Đánh giá chung về khung chính sách thu hút FDI „xanh‟ của Trung Quốc thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 62 - 65)

Nguồn: China Statistics Press (2014) a Cung cấp năng lượng tái tạo

3.1.5. Đánh giá chung về khung chính sách thu hút FDI „xanh‟ của Trung Quốc thời gian qua

thời gian qua

3.1.5.1. Kết quả đạt đƣợc

Thứ nhất, các chính sách thu thút FDI „xanh‟ góp phần giúp Trung Quốc đạt được những mục tiêu theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2005-2010). Trung Quốc tận dụng thu hút chuyển giao những công nghệ tiên tiến, vừa đóng góp vào tăng hiệu quả năng lƣợng, phát triển ngành năng lƣợng tái tạo vừa phát triển doanh nghiệp trong nƣớc.Trong suốt giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11, thị trƣờng năng lƣợng tái tạo đã đƣợc thành lập, việc đáng giá nguồn năng lƣợng tái tạo đƣợc thực hiện hoàn chỉnh và nhiều dự án về năng lƣợng tái tạo đƣợc thực hiện. Trung Quốc đã đạt đƣợc và thậm chí là vƣợt cả mục tiêu về năng lƣợng tái tạo trong suốt giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11, với mức tăng trƣởng hằng năm trung bình ở công suất lắp đặt năng lƣợng gió và mặt trời đạt lần lƣợt là 89,7% và 62,8%. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 12, chỉ tính riêng năm 2012, đầu tƣ vào năng lƣợng tái tạo (cả FDI lẫn trong nƣớc) đạt 68 tỷ mức kỷ lục USD. Chuyển giao công nghệ năng lƣợng tái tạo thành công từ các nƣớc phát triển đã giúp cho các doanh nghiệp trong nƣớc trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến nhất, nghiên cứu và xuất khẩu trở lại các công nghệ năng lƣợng sạch ra nƣớc ngoài.

Thứ hai, các chính sách thu hút FDI „xanh‟ giúp Trung Quốc ngày càng thu hút các dự án FDI từ các nước phát triển. Trung Quốc tận dụng hợp tác quốc tế về hỗ trợ phát triển xanh: để phát triển khuyến khích năng lƣợng tái tạo, Trung Quốc đã có những hợp tác về công nghệ và đầu tƣ với nhiều nƣớc nhƣ EU và Mỹ. Kết quả là thu đƣợc sự hình thành khu công nghiệp carbon thấp giữa EU và Trung Quốc hay là một lƣợng lớn công nghệ đƣợc chuyển giao từ các TNC của Mỹ.Hiện nay Trung Quốc đang trở thành địa bàn thu hút các công ty tập trung nhiều công nghệ. Các hãng nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao, cung cấp năng lƣợng tái tạo, sản xuất ô tô sử dụng

năng lƣợng mới nhƣ Microsoft, Simens, Honda,… Các công ty này đang đầu tƣ hoạt động R&D tại Trung Quốc. Hiện nay, tổng số trung tâm R&D lên tới 400 và do các công ty nƣớc ngoài tham gia thành lập.

Thứ ba, chính sách thu hút FDI „xanh‟ giúp Trung Quốc không bị phụ thuộc quá mức vào công nghệ nước ngoài. Thu hút FDI, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nƣớc, tránh bị phụ thuộc vào công nghệ nƣớc ngoài. Một trong những nhƣợc điểm của thu hút FDI „xanh‟ là các doanh nghiệp trong nƣớc có thể dễ dàng bị phụ thuộc vào công nghệ của nƣớc ngoài. Các chính sách của Trung Quốc không những đã giúp các doanh nghiệp tránh đƣợc điều này, và phát triển các công ty nội địa. Ví dụ nhƣ chính sách khuyến khích doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng chuyển giao công nghệ hoặc là chính sách về thu mua sản phẩm đầu ra của chính phủ chỉ khi các công nghệ doanh nghiệp sử dụng là công nghệ đƣợc đăng ký trong nƣớc. Dẫn đến việc chuyển giao và chia sẻ công nghệ của các TNC cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm thâm nhập dễ dàng hơn và có thể hƣởng đảm bảo thu mua đầu ra của chính phủ. Kết quả là chỉ trong vài năm, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về sản xuất tua bin gió và pin năng lƣợng mặt trời nhờ tieps thu công nghệ thông qua mua thiết bị theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Chỉ sau nhà sản xuất tua bin gió Đan Mạch Vesta, bốn nhà sản xuất của Trung Quốc nằm trong tốp 10 nhà sản xuất hàng đầu năm 2011 (gồm Sinovel và Goldwind, xếp vị trí lần lƣợt là thứ 2 và thứ 3, với thị phần đều là khoảng 9%).

3.1.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, các chính sách thu hút FDI „xanh‟ còn tồn tại nhiều hạn chế:

Thứ nhất, nhiều chính sách đưa ra còn chồng chéo. Quá trình điều chỉnh chính sách Trung Quốc cũng tồn tại một số hạn chế nhƣ ban hành quá nhiều luật lệ, quy định, nghị định liên quan đế đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính từ khi bắt đầu tiến hành cải cách cho đến nay, Trung Quốc đã ban hành khoảng trên 200 luật, nghị định, quy định liên quan đến FDI. Riêng đối với Luật về môi trƣờng, Chính phủ Trung Quốc ban hành 9 luật về

bảo vệ môi trƣờng, 15 luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, 50 quy định thi hành bởi Chính phủ về môi trƣờng và hơn 600 quy định bởi nhiều bộ ban ngành dƣới chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Sau đó đƣợc tiếp tục bổ sung bởi hơn 800 tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia và địa phƣơng bao gồm tiêu chuẩn chất lƣợng môi tƣờng, tiêu chuẩn xả chất thải và tiêu chuẩn về mẫu môi trƣờng. (OECD, 2007). Vì vậy, việc chồng chéo trong thực thi chính sách thu hút FDI là tất yếu. Sự chồng chéo tỏng các thủ tục phê chuẩn và các quy định đã tạo nên sự không minh bạch, gây phiền hà cho các nhà đầu tƣ trong việc tiến hành xin cấp giấy phép đầu tƣ ở cấp nhà nƣớc, chính quyền tỉnh và địa phƣơng hay xác định các ngành nghề ƣu tiên.

Thứ hai, việc điều hành và thực thi luật còn chưa tốt, đặc biệt là ở cấp địa phương.Nhƣ là Luật Bảo vệ môi trƣờng. Mặc dù Luật bảo vệ môi trƣờng đƣợc sửa đổi, mới nhất là vào năm 2014 với những quy định nghiêm khắc hơn, nhƣ việc bắt buộc các doanh nghiệp giảm việc gây ô nhiễm môi trƣờng bằng việc sử dụng công nghệ sạch… Nhƣng điều lo ngại là việc thực thi các Luật này vẫn còn chƣa nghiêm khắc và quyết liệt, các chế tài xử phạt còn chƣa rõ ràng. Do đó, dù có những khuyến khích về bảo vệ môi trƣờng, việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhƣ than đá và thải CO2 vẫn còn rất cao. Trong suốt giai đoạn 2000-2011, mặc dù có những nỗ lực giảm cƣờng độ năng lƣợng và tăng mức độ sử dụng năng lƣợng tái tạo, tiêu dùng than đá ở Trung Quốc vẫn gấp đôi từ 1,5 tỷ tấn lên 3,8 tỷ tấn. Thêm vào đó, Trung Quốc phải nhập khẩu nhiều hơn một nửa số lƣợng dầu của nƣớc này. Tổng lƣợng khí thải carbon của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng, thậm chí năm 2010 vƣợt qua Mỹ trở thành nƣớc thải nhiều CO2 nhất với mức 7.2 tấn (24% thế giới).

Thứ ba, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, bao gồm giữa chính phủ và tư nhân, cũng như giữa các cấp khác nhau chưa hiệu quả. Điều này là do sự khác biệt lớn giữa sự phát triển của các vùng ở Trung Quốc. Trong quá trình cải cách thủ tục hành chính,Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tƣ cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ về thời gian, chi phí trong việc làm

các thủ tục xin đầu tƣ. Mặt trái của sự phân cấp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích địa phƣơng và lợi ích quốc gia, tạo nên nạn quan liêu trì trệ, hối lộ tham những trong hàng ngũ cán bộ làm công tác đầu tƣ. Điều này làmgiảm vai trò hiệu lực và hiệu quả của Nhà nƣớc trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ đối với chuyển giao công nghệ vẫn còn là vấn đề lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ kém hiệu quả là vấn đề lớn nhất và rủi ro nhất đối với một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc có rất nhiều các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ phải chuyển giao công nghệ nhƣ thâm nhập thị trƣờng, ƣu đãi thuế và thu mua chin phủ. Luật công nghiệp tự động hóa (1994) thì đƣa ra luật yêu cầu tất cả các công ty ô tô nƣớc ngoài phải thiết lập liên doanh sở hữu tối thiểu với doanh nghiệp Trung Quốc để có thể thâm nhập thi trƣờng Trung Quốc. Thêm vào đó, chính sách của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia năm 2004 về phát triển ngành công nghiệp tự động đã tăng thuế nhập khẩu và yêu cầu điều khoản mức độ nội địa hóa cao. Tuy nhiên, việc thực thi Luật tài sản trí tuệ lại rất kém và gây nhiều quan ngại cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trung Quốc sử dụng ít biện pháp đối với tội phạm về sở hữu trí tuệ. Nhiều vụ kiện lớn đƣợc xử mà phần thắng là về các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ tranh chấp giả mạo mẫu xe Cherry QQ của Cherry (Trung Quốc) đối với mẫu xe Chevrolet Spark của General Motors (Mỹ) – tới mức mà cửa của hai loại ô tô có thể đổi cho nhau đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI xanh theo định hướng phát triển bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)