từ đó tạo lập một nền kinh tế tăng trƣởng bền vững, nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời trong dài hạn. Bởi các tác động thực sự tích cực đối với nền kinh tế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều quốc gia nhất là các nƣớc đang phát triển đã có những thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận nguồn vốn FDI .Trong giai đoạn mới này sẽ không còn tình trạng thu hút FDI bằng mọi giá khi mà nguồn vốn đầu tƣ đang đƣợc đa dạng hóa và trong khi những đòi hỏi về phát triển kinh tế bền vững và thân thiện với môi trƣờng đang đƣợc đặt ra khắt khe hơn bao giờ hết thì nguồn vốn FDI „xanh‟ mới thực sự là mục tiêu hƣớng đến của nhiều quốc gia kể cả quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)