Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thu thuế xuấtnhập khẩu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh

3.3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thu thuế xuấtnhập khẩu trong

trong giai đoạn 2012-2016

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu giao thu thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đã xây dựng kế hoạch và triển khai thu thuế xuất nhập khẩu. Theo quy định của Bộ Tài chính, tỷ lệ thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trƣớc tăng từ 7% đến 8%.

Căn cứ vào chỉ tiêu cấp trên giao và kế hoạch đã xây dựng trong công tác thu thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu cho các Chi cục Hải quan của khẩu và Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Năm 2012, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣợc giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu 2.600 tỷ đồng (trong đó địa bàn Lạng Sơn 2.400 tỷ đồng, Bắc Giang 200 tỷ đồng)và chỉ tiêu phấn đấu 2.820 tỷ đồng (trong đó địa bàn Lạng Sơn 2.600 tỷ đồng, Bắc Giang 220 tỷ đồng).

Năm 2013, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣợc giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu 2.450 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu 2.600 tỷ đồng.

Năm 2014, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣợc giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu 2.500 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu 2.700 tỷ đồng.

Năm 2015, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣợc giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu 6.200 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu 6.500 tỷ đồng.

Năm 2016, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣợc giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu 6.500 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu 6.850 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức trong toàn đơn vị, ngƣời dân và doanh nghiệp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý thuế mà đơn vị đã triển khai nhƣ: Luật Quản lý thuế số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luậtsố 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật số 71/2014/QH13ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế trong đó có Luật Quản lý thuế, Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế… và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong lĩnh vực hải quan khác.

Công tác quản lý thuế đã thay đổi phƣơng thức quản lý theo cơ chế ngƣời nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng và hƣớng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin ngƣời nộp thuế. Việc áp dụng, triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế và các Luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế đã đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế (giảm tần suất kê khai thuế, rút ngắn thời gian hoàn thuế, điều chỉnh cơ chế hoàn thuế theo nguyên tắc rủi ro…), phù hợp với mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập (áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, bổ sung quy định về phân loại trƣớc mã số, xác định trƣớc trị giá, xác định xuất xứ, doanh nghiệp ƣu tiên…), nâng cao hiệu lực của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản có liên quan (sửa đổi thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa XNK, thứ tự thanh toán tiền phạt, chậm nộp thuế, gia hạn nộp thuế, các chế tài xử phạt, việc thanh kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp, sửa đổi về thời hạn khai, nộp thuế…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)