CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI „XANH‟ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 42 - 45)

Kinh tế MT

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI „XANH‟ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

TRÊN THẾ GIỚI

Trong bài nghiên cứu, tác giả lựa chọn ba quốc gia để phân tích, gồm Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Các quốc gia này có một số điểm tƣơng đồng với Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:

Lợi thế so sánh về vị trí địa lý và nguồn nhân công

Nằm trong khu vực tăng trƣởng năng động nhất của thế giới, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý để phát triển kinh tế hƣớng ngoại. Việt Nam là đầu mối giao lƣu kinh tế của khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác trên thế giới. Đƣờng bờ biển kéo dài suốt từ bắc xuống nam và nhiều cảng biển quan trọng là những ƣu thế của Việt Nam trong giao thƣơng quốc tế. Với trên 18.000 km bờ biển, Trung Quốc có nhiều cảng biển và tuyến đƣờng trực tiếp đi các nƣớc trên thế giới. Malaysia cũng có những cảng biển quan trọng trong giao thƣơng quốc tế. Không kém cạnh, Thái Lan sở hữu đƣờng bờ biển dài, tiếp giáp 2 đại dƣơng lớn là Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng . Chính điều này là thuận lợi cho các quốc gia thu hút FDI từ các nƣớc trong khu vực ASEAN và Đông Á, nhƣng cũng đòi hỏi cần có nỗ lực hơn trong thu hút FDI từ những nƣớc phát triển ở EU và Mỹ trong những ngành công nghệ cao và thân thiện môi trƣờng.

Bên cạnh lợi thế so sánh về vị trí địa lý, các quốc gia này đều có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Hằng năm, các nƣớc có hàng triệu ngƣời gia nhập lực lƣợng lao động.

Trình độ phát triển kinh tế

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) khi xếp loại các nền kinh tế trong khu vực đã xếp Trung Quốc và Việt Nam vào cùng nhóm các nền kinh tế phát triển nhanh

cùng với Thái Lan và Malaysia. Có thể thấy rằng, các nƣớc đang trong quá trình phát triển hƣớng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển kinh tế nhanh, công nghiệp hóa và đô thị hóa tạo áp lực lớn và nghiêm trọng lên môi trƣờng, nhƣ mức độ ô nhiễm không khí tăng và nguồn nƣớc bị ô nhiễm.Vì sẽ cần nhu cầu lớn và ngày càng tăng về sử dụng tài nguyên và tiêu thụ năng lƣợng cho phát triển kinh tế. Do đó, việc thu hút FDI xanh, đặc biệt về năng lƣợng mới, tái chế và công nghệ sạch, đảm bảo phát triển kinh tế đồng thời giảm ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, đối với cả Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc đều là rất cần thiết.

Trung Quốc và Việt Nam có khởi đầu về xây dựng và phát triển kinh tế có nhiều điểm tƣơng đồng. Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vào năm 1949, trong khi quá trình này ở Việt Nam cũng bắt đầu năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nƣớc thống nhất. Cả Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu phát triển kinh tế từ những nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Về các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ban đầu, Trung Quốc và Việt Nam ở mức độ phát triển tƣơng đƣơng nhau trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nguồn nhân lực cơ bản, kinh tế và cơ sở hạ tầng. Hai nƣớc có tỷ lệ ngƣời biết đọc biết viết và có chế độ dinh dƣỡng nhƣ nhau. Nếu tuổi thọ ở Trung Quốc cao hơn thì Việt Nam lại vƣợt về tỷ lệ ngƣời trƣởng thành biết chữ và tỷ lệ ngƣời ở tuổi trung niên. Đặc biệt, từ thời kỳ cải cách kinh tế của Trung Quốc (1978) và Việt Nam (1986), hai nƣớc đã tích cực tận dụng toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và thúc đẩy xuất khẩu. Cả hai đều ban hành các đạo luật thu hút FDI ngay sau khi phát động cải cách (năm 1979 ở Trung Quốc và 1987 ở Việt Nam).

Mô hình nền kinh tế hiện tại của hai nƣớc cũng tƣơng tự nhau. Mặc dù nền kinh tế thị trƣờng mà hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam chủ trƣơng xây dựng có khác nhau đôi chút về tên gọi: Trung Quốc là kinh tế thị trƣờng mang màu sắc Trung Quốc, còn Việt Nam là định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, nhƣng xét về bản chất, mục tiêu

và phƣơng thức thực hiện thì không có sự khác biệt lớn giữ hai nền kinh tế thị trƣờng của hai nƣớc. Cả hai nƣớc đều thực hiện cải cách từng bƣớc, với sự chuyển biến trên nền kinh tế kế hoạch, chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, nguồn vốn FDI đều có vai đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế sâu và rộng.

Chiến lược phát triển

Cả bốn nƣớc trong phát triển kinh tế đều lấy việc giải quyết những vấn đề có ý nghĩa quyết định sau làm trụ cột: (i) phát triển kinh tế nhiều thành phần, cởi trói cho sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, tạo lập à phát triển đồng bộ các yếu tố thị trƣờng và các loại thị trƣờng; (ii) cải cách DNNN và khuyến khích phát triển khu vực tƣ nhân; (iii) thực hiện mở cửa, kiên quyết hội nhập, coi ngoại thƣơng và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là những mũi nhọn đột phá; (iv) chú trọng giải quyết lĩnh vực nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo; và (v) đổi mới vai trò, chức năng và phƣơng thức quản lý của nhà nƣớc, cải cách thủ tục hành chính.

Bốn quốc gia này trong những năm gần đây đều bắt đầu đƣa vấn đề về biến đổi khí hậu trong việc triển khai kế hoạch. Điều này thể hiện ý chí mong muốn của các quốc gia trong đóng vai trò trong chống lại biến đổi khí hậu khi đều đƣa ra những mục tiêu xoay quay giảm thiểu thải GHG, hầu hết là từ sản xuất và tiêu thụ năng lƣợng.

Đối với phát triển xanh, các nƣớc đều cùng có mục tiêu về giảm thải, tăng đầu tƣ năng lƣợng tái tạo và hiệu quả năng lƣợng tái tạo

Thể chế chính trị

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, thể chế chính trị là nền tảng cơ bản cho tất cả các hoạt động kinh tế của đất nƣớc đo. Nó là nhân tố quyết định đến đƣờng lối xây dựng đất nƣớc, là lý luận soi đƣờng cho các chính sách chiến lƣợc phát triển kinh tế

xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là hai trong số ít các quốc gia trên thế giới không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng mà chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản. Hai nƣớc đều đặt mục tiêu hƣớng tới xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, lấy khu vực kinh tế nhà nƣớc làm trung tâm đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy sự phát triển và phát huy thế mạnh của các khu vực kinh tế khác, nhằm tọa nên một sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cũng chính vì điều này mà ở cả Trung Quốc và Việt Nam, những ngành nhƣ sản xuất và cung cấp điện hay ngành về môi trƣờng thƣờng – những ngành có tiềm năng thu hút FDI xanh - là thành phần kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)