Kinh tế MT
1.2.4. Sự cần thiết thu hút FDI „xanh‟ gắn với mục tiêu phát triển bền vững
1.2.4.1. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trƣờng - nguyên tắc của phát triển bền vững
Để phát triển bền vững phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, đầu tƣ phát triển kinh tế phải đi đôi với đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng. Nếu phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trƣờng thì những thảm họa do ảnh hƣởng môi trƣờng về lâu dài sẽ lớn hơn những hiệu quả kinh tế thu đƣợc trong hiện tại rất nhiều.
Môi trƣờng chính là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời; là nơi chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình; là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên. Trong mọi hoạt động của con ngƣời từ quá trình khai thác tài nguyên cho đến sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm, đến quá trình lƣu thông và tiêu dùng đều có chất thải. Các loại chất thải này tồn tại dƣới nhiều dạng và chủ yếu dƣới ba dạng rắn, lỏng, khí…Thực tế cho thấy chƣa có công nghệ chế biến nào đạt hiệu quả sử dụng nguyên liệu 100%, vì vậy từ quá trình sản xuất, chế biến đến lƣu thông và tiêu dùng thì chất thải là không tránh khỏi. Môi trƣờng chính là nơi tiêu thụ những sản phẩm chất
thải do con ngƣời tạo ra. Tại đây các chất dƣới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trƣờng khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.
Môi trƣờng là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Đối với mỗi cá nhân, cũng nhƣ đối với cộng đồng con ngƣời và cả xã hội loài ngƣời, môi trƣờng sinh thái giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày nay, khi các quốc gia, các khu vực đang cuốn vào vòng xoáy phát triển kinh tế một cách quyết liệt, gay gắt hơn bao giờ hết thì khuynh hƣớng “ phát triển với bất cứ giá nào” vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển. Nếu chỉ phát triển kinh tế mà coi nhẹ môi trƣờng thì một hậu quả không thể tránh khỏi là môi trƣờng bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên thiên nhiên dần dần bị cạn kiệt, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói cùng cực, bệnh tật cho con ngƣời. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng hiện nay chủ yếu đều xuất phát từ hoạt động kinh tế, do vậy doanh nghiệp không chỉ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng mà còn cần nhận thức đƣợc đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của mỗi nhà đầu tƣ, doanh nghiệp.
1.2.4.2. Trách niệm của FDI đối với bảo vệ môi trƣờng
Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp FDI gây ảnh hƣởng nghiêm trọng nhiều nhất đến môi trƣờng. Do đó, đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng chính là trách nhiệm của các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Thực tiễn trên thế giới cho thấy nếu các doanh nghiệp FDI không nhận thức đƣợc hết trách nhiệm của mình để tham gia tích cực vào đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng thì những tổn thất mà xã hội phải gánh chịu sẽ lớn hơn gấp nhiều lần những lợi ích kinh tế do các doanh nghiệp này tạo ra. Chẳng hạn, ở Châu Âu, trong vòng 30 năm từ năm 1972 đến năm 2000 nƣớc Đức và Châu Âu đã phải chi nhiều chục tỷ USD để làm sạch và phục hồi trang thái ban đầu của sông Rhein. Còn ở Trung Quốc, sau 20 năm tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng, nhƣng nay đang phải đối mặt với các vấn đề môi trƣờng, đến mức năm 2006
Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới 175 tỷ USD, tƣơng đƣơng khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam chƣa có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp vẫn mải chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, không bỏ vốn đầu tƣ thích đáng hoặc đầu tƣ với một tỷ lệ rất ít cho công tác bảo vệ môi trƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều nơi, thậm chí phần lớn các doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.