Nguồn: China Statistics Press (2014) a Cung cấp năng lượng tái tạo
3.1.4. Đặc điểm của khung chính sách thu hút FDI „xanh‟ của Trung Quốc
Thứ nhất,khung chính sách phù hợp và đảm bảo định hướng phát triển xanh ở hai mảng: thu hút FDI vào cung cấp sản phẩm dịch vụ xanh và FDI có công nghệ sạch.
Trƣớc khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2005 – 2010), các chính sách của Trung Quốc thƣờng chú trọng về số lƣợng hơn chất lƣợng các dự án FDI. Tuy nhiên, sau đó đã có sự thay đổi, Kế hoạch trên và Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2016) đều đặt sự quan tâm lớn đến phát triển bền vững. Do đó, Luật và quy định và các chính sách đƣợc đƣa ra và điều chỉnh đều hƣớng tới đạt mục tiêu đề ra về phát triển xanh của Kế hoạch 5 năm thông qua thu hút FDI „xanh‟. Danh mục các ngành công nghiệp cho đầu tƣ năm 2007 và 2011 đƣợc điều chỉnh tăng số lƣợng các ngành khuyến khích, trong đó có các ngành về công nghệ cao và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đồng thời các ngành khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trƣờng cũng bị cấm. Hệ thống luật về môi trƣờng đƣợc sửa đổi và hoàn thiện, với việc có thêm luật về phát triển năng lƣợng
tái tạo (Luật năng lƣợng tái tạo năm 2005, sửa đổi năm 2009), sửa đổi Luật bảo tồn năng lƣợng (1997) vào năm 2007 làm rõ thêm quy định về hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng trong hoạt động công nghiệp, vận tải và xây dựng. Các luật về môi trƣờng khác nhƣ Luật bảo vệ môi trƣờng sửa đổi 2014, luật về sở hữu trí tuệ và về Luật đất đai đều hƣớng tới tạo cơ hội cho các nhà đầu tƣ vào sản phẩm và dịch vụ xanh nhƣ sản xuất năng lƣợng tái tạo, ô tô chạy bằng năng lƣợng mới và tăng sử dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng trong sản xuất. Cùng với đó là nhiều trợ cấp khuyến khích đi kèm về tài chính, các tiêu chuẩn năng lƣợng…
Thứ hai, Luật và quy định ngày càng được hoàn thiện cụ thể hơn và các chính sách khuyến khích được tăng cường. Cũng từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2005 -2010), nhiều Luật đƣợc sửa đổi và bổ sung sao cho hƣớng tới chất lƣợng chứ không phải số lƣợng dự án FDI. Từ năm 1979, khi Luật Bảo vệ môi trường lần đầu tiên đƣợc đƣa ra, thử nghiệm đến năm 1989, Trung Quốc đã ban 9 luật liên quan bảo vệ môi trƣờng (nƣớc, không khí,…), 15 luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, 50 quy định thi hành bởi Chính phủ về môi trƣờng và hơn 600 quy định bởi nhiều bộ ban ngành dƣới chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Sau đó đƣợc tiếp tục bổ sung bởi hơn 800 tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia và địa phƣơng bao gồm tiêu chuẩn chất lƣợng môi tƣờng, tiêu chuẩn xả chất thải và tiêu chuẩn về mẫu môi trƣờng. Các luật và quy định về môi trƣờng đƣợc ban hành và sửa đổi nhiều tập trung từ những năm 2002. Thêm vào đó, hàng loạt các chƣơng trình, các chính sách khuyến khích mới đƣợc ra và thí điểm trên nhiều tỉnh thành phố. Các khuyến khích FDI „xanh‟ cũng đƣợc tăng cƣờng trong giai đoạn này, nhƣ là tiêu chuẩn đầu tƣ năng lƣợng tái tạo, Quy định tín dụng xanh năm 2012, Gói khuyến khích xanh năm 2009, giá ƣu đãi (feed in tariff) áp ụng cho năng lƣợng sinh học năm 2006.
Thứ ba, về ngành, khung chính sách hướng FDI „xanh‟ chủ yếu ở ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất năng lượng tái tạo, và xây dựng . Có thể thấy trong mục tiêu đạt đƣợc của giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2016) và những điều chỉnh chính
sách thu hút FDI „xanh‟ của Trung Quốc, đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo và hiệu quả năng lƣợng luôn đƣợc ƣu tiên. Rất nhiều các chƣơng trình, kế hoạch về năng lƣợng tái tạo và công nghệ đƣợc ban hành cùng với sự hỗ trợ từ các chính sáchnhƣ “Kế hoạch phát triển trung và dài hạn cho năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc” ban hành năm 2007 và “Kế hoạch phát triển khoa học công nghệ trung và dài hạn” ban hành năm 2006. Các điều chỉnh chính sách và khuyến khích chủ yếu là dành cho nhà đầu tƣ vào sản xuất năng lƣợng tái tạo và khuyến khích chuyển giao công nghệ - những công nghệ thân thiện môi trƣờng và hiệu quả năng lƣợng cao.
Những mục tiêu về năng lƣợng sạch đƣợc hỗ trợ bởi đầu tƣ công và những khuyến khích mục tiêu cho R&D, sản xuất, tạo thị trƣờng và cơ sở vật chất cho năng lƣợng sạch. Ngành công nghiệp sản xuất năng lƣợng sạch của Trung Quốc có đƣợc nhiều lợi ích từ những khuyến khích của chính phủ để tăng cầu nội địa. Việc sử dụng hiệu quả tua bin gió đƣợc tăng cƣờng bởi nhiều feed-in-tariff cho điện tạo ra từ gió, thị phần thị trƣờng bắt buộc cho năng lƣợng tái tạo và giảm thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh Luật về khoa học công nghệ, rất nhiều luật về kinh tế tạo ảnh hƣởng đến môi trƣờng sáng chế, nhƣ là luật về cạnh tranh thị trƣờng (thi hành luật cạnh tranh không công bằng 1993; Luật giá 1998; luật chống độc quyền 2007), về bảo vệ sở hữu trí tuệ (Luật thƣơng hiệu 1982, luật sáng chế 1984, luật quyền tác giả 1990), về giáo dục, về khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và quy định về đầu tƣ mạo hiểm.
Thứ tư, về đối tác, khung chính sách hướng tới tăng cường thu hút dự án FDI chất lượng cao từ các nước phát triển. Trong giai đoạn đầu thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Trung Quốc chú trọng thu hút nguồn vốn của Hoa Kiều từ Đài Loan, Hồng Kong Ma Cao đầu tƣ vào các đặc khu kinh tế. Mặc dù nguồn vốn này tƣơng đối quan trọng ở Trung Quốc nhƣng đây lại là các nền kinh tế đang phát triển, không có công nghệ cao mà chỉ có công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động, tiêu tốn nhiều tài nguyên, tác động tiêu cực đến môi trƣờng của Trung Quốc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vốn và công nghệ từ Mỹ và Tây Ây, Trung Quốc đã chuyển hƣớng chính
sách trong lựa chọn đối tác đầu tƣ. Các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh ngày càng gia tăng vốn đầu tƣ và chiếm vị trí ngày cang cao tại Trung Quốc, đặc biệt là trong các dự án FDI chất lƣợng cao. Nhƣ là các dự án phát triển sạch (CDM) là các dự án hợp tác giữa Trung Quốc với Canada, Úc hay EU. Các thỏa thuận quốc tế giữa Trung Quốc với Mỹ và EU cũng đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy các đầu tƣ từ các nƣớc này vào Trung Quốc, cùng với chuyển giao công nghệ sạch.
Thứ năm, về vùng, hướng tới phát triển cân đối các vùng, miền. Chính phủ nƣớc này đã ban hành các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nƣớc nhƣ với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giai đoạn, ban hành những quy định hƣớng dẫn đầu tƣ đối với thƣơng nhân nƣớc ngoài và danh mục hƣớng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.Trọng điểm chiến lƣợc phát triển kinh tế từng bƣớc chuyển về phía tây. Ngoài ra, chính phủ đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây. Đồng thời tích cực hƣớng dẫn thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào địa phƣơng này bằng các biện pháp nhƣ: Ban hành “Dạnh mục ngành sản xuất ƣu thế của miền Trung và Miền tây kêu gọi thƣơng nhân nƣớc ngoài đầu tƣ”. Trung Quốc ƣu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lƣợng sạch, nguyên vật liệu, để bảo vệ đầu tƣ nƣớc ngoài vào các tình miền tây và miền Trung. Đồng thời tăng cƣờng sự hỗ trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên.
Còn khi tiến hành thu hút FDI thử nghiệm, thì các đặc khu kinh tế sẽ đƣợc thử nghiệm đầu tiên, sau đó mở rộng ra các thành phố ven biển, tạo nên cánh cung khổng lồ các đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển. Khi thử nghiệm thành công ở các vùng kinh tế phát triển phía Đông mới có thể áp dụng ở những vùng khác phía Tây và Trung tâm. Ví dụ nhƣ khi xây dựng thị trƣờng carbon, các tỉnh phía Đông đƣợc chọn làm vùng thí điểm Hệ thống giao dịch phát thải (Emission trading system): Bắc Kinh, Thiên Tân, Thƣợng Hải, Thâm Quyến, Hồ Bắc, Trùng Khánh và Quảng Đông. Hoặc là khi việc thí điểm tiêu chuẩn thải của ô tô China III thí điểm tại Bắc Kinh,
Thƣợng Hải, Quảng Châu.