Thực trạng tổ chức đăng ký, kê khai thuế xuấtnhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh

3.3.3. Thực trạng tổ chức đăng ký, kê khai thuế xuấtnhập khẩu

Sau khi có Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Nghị định của Chính phủ, cùng các Thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tổ chức cho cán bộ thuộc Cục đƣợc tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới. Nhờ có chuẩn bị tốt nên hoạt động quản lý ở khâu kê khai thuế xuất nhập khẩu nên công việc ở đây đã đi vào nề nếp. Cụ thể, theo quy trình, khi tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế của ngƣời nộp thuế, Lãnh đạo Chi cục căn cứ tính chất của bộ hồ sơ khai thuế, trình độ năng lực của công chức thừa hành để phân công việc tiếp nhận hồ sơ. Công chức xem xét sơ bộ hồ sơ khai thuế kiểm tra đối tƣợng nộp thuế. Khi công chức Hải quan chấp nhận khai báo của ngƣời nộp thuế, trên hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan cho hồ sơ khai thuế và phân luồng ở một trong ba mức: xanh, vàng, đỏ. Sau khi có số tờ khai và hệ thống QLRR đã phân luồng thì công chức Hải quan ra chứng từ ghi số thuế phải thu lƣu cùng bộ hồ sơ khai thuế. Còn sau ngày 01/4/2014 Hải quan triển khai Hệ thống điện tử VNASS/VCIS thì việc đăng ký, kê khai nộp thuế của đối tƣợng nộp thuế hoàn toàn tự động.

Nhìn chung, các doanh nghiệp làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều chấp hành tốt các quy định về việc kê khai hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ. Các doanh nghiệp đều nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan đúng thời gian và địa điểm quy định. Tuy nhiên, qua kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra sau thông quan hoặc doanh nghiệp tự phát hiện vẫn còn trƣờng hợp khai báo sai về tên hàng, mã

số, trị giá, thuế suất, đối tƣợng đƣợc miễn thuế… dẫn đến còn phải ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

3.3.3.1. Tổ chức thực hiện giá tính thuế xuất nhập khẩu

Năm 2003, Việt Nam bắt đầu thực hiện Hiệp định trị giá GATT, nguyên tắc xuyên suốt trong hiệp định này là tạo lập một hành lang nhằm xác định đúng giá trị thực của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngày 25/3/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 39/2015/TT-BTC về việc Quy định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tại Thông tƣ này có 6 phƣơng pháp đƣợc đƣa ra để xác định trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phƣơng pháp trị giá giao dịch đƣợc coi là phƣơng pháp chủ đạo vì nó là cơ sở cho việc xác định giá tính thuế cho phần lớn các trƣờng hợp hàng hoá nhập khẩu. Theo Phƣơng pháp trị giá giao dịch, giá nhập khẩu căn cứ vào hóa đơn thƣơng mại và chi phí hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tính thuế của hàng nhập khẩu và loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan hải quan vẫn thực hiện trƣớc đây qua bảng giá tối thiểu. Phƣơng pháp này cho phép tính thuế căn cứ trên giá trị giao dịch thực, tạo điều kiện thuận lựoi cho doanh nghiệp trong việc xác định trị giá, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Để áp dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tích cực thực hiện hoạt động tham vấn. Tham vấn là việc cơ quan hải quan và ngƣời nộp thuế trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai theo yêu của của ngƣời nộp thuế. Đây một hoạt động nghịêp vụ quan trọng trong khâu xác định trị giá tính thuế theo quy trình mới của nghiệp vụ hải quan. Mục đích của tham vấn để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của ngƣời khai hải quan trƣớc những nghi vấn của cơ quan hải quan và tạo điều kiện cho ngƣời khai hải quan cung cấp các tài liệu

liên quan chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo hoặc buộc họ phải thừa nhận những sai phạm của họ trong khai báo hải quan.

Đối tƣợng tham vấn ở Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn là các doanh nghiệp có lô hàng nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo. Khi cơ quan hải quan có nghi vấn về mức giá đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Tổng cục Hải quan, ngƣời khai hải quan đã đƣợc cơ quan Hải quan thông báo về cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phƣơng pháp, mức giá do cơ quan Hải quan xác định, nhƣng ngƣời khai hải quan không thống nhất với mức giá và phƣơng pháp xác định trị giá do cơ quan Hải quan xác định thì Cục Hải quan mời chủ hàng đến tham vấn. Ngoài ra, đối tƣợng tham vấn còn là các mặt hàng mà ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu có mối quan hệ đặc biệt có thể ảnh hƣởng đến trị giá giao dịch hoặc một số nghi vấn khác mà Cục Hải quan đã theo dõi, đúc rút trong thực tế.

Để thực hiện tốt công tác tham vấn xác định trị giá, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai các hàng loạt biện pháp sau:

Thƣờng xuyên rà soát, tổng hợp mức giá từ các nguồn thông tin để báo cáo Tổng Cục Hải quan sửa đổi bổ sung mức giá tham chiếu danh mục; chỉ đạo cập nhật kịp thời dữ liệu giá trên hệ thống GTT02.Tổ chức thực hiện tham vấn nhanh trƣớc khi thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu có thuế suất cao nhƣng doanh nghiệp khai trị giá thấp

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời nộp thuế hiểu và thực hiện các Luật thuế mới.

Lựa chọn cán bộ, công chức có năng lực về nghiệp vụ xác định trị giá tính thuế để bố trí phù hợp. Nhờ đó đã hạn chế đƣợc tình trạng gian lận thƣơng mại qua giá.

Tăng cƣờng công tác tập huấn cho các cán bộ, công chức các kỹ năng về nghiệp vụ.

Trong công tác xác định trị giá tính thuế, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thu đƣợc những kết quả nhất định, số thuế tăng theo từng năm. (Xem Bảng 3.3)

Bảng 3.3: Số liệu truy thu qua tham vấn giá

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Năm Số tờ khai qua tham vấn

Số thuế truy thu sau tham vấn (tỷ đồng) 1 2012 777 24 2 2013 764 18,9 3 2014 565 6,96 4 2015 1.183 0,312 5 2016 839 0

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. 3.3.3.2. Tổ chức thực hiện áp mã hàng hoá

Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác.

Hiện nay do cơ chế tự kê khai, tự tính thuế nhiều doanh nghiệp đã có hành vi gian lận trốn thuế bằng hình thức mô tả sai bản chất hàng hóa. Ngoài ra, trong thực tế, để trốn thuế, doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số của hàng hoá nhập khẩu; lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng nhƣ tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan để kê khai vào mã số có thuế suất thấp.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện xác định xuất xứ hàng hoá

Theo quy định hiện hành, thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu bao gồm thuế suất ƣu đãi, thuế suất ƣu đãi đặc biệt và thuế suất thông thƣờng; trong đó, mức thuế suất ƣu đãi đặc biệt thƣờng thấp hơn rất nhiều so với thuế

suất ƣu đãi và thuế suất thông thƣờng. Thuế suất ƣu đãi đặc biệt đƣợc áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ƣu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thƣơng mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lƣu thƣơng mại biên giới và trƣờng hợp ƣu đãi đặc biệt khác.

Do chênh lệch lớn về mức thuế suất nên thời gian qua đã xuất hiện nhiều trƣờng hợp làm giả chứng nhận xuất xứ hoặc khai báo sai xuất xứ hàng hóa.

Qua việc kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan, Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn đã phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khai báo sai xuất xứ hàng hoá với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E để hƣởng thuế suất ƣu đãi đặc biệt.

3.3.3.4. Tổ chức thực hiện kiểm soát số lượng hàng hoá

Việc kiểm soát số lƣợng hàng hoá đƣợc thông qua ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kiểm tra, ảnh hƣởng đến số thuế phải nộp do vậy đây là công tác quan trọng trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)