Những hạn chế trong quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 85 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh

3.4.2. Những hạn chế trong quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan

quan tỉnh Lạng Sơn.

3.4.2.1. Những hạn chế trong quản lý thu thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Thứ nhất, quản lý đối tƣợng nộp thuế chƣa đƣợc thực hiện tốt

Hiện nay trong toàn Ngành Hải quan nói chung, cũng nhƣ Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn nói riêng chƣa có phần mềm thống kê tập trung, tích hợp các phần mềm quản lý của Ngành và xây dựng theo yêu cầu quản lý, đặc biệt là phần mềm quản lý đối tƣợng nộp thuế; do vậy việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chƣa thể chủ động đƣa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.

Các cuộc kiểm tra sau thông quan chủ yếu đƣợc thực hiện tại Trụ sở cơ quan hải quan và dựa trên cơ sở phân tích thông tin còn nghèo nàn tại đơn vị, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu về giá.

Thứ hai, tổ chức thực hiện xác định thuế nhập khẩu, tính thuế nhập

khẩu còn hạn chế.

Hiện nay các mức thuế suất tại Biểu thuế nhập khẩu còn nhiều mức khác nhau nên doanh nghiệp thƣờng lợi dụng khai báo vào các mã hàng có mức thuế suất thấp hơn, tại Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn còn có hiện tƣợng gian lận khai báo qua mã số mà tại khâu tiếp nhận, thông quan ban đầu chƣa phát hiện đƣợc.

Việc tham vấn và xác định giá tính thuế chƣa đạt hiệu quả cao. Đa số doanh nghiệp chấp nhận trị giá khai báo sau khi tham vấn. Tổ chức tham vấn chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định nên các biên bản tham vấn hầu nhƣ giống nhau, chƣa chủ động, sáng tạo trong quá trình tham vấn, chƣa làm nổi bật những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan hải quan đối với trị giá khai báo của doanh nghiệp.

Một số công chức thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ ban đầu và cập nhật dữ liệu khai báo còn mang tính hình thức, chƣa đầy đủ; việc kiểm tra khai báo của doanh nghiệp đôi lúc còn chƣa chặt chẽ, còn để xảy ra sai xót, chƣa phát hiện kịp thời sự bất hợp lý của mức giá khai báo để tham vấn, bác bỏ.

Việc kiểm tra, phát hiện các chứng từ làm giả nhƣ: hoá đơn thƣơng mại, xuất xứ hàng hoá... còn hạn chế.

Thứ ba, quản lý thu thuế nhập khẩu còn để nợ đọng quá hạn kéo dài

Có thể nói công tác thu hồi nợ đọng thuế là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm của ngành hải quan. Lãnh đạo các đơn vị hải quan đều coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn đã triển khai thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc thu hồi nợ đọng, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế vẫn còn nhiều tồn tại nhƣ sau:

- Để áp dụng các biện pháp cƣỡng chế tại Điều 93 Luật quản lý Thuế, cơ quan Hải quan chỉ có thể tự áp đặt 1 biện pháp cƣỡng chế đó là: đ) Dừng

làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Đối với biện pháp cƣỡng

chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản; biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức các nhân khác nắm giữ. Do không có thông tin về tài sản hiện có của doanh nghiệp nên việc xác minh nguồn gốc tài sản hiện có của doanh nghiệp là gồm những tài sản gì? ai nắm giữ? gặp rất

nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và nhân lực. Đây là biện pháp gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện và chƣa đạt đƣợc kết quả trong quá trình thu hồi nợ thuế.Các biện pháp còn lại cơ quan Hải quan không thể đơn phƣơng thực hiện mà phải phối hợp và phụ thuộc vào các cơ quan khác nhau nên thƣờng mất nhiều thời gian và không đạt hiệu quả.

- Hồ sơ nợ thuế cách đây đã quá lâu, số lƣợng văn bản liên quan nhiều, việc lƣu trữ, bảo quản gặp nhiều khó khăn do giấy tờ bị mục, hỏng, thất lạc. Việc quản lý hồ sơ, quản lý nợ thuế gặp nhiều khó khăn do cán bộ thƣờng xuyên có sự luân chuyển theo cơ chế luân chuyển cán bộ của ngành.

- Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung thì một trong những điều kiện để đƣợc xem xét xóa nợ là cơ quan quản lý thuế phải áp dụng tất cả các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên việc cơ quan Hải quan áp dụng tất cả các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là không khả thi dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế kéo dài không xử lý đƣợc, làm tăng chi phí quản lý thuế.

- Điều 20 Thông tƣ 179/2013/TT-BTC hạn chế đối tƣợng đƣợc xóa nợ. Do vậy, Hải quan địa phƣơng thiếu cơ sở pháp lý để xử lý xóa các khoản nợ của các đối tƣợng ngoài các đối tƣợng quy định tại Điều này.

Một số trƣờng hợp theo dõi nợ thiếu chính xác, không thống nhất.

Chƣa có lực lƣợng chuyên trách từ cấp Cục đến Chi cục, hiện nay tại mỗi Chi cục đều có tổ đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tuy nhiên cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu là kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt động chƣa cao.

Trình độ công chức làm công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế còn hạn chế, chƣa chuyên sâu, số lƣợng còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế hiện nay.

Thứ tư, chƣa phát huy đƣợc vai trò cần có của kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Số lƣợng cuộc kiểm tra sau thông quan còn thấp chƣa tƣơng xứng với số lƣợng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

- Hoạt động kiểm tra sau thông quan thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan bao gồm rất nhiều nguồn. Trong đó, thông tin từ khâu thông quan chuyển đến lại rất hạn chế, không đầy đủ, thƣờng xuyên, kịp thời gây khó khăn cho công tác Kiểm tra sau thông quan trong việc thu thập và phân tích thông tin. Nhận thức của doanh nghiệp đối với công tác kiểm tra sau thông quan còn hạn chế, đôi khi còn thể hiện sự bất hợp tác, viện dẫn nhiều lý do nhƣ đi công tác vắng mặt, chậm chễ cung cấp hồ sơ, tài liệu ảnh hƣởng tiến độ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế.

- Công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan chƣa đạt hiệu quả cao.

- Tình hình gian lận, trốn thuế ngày càng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.

Thứ năm, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chƣa làm tốt công tác tuyên

truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế. Kết cấu cơ sở hạ tầng bến bãi chƣa hoàn thiện và sự phối hợp giữa các lực lƣợng chức năng tại khu vực cửa khẩu chƣa đƣợc chặt chẽ.

Hiện nay ngƣời nộp thuế khi đi nộp thuế coi đó là nghĩa vụ không coi việc nộp thuế là quyền. Do đó khi thực hiện việc nộp thuế, tâm lý đối tƣợng

nộp thuế rất nặng nề. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý thuế khi thực thu thuế còn gây phiền hà. Từ các lý do trên mà đối tƣợng nộp thuế luôn cảm thấy mình bị bắt buộc nộp thuế, do đó phát sinh tâm lý tìm cách chậm nộp thuế, trốn thuế.

Một số doanh nghiệp thực hiện một số hành vi bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký, thông báo tạm ngừng hoạt động, giải thể gây ảnh hƣởng lớn đến công tác kiểm tra sau thông quan và thu hồi nợ đọng.

Việc giải đáp vƣớng mắc trong lĩnh vực về quản lý thuế của một bộ phận công chức hải quan chƣa đƣợc niềm nở, nhã nhặn.

Website của Cục mới xây đƣợc xây dựng nên thiếu thông tin, chƣa xây dựng cơ chế giải đáp vƣớng mắc qua mạng chi tiết, cụ thể, chƣa phân định rõ trách nhiệm, thời gian xử lý các vƣớng mắc, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong việc hƣớng dẫn doanh nghiệp.

Ngành hải quan chƣa có bộ máy độc lập, đủ mạnh; trình độ tổ chức, thực hiện công tác truyên truyền, hỗ trợ của cơ quan hải quan còn hạn chế và chƣa đƣợc thực hiện theo quy trình, chuẩn mực chung.

Thứ sáu, Kết cấu cơ sở hạ tầng bến bãi chƣa hoàn thiện và sự phối hợp

giữa các lực lƣợng chức năng tại khu vực cửa khẩu chƣa đƣợc chặt chẽ.

Hiện nay tại một số khu vực cửa khẩu cơ sở hạ tầng bến bãi đang trong giai đoạn xây dựng chƣa hoàn thiện ảnh hƣởng lớn tới công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa của cơ quan hải quan, có cửa khẩu bãi kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng xuất khẩu chung với hàng nhập khẩu gây khó khăn trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó sự phối kết hợp của các lực lƣợng, các cơ quan hữu quan đóng trên địa bàn chƣa đƣợc thống nhất cũng ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn.

3.4.2.2. Những hạn chế trong quản lý thu thuế xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Thứ nhất, quản lý đối tƣợng nộp thuế chƣa đƣợc thực hiện tốt

Nhƣ đã trình bày tại những hạn chế trong quản lý thu thuế nhập khẩu, việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chƣa thể chủ động đƣa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.

Thứ hai, tổ chức thực hiện xác định thuế xuất khẩu, tính thuế xuất

khẩu còn hạn chế.

Mặc dù quản lý thu thuế xuất khẩu không phức tạp nhƣ quản lý thu thuế nhập khẩu, số lƣợng các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu không nhiều nhƣng đối với công tác quản lý thu thuế xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vẫn còn hạn chế trong việc xác định chính xác số thuế xuất khẩu phải nộp do việc xác định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu dựa vào khai báo của doanh nghiệp, cơ quan hải quan chƣa có đủ nguồn thông tin để kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có khai báo gian lận về trị giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)