Thực trạng xác định đối tượng kê khai nộp thuế xuấtnhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh

3.3.2. Thực trạng xác định đối tượng kê khai nộp thuế xuấtnhập khẩu

Để xác định đối tƣợng kê khai nộp thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin của đối tƣợng nộp thuế và quá trình chấp hành pháp luật về hải quan của đối tƣợng nộp thuế xuất nhập khẩu. Hệ thống dữ liệu bao gồm: danh sách các doanh nghiệp bị cƣỡng chế làm thủ tục hải quan; danh sách các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, cƣỡng chế; thời gian hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; mặt hàng kinh doanh; thông tin vi phạm pháp luật về hải quan: trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu...

Để quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan đã phân loại mức kiểm tra theo 3 luồng: "đỏ, vàng, xanh", căn cứ trên mức độ đã chấp hành pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp.

Hàng hóa thuộc luồng xanh là những hàng hóa đƣợc chấp nhận thông

quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai hải quan của doanh nghiệp;

Hàng hóa thuộc luồng vàng: Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ

sơ hải quan trƣớc khi thông quan hàng hoá. Công chức Hải quan kiểm tra nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm tra số lƣợng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.

Hàng hóa thuộc luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết chứng từ thuộc hồ sơ hải

quan và kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm tra số lƣợng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế hàng hoá: kiểm tra tên hàng,

mã số, số lƣợng, trọng lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, xuất xứ hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan.

Trên thực tế mặc dù đã phân luồng hàng hoá để phân biệt mức độ kiểm tra hải quan nhƣng có rất nhiều doanh nghiệp đã đƣợc phân luồng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (luồng xanh) nhƣng vẫn cố tình vi phạm. Thông qua thu thập quản lý thông tin rủi ro, Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn đã thực hiện việc chuyển thông tin về các lô hàng có nguy cơ gian lận trong khai báo về số lƣợng, chủng loại, phân loại hàng hóa…cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Trong giai đoạn 2012- 2016, lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng sơn không ngừng tăng nhanh, tỷ lệ tăng năm sau so với năm trƣớc khoảng 13 %. Tính đến cuối năm 2015, số lƣợng doanh nghiệp là trên 22.693 doanh nghiệp, tổng số 93.444 bộ tờ khai, năm 2016 đạt tổng số 111.321 tờ khai. Thực tế cho thấy, quản lý đối tƣợng nộp thuế, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của đối tƣợng nộp thuế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý hiện nay. Qua số liệu thống kê, số doanh nghiệp nợ đọng thuế tại các năm: số doanh nghiệp nợ không có địa chỉ, doanh nghiệp nợ chây ỳ... qua các năm vẫn tăng cao.

Bảng 3.2: Bảng thống kê số nợ đọng thuế của các doanh nghiệp do Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn quản lý

Đơn vị tính :Đồng

STT Năm Tổng hợp nợ thuế chuyên thu quá hạn cho các tờ khai đã thông quan

1 2012 212.632.692.462

2 2013 199.619.492.757

3 2014 185.596.345.967

4 2015 175.226.469.321

5 2016 184.400.000.000

Từ số liệu nợ thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm, có thể thấy rằng nợ thuế còn cao, tỷ lệ nợ thuế từ năm 2012 đến năm 2016 giảm không nhiều. Đây chủ yếu là các khoản nợ phát sinh trƣớc ngày 01/7/2012, khi Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý số 21/2012/QH13 ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)