CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu
khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp xuất
nhập khẩu còn thấp
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách thuế, lợi dụng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã cố tình thực hiện không đúng quy định, khai báo sai, gian lận thuế. Sau khi bị cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện tiến hành
truy thu tiền thuế thì các doanh nghiệp này chây ì không nộp, một số bỏ trốn địa chỉ kinh doanh...
Hai là, một số quy định của Nhà nƣớc về quản lý thu thuế xuất nhập
khẩu chƣa phù hợp khi áp dụng các biện pháp cƣỡng chế
Theo quy định tại điều 93 Luật Quản lý thuế và các Điều có liên quan (Điều 97,98,99,100,101,102) thì có bảy biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Việc thực hiện các biện pháp này phải theo thứ tự từng biện pháp từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ hai, thứ ba … không đƣợc thực hiện tuỳ theo chủ quan. Việc quy định nhƣ vậy để đảm bảo doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh để có nguồn thu nhập để trả nợ mà chƣa phải dừng làm thủ tục hải quan trong điều kiện nếu bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính thuế. Tuy nhiên, việc thực hiện tuần tự các biện pháp đó trong thời gian qua chƣa đạt hiệu quả cao:
Việc thực hiện trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản đạt hiệu quả rất thấp. Vì cơ quan Hải quan chỉ có một tài khoản của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp có rất nhiều tài khoản mở tại nhiều ngân hàng và nhiều địa phƣơng. Mặt khác, nếu có thực hiện trích tiền thì thƣờng tài khoản đã hết tiền hoặc còn rất ít. Ngoài ra, việc xác minh số dƣ tài khoản của doanh nghiệp rất khó khăn do doanh nghiệp chỉ kê khai với cơ quan hải quan một, hai tài khoản. Cơ quan Hải quan không biết các tài khoản khác của họ. Trong khi đó, với hơn 100 ngân hàng thƣơng mại, nhƣng không có một trung tâm thông tin nào là đầu mối. Do vậy, việc xác định tài khoản, số dƣ tài khoản của doanh nghiệp là việc không thể thực hiện đƣợc.
Biện pháp khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập không thực hiện đƣợc do không có thông tin;
Biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của phápluật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vì tài sản của doanh nghiệp thƣờng đã đƣợc dùng để thế chấp hoặc nếu còn tài sản thì cơ quan Hải quan thực hiện bán đấu giá. Công việc này tốn rất nhiều thời gian, trong khi cơ quan Hải quan không có lực lƣợng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp thuê trụ sở. Việc tìm chủ doanh nghiệp cũng mất rất nhiều thời gian.
Còn đối với biện pháp “Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề” chỉ thực hiện khi tình trạng doanh nghiệp đang còn hoạt động.
Ba là, văn bản chính sách pháp luật về thuế của Nhà nƣớc còn nhiều
nội dung phức tạp, khó thực hiện và nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lách luật Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế: Luật Hải quan, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành mặc dù đã xây dựng theo hƣớng tạo thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, nhƣng vẫn còn có nhiều vƣớng mắc ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế; chƣa kịp điều chỉnh cơ chế, chính sách nên một số doanh nghiệp lợi dụng, lách luật để gian lận thuế.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hệ thống Luật đƣợc xây dựng theo hƣớng nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp (tự khai, tự tính, tự nộp) và đã góp phần định hƣớng về ý thức tuân thủ pháp luật đó là tự chịu trách nhiệm. Luật Quản lý thuế sau nhiều năm triển khai đã đạt đƣợc kết qủa tích cực góp phần công khai, minh bạch các thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận
lợi cho ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn phát sinh nhiều vƣớng mắc. Về thời điểm, thời hạn nộp thuế đối với nội đung liên quan ân hạn thuế, ấn định thuế, phối hợp của các cơ quan chức năng cung cấp thông tin ngƣời nộp thuế, cƣỡng chế hành chính thuế, xử lý vi phạm. Ví dụ nhƣ tại khoản 3, điều 42 Luật Quản lý thuế quy định thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, việc quy định cho hàng hoá nhập khẩu đƣợc nợ thuế trong một khoảng thời gian dài (từ 15 ngày đến 275 ngày tuỳ loại hình hàng hoá) nhƣ hiện hành không đảm bảo công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu (đƣợc nợ thuế) với hàng hoá đƣợc sản xuất ở trong nƣớc (không đƣợc hƣởng ƣu đãi này). Lợi ích thực tế mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng từ việc cho nợ thuế không lớn (vẫn phải trả lãi bảo lãnh hoặc trả tiền chậm nộp nếu chậm nộp) so với vay ngân hàng. Trong khi cơ quan quản lý nhà nƣớc phải duy trì nhân lực và chi phí máy móc, văn phòng, thiết bị…để quản lý nợ thuế từ Tổng Cục Hải quan đến Cục Hải quan và Chi cục …
Việc cho nợ thuế tạo tâm lý chiếm dụng vốn dù doanh nghiệp có khả năng thanh toán thuế. Doanh nghiệp vẫn dựa vào chính sách nhà nƣớc, doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp để thành lập công ty, lợi dụng chính sách cho nợ thuế để chây ỳ, sau đó bỏ trốn, giải thế, gây thất thu ngân sách.
Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn có nhiều nội dung phức tạp, chƣa phù hợp với tính chất và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, tiêu chí để xác định máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp là số máy móc, thiết bị đó phải do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hoặc đấu thầu. Trƣờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu để bán thì phải chịu thuế giá trị gia tăng. Trong khi ở khâu thông quan, cơ quan hải quan không thể xác định một
cách chính xác mục đích việc nhập khẩu hàng hóa đó là ủy thác, nhập khẩu để sử dụng hay để bán. Hoặc quy định tiêu chí để xác định các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí, nếu là mặt hàng cơ khí tiêu dùng thì đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, nếu là hàng hóa cơ khí công nghiệp thì mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%. Trong khi trên thực tế, việc xác định đƣợc phạm vi sử dụng của một số hàng hóa lại tùy thuộc vào ngƣời sử dụng, không phải do ngƣời sản xuất và không thể xác định một cách chính xác việc sử dụng hàng hoá trong quá trình làm thủ tục hải quan. Lợi dụng những kẽ hở của chính sách, một số doanh nghiệp đã khai báo sai mục đích sử dụng hàng hoá để trốn thuế.
Thủ tục hành chính áp dụng trong lĩnh vực hải quan quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nhƣng lại đang đƣợc quy định ở 2 luật khác nhau là Luật Hải quan và Luật quản lý Thuế (quy định về khai hải quan với khai thuế, hồ sơ hải quan với hồ sơ thuế, kiểm tra hải quan với kiểm tra thuế, thông tin hải quan với thông tin thuế...). Quy định thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung (Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi) hoặc đƣợc hƣớng dẫn thực hiện bằng các công văn (đăng ký danh mục miễn thuế hàng đầu tƣ, quản lý nợ thuế). Do đó, một số quy định còn trùng lặp hoặc mâu thuẫn hoặc chồng chéo. Điều đó dẫn đến việc tuỳ tiện trong áp dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế mà trƣớc mắt là áp dụng thông quan điện tử của ngành hải quan trong thời điểm hiện tại.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, phối hợp với các đơn vị liên quan chƣa thật tốt.
Việc phối hợp thông tin với Ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác minh thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng
chế vẫn chƣa thực hiện đƣợc vì hiện nay Ngân hàng giữ bí mật tài khoản khách hàng theo Nghị định số 70/2000/NQ-CP.
Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, việc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Công an cũng vẫn chỉ dừng ở văn bản hƣớng dẫn ở ngành Hải quan mà chƣa có sự thống nhất ký kết ở các cấp lãnh đạo để công tác phối hợp có tính pháp lý và đạt hiệu quả cao. Các cơ quan này coi việc thu hồi nợ thuế cho NSNN không phải là nhiệm vụ chính của mình nên việc phối hợp, thực thi không mấy hiệu quả.
Hai là, chất luợng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan còn hạn chế.
Năng lực cán bộ, công chức còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nghiệp vụ phân tích, phân loại để áp mã số thuế, cũng nhƣ xác định giá tính thuế đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu. Trong khi đó, trên thực tế, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức hải quan trực tiếp đảm nhiệm công tác kiểm tra thu thuế, tính thuế chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Vì vậy, việc áp nhầm thuế suất, áp nhầm giá, áp dụng chính sách thuế không đúng, không cập nhật thông tin về những mặt hàng mới của công chức hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ đọng.
Ba là, hệ thống cơ sở vật chất chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hệ
thống thông tin về cơ sở dữ liệu còn nghèo nàn, cụ thể:
Hệ thống cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, trang thiết còn lạc hậu. Đặc biệt là tại một số Chi cục, trụ sở làm việc còn chật hẹp, nhà công vụ còn thiếu. Hệ thống máy móc trang thiết bị chuyên dụng còn thiếu nhƣ: máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống giám sát bằng camera...Hệ thống máy tính đƣợc trang bị, phần lớn đã xuống cấp, cũ hỏng...
Hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu hiện hành, cơ quan hải quan đã và đang thu thập, sử dụng là căn cứ vô cùng quan trọng để xác định thời hạn nộp
thuế, áp dụng biện pháp cƣỡng chế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra, hỗ trợ cho việc xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu hoặc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, thanh tra thuế.
Tuy nhiên, do hệ thống dữ liệu hiện hành cơ bản đƣợc cập nhật từ các thông tin khai báo trên hồ sơ hải quan, rất ít thông tin qua kiểm tra, thanh tra thuế hoặc thu thập từ các nguồn khác. Nên hệ thống dữ liệu còn nghèo nàn, độ tin cậy thấp. Một số nguồn thông tin chƣa đƣợc phân tích, xử lý, đánh giá mức độ tin cậy theo mức độ rủi ro trƣớc khi khai thác sử dụng nên hiệu quả thấp. Một số thông tin dữ liệu chƣa đƣợc cập nhật kịp thời hoặc còn sơ sài, mang tính chiếu lệ, không có cơ sở phân biệt dẫn đến tình trạng rất “thiếu thông tin” trong khi lại có “thông tin thừa” do không thể sử dụng đƣợc. Năng lực thu thập, xử lý thông tin của cán bộ làm công tác thu thập xử lý thông tin còn rất yếu.
Bốn là, công tác thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nuôi dƣỡng
nguồn thu.
Về mặt chủ trƣơng, Cục Hải quan luôn đặt ra mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thu hút doanh nghiệp và nuôi dƣỡng nguồn thu nhƣng công tác tổ chức thực hiện còn kém hiệu quả.
Ý thức của một số cán bộ, công chức trong việc này không cao, coi việc thu hút và nuôi dƣỡng nguồn thu là việc của lãnh đạo, không phải việc của mình, số thu tăng hay giảm không ảnh hƣởng đến mình, chƣa thực sự coi doanh nghiệp là “ Đối tác, hợp tác”. Hiện tƣợng sách nhiễu vẫn xảy ra nhƣ trên đã phân tích. Chƣa tạo ra một điểm nhấn quan trọng có sức ảnh hƣởng, lan truyền rộng rãi về thu hút đến cộng đồng doanh nghiệp.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU