2.2.2 .Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp thông tin
3.1. Khái quát chung về Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tây
3.1.5. Thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây
3.1.5.1.Công tác huy động nguồn vốn:
Vốn là nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của bất cứ ngân hàng nào, nó chính là nền tảng cho mọi hoạt động khác của ngân hàng, đây chính là nơi tạo nguồn để ngân hàng kinh doanh. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, công tác huy động vốn luôn đƣợc Agribank Hà Tây coi trọng và là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh doanh.
Thị trƣờng tiền tệ trong những năm qua có nhiều biến động, gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong công tác huy động vốn. Toàn Chi nhánh đã có chiến lƣợc huy động vốn kịp thời với những biến động của thị trƣờng, thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định nguồn vốn, thu hút nhiều đối tƣợng khách hàng. Triển khai đầy đủ và có hiệu quả các sản phẩm huy động vốn của Agribank Việt Nam. Tích cực thu hút nguồn vốn từ dân cƣ, tiền đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu đô thị, cụm công nghiệp; thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình hành động hàng năm của Agribank Hà Tây; phối kết hợp chặt chẽ với Kho bạc các cấp từ đó nâng dần tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn làm tăng năng lực tài chính của từng đơn vị cũng nhƣ toàn Chi nhánh.
* Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
Tính đến cuối năm 2016 cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động qua các năm thể hiện dƣới bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn huy động Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 TG không kỳ hạn 1.907 1.740 1.854 2.404 2.605 Tỷ trọng (%) 15 11 10 10 9 TG kỳ hạn < 12T 8.102 12.526 16.118 20.094 24.114 Tỷ trọng (%) 64 79 84 81 83 TG kỳ hạn > 12T 2.716 1.602 1.182 2.229 2.477 Tỷ trọng (%) 21 10 6 9 8 Tổng cộng 12.725 15.867 19.154 24.727 29.196 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn 51 25 21 29 18
(Nguồn: Báo cáo KQKD các n m 2012 – 201, Agribank Hà Tây)
Qua số liệu 5 năm 2012-2016; tổng nguồn vốn huy động tại Agribank Hà Tây luôn đƣợc duy trì, tăng trƣởng cao. Năm 2011 là một năm hết sức khó khăn, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế nƣớc ta, lạm phát, giá cả tăng cao.... Bƣớc sang năm 2012 kinh tế thế giới bƣớc đầu phục hồi và tăng trƣởng khá so với năm trƣớc, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp để khơi tăng nguồn vốn, điều chỉnh nhạy bén, linh hoạt theo kịp với tín hiệu thị trƣờng từng thời điểm để xác định áp dụng mức lãi suất phù hợp bảo đảm cạnh tranh trên cơ sở vừa giữ đƣợc số dƣ tiền gửi, thu hút đƣợc khách hàng mới, vừa đảm bảo hiệu quả tài chính; kết quả nguồn vốn tăng trƣởng cao ở mức 51% so với năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn có xu hƣớng giảm qua các năm 2012,2013,2014 nhƣng sang năm 2015, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn đã tăng cao hơn năm 2014, 29%>21%. Ta thấy tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn ngắn luôn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguổn vốn, năm 2012 là 64%, năm 2015 là 81%; điều này cân đối với dƣ nợ ngắn hạn luôn cao hơn nhiều dƣ nợ trung hạn; trong khi đó, nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hƣớng giảm về tỷ trọng và có tốc độ tăng trƣởng thấp so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn qua các năm. Năm 2016, cơ cầu nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, là 83%; nhƣng tốc độ tăng trƣởng mới chỉ là 18%, điều này phản ánh đúng tính chất mùa vụ, cuối năm nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng cao do có những chính sách mới thu hút nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tƣợng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng Năm cC 2012 2013 2014 2015 2016 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi dân cƣ 10.632 84 13.928 88 17.112 89 22.191 90 26.487 91 Tiền gửi kho bạc 455 12 1.585 10 1.894 10 2.384 9 2.556 8 Tiền gửi TCKT, UTĐT, khác 1.638 4 354 2 148 1 152 1 153 1 Tổng số 12.725 100 15.867 100 19.154 100 24.727 100 29.196 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD các n m 2012 – 2016, Agribank Hà Tây)
Nếu xét theo đối tƣợng khách hàng, về cơ cấu nguồn tiền gửi dân cƣ luôn tăng trƣởng ổn định. Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ ngày càng cao trong tổng nguồn vốn, từ năm 2012 là 84% đến năm 2015 đã là 90%, năm 2016 tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng 91% so với tổng nguồn vốn.Xác định đây là một trong những nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất và tính ổn định cũng tƣơng đối vì Ngân hàng có thể dự báo đƣợc phần nào thời
điểm thanh toán hoặc rút tiền của ngƣời dân. Để huy động tốt nguồn vốn này, Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và đạt đƣợc kết quả rất khả quan tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và lâu dài cho trong tình hình hiện nay.
3.1.5.2.Hoạt động tín dụng: * Về dư nợ, cơ cấu dư nợ:
Bảng 3.3 : Cơ cấu dƣ nợ cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 2016
Tổng dƣ nợ phân theo thời hạn
1. Tổng dƣ nợ 10.154 11.998 12.914 13.524 14.225 - Dƣ nợ ngắn hạn 8.016 8.953 8.939 8.873 8.906 Tỷ trọng (%) 78,94 74,62 69,22 65,61 62,61 - Dƣ nợ trung, dài hạn 2,138 3.045 3.975 4.651 5.319 Tỷ trọng 21,06 25,38 30,78 34,39 37,39 2. Tốc độ tăng trƣởng 13,83 18,16 7.63 4,72 5.18
Tổng dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế
1. Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân 6.818 8.500 9.890 10.975 11.106 Tỷ trọng (%) 67,15 70,85 76,58 81,15 81,69 2. Dƣ nợ cho vay Doanh nghiệp, HTX 3.336 3.498 3.024 2.549 2.490 Tỷ trọng (%) 32,85 19,15 23,42 18,85 18,31
Cùng với nhiều chính sách huy động vốn từ các TCTD, tổ chức kinh tế và nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cƣ, hoạt động cho vay cũng đƣợc Agribank Hà Tây rất chú trọng, bởi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh và chiếm trên 90% tổng thu nhập của đơn vị. Qua các năm, dƣ nợ tín dụng ngày một tăng cao và đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh luôn bám sát mục tiêu, chƣơng trình kinh tế của địa phƣơng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay ngƣời hƣởng lƣơng ngân sách, khơi dậy làng nghề truyền thống, cho vay trang trại, tìm kiếm những dự án và phƣơng án đầu tƣ, tạo lòng tin với khách hàng. Với lợi thế về mạng lƣới, Agribank Hà Tây không ngừng mở rộng thị phần cho vay trên địa bàn. Tổng dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, từ chỗ chỉ có 10.154 tỷ đồng năm 2012, thì đến năm 2013, dƣ nợ cho vay đạt đƣợc 11.998 tỷ đồng và năm 2015 là 13.524 tỷ đồng, năm 2016 đạt mức 14.225 tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng, ngành nghề khác nhau trên nhiều lĩnh vực.Việc thu hút khách hàng vay vốn đƣợc gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài nên tình hình sử dụng vốn năm qua có sự tăng trƣởng. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ giảm dần qua các năm: năm 2013 là 18,16%, năm 2014 là 7,65% và năm 2015 chỉ còn 4,72%. Trong năm 2016 bằng những chính sách kịp thời, phù hợp với thị trƣờng, dƣ nợ tín dụng đã tăng trƣởng trở lại nhƣng với tỷ lệ khá thấp, đạt mức 5.18%. Để có đƣợc sự tăng trƣởng ổn định đồng đều trở lại trong các năm tiếp theo, Agribank Hà Tây cần chủ động tích cực đột phá trong các giải pháp.
Xét về cơ cấu dƣ nợ theo thời gian, nhìn vào bảng phân tích cơ cấu dƣ nợ cho vay giai đoạn từ năm 2012-2016 có thể thấy tỷ trọng cho vay ngắn đạt tỷ lệ cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng luôn từ trên 60%. Điều đó cho thấy dƣ nợ có tính ổn định chƣa cao. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày càng giảm so với năm trƣớc. Điều đó cho thấy ngân hàng đã đang tiếp tục nâng cao hơn nữa việc đầu tƣ cho vay trung và dài hạn để đảm bảo chỉ tiêu của ngành đề ra.
Phân theo thành phần kinh tế, qua các năm 2012-2016, dƣ nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân ngày càng tăng: năm 2012 là 6.818 tỷ đồng, năm 2013 là 8.500 tỷ đồng, đến năm 2016 đã là 11.106 tỷ đồng trong khi đó dƣ nợ cho vay doanh nghiệp, HTX có xu hƣớng ngày càng giảm: năm 2012 là 3.336 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 3.498 tỷ đổng, nhƣng hai năm sau đó đều giảm. Qua đó, tỷ trọng dƣ nợ hộ sản xuất cá nhân ngày càng tăng cao, năm 2012 là 67,15%, năm 2013 là 70,85%, năm 2016 đã là 81,15%. Điều này thể hiện hộ sản xuất cá nhân là đối tƣợng chủ yếu của Agribank Hà Tây, cùng với chính sách mở rộng cho vay đối với đối tƣợng này khi mà nền kinh tế thế giới và trong nƣớc dự báo tăng trƣởng chậm lại.
* Tình hình nợ quá hạn: Việc cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc đảm bảo nhƣ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của dự án, tính khả thi của phƣơng án SXKD và với cam kết là sử dụng vốn đúng mục đích, SXKD có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi, song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không trả đƣợc nợ. Điều này bất kỳ ngân hàng nào cũng không muốn xảy ra trong hoạt động tín dụng, vì vậy nâng cao chất lƣợng cho vay, phải tìm mọi biện pháp giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức tối thiểu để giảm tối đa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm song song với việc mở rộng cho vay tại Agribank Hà Tây. Qua các năm, tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh đƣợc thể hiện trong bảng 4:
Bảng 3.4 : Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Hà Tây
Đơn vị: tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng dƣ nợ 10.154 11.998 12.914 13.524 13.596 2 Dƣ nợ quá hạn 2.044 1.315 1.336 1.176 1.313 3 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 20,13 10,96 10,35 8,70 9,66
Qua bảng trên ta thấy dƣ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng giảm dần qua các năm 2012-2016. Năm 2013, tỷ nợ nợ quá hạn giảm mạnh, từ 20,13% năm 2012 xuống 10,96% năm 2013. Điều này do ngân hàng đã bám sát chỉ đạo của NHNN, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn theo quyết định 780/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam và các văn bản chỉ đạo của Agribank Việt Nam về một số cơ chế trong quá trình xử lý giảm thiểu nợ xấu, cơ cấu, xác định lại thời hạn trả nợ, đảm bảo phù hợp với quy định và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Ngân hàng cũng đã duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ tại các chi nhánh, các Phòng giao dịch. Cuối năm 2013 thành lập Đoàn công tác tại các Chi nhánh ngân hàng loại 3 triển khai chỉ đạo đôn đốc thực hiện thu nợ đến hạn, thu nợ XLRR, thu lãi đọng. Tuy nhiên năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn là 9,66% cao hơn năm 2015 là 8,70%, có dấu hiệu tỷ lệ nợ quá hạn năm này có xu hƣớng tăng trở lại. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần chú trọng vào chất lƣợng tín dụng hơn để đảm bảo kế hoạch giữ vững tỷ lệ nợ xấu dƣới 2,5%.
3.1.5.3.Công tác phát triển dịch vụ:
Bảng 3.5: Kết quả chi tiết thu phí dịch vụ Agribank Hà Tây giai đoạn 2014 - 2016 Đv: triệu đồng, % TT Chỉ tiêu 2014 Tốc độ tăng trƣởng 2015 Tốc độ tăng trƣởng 2016 Tốc độ tăng trƣởng
1 Doanh thu phí DV trong
nƣớc 34,043 110.21% 33,091 97.20% 37,062 112.00% 2 Doanh thu phí DV
TTQT 727 108.20% 1,714 235.76% 2,177 127.01%
3 Doanh thu phí DV kiều
hối 2,544 78.34% 2,660 104.56% 3,143 118.16%
4 Doanh thu phí DV thẻ 3,634 101.33% 5,390 148.32% 7,062 131.02%
Banking (đã trừ phí trả đối tác)
6 Doanh thu từ NV UT và
đại lý 2,550 102,87% 2,687 105.37% 4,350 161.89% 7 Doanh thu phí DV ngân
quĩ 5,594 129,66% 6,265 111.99% 6,892 110.01% 8 Doanh thu phí DV khác 498 178,98% 1,003 201.41% 1,303 129.91% 9 Doanh thu ròng từ KDNH 1.382 73.46% 2,545 184.15% 2,927 115.00% 10 Tổng thu DV 55,626 103.76% 60,987 109.64% 71,989 118.03%
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Hà Tây n m 2014 -2016)
Năm 2012 là năm Agribank Hà Tây có kết quả phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ nói chung, trong đó phát triển sản phẩm dịch vụ mới, với tốc độ tăng trƣởng lớn về số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm nhƣ thanh toán trong nƣớc, kinh doanh ngoại tệ, thẻ ATM, dịch vụ Mobile Banking, bảo hiểm ABIC, chứng khoán,... đóng góp vào tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng, với kết quả đạt đƣợc 41 tỷ đồng; tăng so với năm trƣớc 6 tỷ đồng. Tổng số thẻ phát hành lũy kế đến 31/12/2012 là 211.654 thẻ, tăng 56.554 thẻ so với năm 2011, số dƣ tài khoản thẻ đạt 579 tỷ đồng.
Năm 2013, thu phí dịch vụ đến 31/12/2013 đạt 45 tỷ đồng, số thẻ phát hành lũy kế đến 31/12/2013 là 266 ngàn thẻ, số thẻ phát hành trong năm là 55 ngàn thẻ. Số dƣ tài khoản thẻ đạt 590 tỷ đồng. Công tác tuyên truyền, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đƣợc các cấp lãnh đạo và CBNV trong Chi nhánh quan tâm, tuy nhiên việc tuyên truyền, tiếp thị nâng cao thƣơng hiệu Agribank tại một số đơn vị còn yếu còn dựa vào một số sản phẩn truyền thống, chƣa chủ động đƣa sản phẩm đến khách hàng bằng các kênh phân phối hiệu quả.
Năm 2014, hoạt động cung cấp SPDV mới đƣợc duy trì trên tất cả các nhóm sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh thu phí dịch vụ ngoài tín dụng (đến
31/12/2014) đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trƣởng 103,76%, hoàn thành kế hoạch Agribank Việt Nam giao. Chất lƣợng dịch vụ tại Chi nhánh từng bƣớc đƣợc nâng lên, dần thỏa mãn nhu cầu đa dạng về sử dụng dịch vụ Agribank của khách hàng. Về doanh số hoạt động cũng nhƣ doanh thu từ dịch vụ chung toàn Chi nhánh tăng trƣởng so với cùng kỳ năm 2014. Số thẻ phát hành lũy kế: 71.025 thẻ, tăng 7.607 thẻ so với năm trƣớc. Số dƣ đạt 118 tỷ đồng. Để có kết quả dịch vụ nhƣ trên Ban Giám đốc Agribank Hà Tây đã chỉ đạo công tác phát triển dịch vụ bằng nhiều giải pháp cụ thể phù hợp với từng thời kỳ.
Năm 2015, hoạt động cung cấp SPDV mới đƣợc duy trì trên tất cả các nhóm sản phẩm, kết quả hoạt động kinh doanh thu phí dịch vụ ngoài tín dụng (đến 31/12/2015) đạt 60,988 tỷ đồng (tỷ trọng 12,3%quỹ thu nhập), tăng trƣởng 109.64% so với kế hoạch,hoàn thành vƣợt kế hoạch Agribank Việt Nam giao (57,417 tỷ đồng). Chi nhánh đã chấp hành tốt chỉ đạo của Tổng Giám đốc về triển khai và phát triển SPDV mới. Chủ động nghiên cứu văn bản quy định, quy trình nghiệp vụ về SPDV mới để giới thiệu, tƣ vấn, hƣớng dẫn dịch vụ tới khách hàng. Tại các chi nhánh loại 3 tự tổ chức tập huấn quy trình nghiệp vụ cấp sản phẩm DV mới đến cán bộ, duy trì việc giao chỉ tiêu phát triển SPDV mới đến cán bộ gắn với phát động các