1.2. Cơ sở lý luận
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế xuấtnhập khẩu
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Cục Hải quan tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực Hải quan
Con ngƣời luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của cán bộ hải quan không chỉ ảnh hƣởng đến việc tham mƣu, xây dựng chính sách quản lý thuế xuất nhập khẩu mà còn quyết định hiệu quả thực hiện chính sách quản lý thuế xuất nhập khẩu. Đây là một yếu rất quan trọng, việc tổ chức thực thi đòi hỏi có năng lực quản lý, điều hành.Trong thực tế, đòi hỏi ngƣời quản lý không chỉ có trình độ về chuyên môn mà còn phải có trình độ về quản lý, tổ chức thực hiện, đảm bảo điều hành tổ chức đạt hiệu quả cao nhất.
Để quản lý thuế xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao thì cơ quan quản lý phải xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý thuế phù hợp với tính chất, quy mô, trình độ phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu mà tổ chức mình quản lý. Hiệu quả công tác quản lý thuế phụ thuộc vào khả năng vận hành bộ máy tổ chức đó vì tại đây tổ chức thực hiện các hoạt động của quản lý thuế bao gồm: xây dựng dự
toán thu thuế, tổ chức thu thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế … Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức quản lý thuế xuất nhập khẩu còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp có chuyên môn hoá ở các khâu nghiệp vụ, bố trí đúng ngƣời đúng việc từ khâu đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, thu thuế, thông quan, phúc tập, kiểm tra sau thông quan, làm sao vẫn đảm bảo giảm tối đa thời gian thông quan cho doanh nghiệp mà vẫn thu đúng, thu đủ số thuế phải nộp.
Công chức hải quan thực hiện quy trình nghiệp vụ là những ngƣời trực tiếp tiếp nhận thông tin khai báo của ngƣời khai hải quan, vừa phải triển khai thực hiện các nội dung của chính sách thuế xuất nhập khẩu và giải quyết trực tiếp các vƣớng mắc của đối tƣợng nộp thuế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách ban hành sẽ không phát huy đƣợc tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho NSNN.
1.2.3.2. Các quy định về quy trình nghiệp vụ thu thuế xuất nhập khẩu
Các quy định của Nhà nƣớc thay đổi thƣờng xuyên, bổ sung thƣờng xuyên nên công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cơ quan Hải quan phải điều chỉnh trong nội tại ngành bằng những văn bản thuộc thẩm quyền phát hành, điều chỉnh quy trình thủ tục để quản lý thuế xuất nhập khẩu hiệu quả hơn, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Về phía đối tƣợng nộp thuế thì cần nghiên cứu kỹ quy định của Nhà nƣớc và của cơ quan Hải quan để kê khai và nộp đúng nộp đủ thuế.Hiện nay, ngành Hải quan đã áp dụng hình thức ngƣời khai hải quan phải tự khai báo, tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá quy trình, thủ tục Hải quan.
1.2.3.3. Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan
Các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ cho cán bộ hải quan trong quá trinh thực hiện nhiệm vụ phục vụ hoạt động giám sát, kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới... có ảnh hƣởng lớn đến công
tác của Ngành Hải quan. Đặc biệt hiện nay công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ cơ bản, quan trọng của cơ quan Hải quan đang đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức, đặc biệt là cần đẩy mạnh công nghệ thông tin và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để đảm bảo giám sát chặt chẽ hàng hóa XNK. Tại các địa bàn hoạt động hải quan nhất là các khu vực kho bãi tập kết hàng, địa điểm làm thủ tục hải quan nếu đƣợc trang bị các hệ thống camera giám sát thì sẽ đảm bảo yêu cầu quản lý và cả phòng , chống các hành vi tiêu cực nội bộ.
1.2.3.4. Hệ thống luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước về thuế xuất nhập khẩu
Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nƣớc về quản lý thuế xuất nhập khẩu là hệ thống các văn bản điều chỉnh mọi hành vi trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu. Đối tƣợng cụ thể chịu sự điều chỉnh là cơ quan hải quan và đối tƣợng nộp thuế. Do đó, khi hệ thống pháp lý về thuế có sự thay đổi hay điều chỉnh nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý thuế nhƣ khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu hay ngƣợc lại thì thông qua các công cụ thuế nhƣ tăng thuế suất, điều chỉnh đối tƣợng miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thì sẽ tác động trực tiếp đến cả cơ quan hải quan và đối tƣợng nộp thuế. Cả hai đối tƣợng này sẽ đều phải có những điều chỉnh để phù hợp với các chính sách của Nhà nƣớc.
1.2.3.5. Sự phối giữa các cơ quan quản lý khác với Cục Hải quan tỉnh
Quản lý thuế xuất nhập khẩu cần có phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Hải quan tỉnh với các cơ quan chức năng trong địa bàn quản lý nhƣ Biên Phòng, Kiểm dịch.. và các cơ quan khác nhƣ: Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Bộ ngành Trung ƣơng để thực hiện quản lý chặt chẽ chính sách thuế thực hiện thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN. Trong công tác thu đòi nợ thuế cần có sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan, Công an, Toà án, Viện kiểm sát và các tổ chức tín dụng, chính quyền
địa phƣơng để thực hiện xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phối hợp này không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mà còn phải kể đến sự phối hợp nghiệp vụ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa Hải quan nƣớc bạn nhƣ việc cung cấp thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu, thông tin về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của nƣớc bạn….
1.2.3.6. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Cục Hải quan
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu của các dơn vị Cục Hải quan địa phƣơng trên. Một số địa bàn rộng có rừng núi hiểm trở thuận lợi với các hoạt động buôn lậu, lực lƣợng cán bộ, công chức Hải quan còn mỏng, không thể dàn trải trong toàn bộ phạm vi hoạt động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu, buôn lậu, gian lận thƣơng mại.
1.2.3.7 Các hiệp định, cam kết quốc tế
Các hiệp định, cam kết quốc tế cũng có một số ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nhƣ sau:
+ Ảnh hƣởng của các hiệp định, cam kết chung (hiệp định, cam kết của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) tới hệ thống thuế quan của một nƣớc. Hiện nay WTO đã có trên 150 thành viên nên việc điều chỉnh thuế quan của một quốc gia sẽ ảnh hƣởng tới nhiều quốc gia khác. Hải quan Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nên phải tuân thủ những hiệp định, cam kết đã ký kết.
+ Ảnh hƣởng của các hiệp định, cam kết khu vực, liên kết kinh tế tới hệ thống thuế quan của một quốc gia. Do phạm vi tác động của các hiệp định, cam kết chỉ giới hạn trong phạm vi các nƣớc tham gia liên kết kinh tế, nên
việc xây dựng hệ thống thuế quan của một nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi các yếu tố trong khu vực.
+ Ảnh hƣởng của các hiệp định, cam kết song phƣơng tới hệ thống thuế quan của quốc gia đó. Do phạm vi tác động của nó chỉ diễn ra giữa hai quốc gia nên việc xây dựng hệ thống thuế quan thƣờng chú trọng vào việc đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia với lợi ích của đối tác. Việc điều chỉnh thuế quan nhiều khi cũng chỉ diễn ra ở một số ngành, lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm.
Tóm lại, hệ thống thuế xuất nhập khẩu hay chính sách bảo hộ sản xuất của một quốc gia sẽ ảnh hƣởng gián tiếp đến quản lý thuế xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan.
1.2.3.8. Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế
Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thuận lợi hay khó khăn còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của đối tƣợng nộp thuế, nếu đa số đối tƣợng nộp thuế tuân thủ pháp luật thì quá trình kiểm tra, giám sát sẽ dễ dàng hơn, thời gian thông quan hàng hóa sẽ nhanh hơn. Ngƣợc lại, nếu có nhiều đối tƣợng nộp thuế cố tình trốn tránh, chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu thì công việc quản lý của hải quan sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí còn gặp nguy hiểm, nguy cơ mất mát cán bộ rất lớn. Hơn nữa, tình trạng nợ đọng thuế, gian lận thƣơng mại chủ yếu do đối tƣợng nộp thuế có thái độ không tuân thủ pháp luật về thuế. Để phân biệt những đối tƣợng kém ý thức tuân thủ, hải quan áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) vào quy trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Đây là một bƣớc đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc tập trung bố trí, sắp xếp nguồn vào quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, các đối tƣợng đƣợc xác định là có đọ rủi ro tuân thủ cao. Cơ chế QLRR cũng tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại, khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối
tƣợng quản lý. Hiện nay, để phân luồng hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế, hệ thống quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào các thông tin về đối tƣợng nộp thuế nhƣ tính chấp hành pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế, hàng hóa xuất nhập khẩu, tính ngẩu nhiên… Những căn cứ là cơ sở để hải quan xếp loại đối tƣợng nộp thuế vào ba loại: có ý thức tuân thủ tốt; có ý thức tuân thủ trung bình; có ý thức tuân thủ kém. Trên cơ sở phân loại nhƣ vậy cơ quan hải quan sẽ tập trung quản lý các đối tƣợng nộp thuế có ý thức tuân thủ kém.