Phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Việc thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công trình nghiên cứu. Đế đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu cần thu thập thông tin dữ liệu từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu.

Trong luận văn này tác giả sử dụng Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu từ các thông tin, tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố nhƣ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến 2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng sơn năm 2010;Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn;Báo cáo Tổng kết năm 2014, 2015, 2016 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh…

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp này giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.

Trong khuôn khổ luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích về thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng sơn qua các năm từ 2012-2016, thống kê các số liệu cụ thể thu thập đƣợc qua từng năm căn cứ vào các báo cáo tổng kết năm của Cục, phân tích các số liệu thu thâp đƣợc để phản ánh một cách chân thực và chính xác về thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng sơn.

2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ

đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận cấu thành.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, xu hƣớng vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Việc phân tích tổng hợp các số liệu về công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc có ý nghĩa rất lớn cho việc đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Luận văn đã dùng phƣơng pháp tổng hợp trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn để đƣa ra những nhận xét, đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-2016.

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả đặt đƣợc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-2016, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn này , đồng thời từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2017 - 2021.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp cơ bản và thƣờng xuyên đƣợc sử dụng nhất trong các công trình nghiên cứu, phƣơng pháp này chỉ đƣợc sử dụng có hiệu quả khi đảm bảo đƣợc tính thống nhất về các chỉ tiêu so sánh, các số liệu đƣa ra so sánh phải đƣợc chính xác.

Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh diễn biến qua các thời kỳ thông qua thu thập và phân tích các số liệu, kết quả đạt đƣợc trong các năm 2012 đến 2016 để thấy đƣợc thực trạng hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn này từ đó, đề ra các giải pháp , phƣơng hƣớng hoàn thiện cho quá trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn trong giai đoạn tiếp theo 2017-2021.

Luận văn cũng đã sử dụng thông tin từ báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn để so sánh , dùng bảng đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan qua các năm để thấy rõ đƣợc tình hình tăng giảm và phân tích các nguyên nhân tăng giảm qua các thời kỳ từ đó đề ra giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)