Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 55)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.5. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.5.1. Địa điểm

Địa điểm nghiên cứu của luận văn được triển khai trong phạm vi các đơn vị phòng, đội, tổ trực thuộc Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.

2.5.2. Thời gian

Thời gian nghiên cứu từ 2009 - 2014 và dự báo đến năm 2020

Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để nghiên cứu phần lý thuyết nhằm hiểu biết phần kiến thức liên quan, thực hiện trong vòng 08 tuần (Từ 01/11/2014 - 31/12/2014).

Quan sát tổ chức dựa vào những hiểu biết có được trong thời gian làm việc tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, sau đó xây dựng tài liệu hội thảo trong vòng 03 tuần (Từ 10/2/2015 - 28/02/2015).

Phát phiếu điều tra, tiến hành hội thảo tại các bộ phận trong vòng 1 tuần (Từ 01/3/2015 - 10/3/2015)

Tổng hợp số liệu, phân tích lựa chọn, đánh giá, so sánh trong vòng 3 tuần (Từ 11/3/2015 - 31/3/2015)

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG

ĐÔ THỊ HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp

Tên tổ chức: Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Số 47- Tổ 8- Thị trấn Sóc Sơn- Huyện Sóc Sơn- Hà Nội Điện thoại: (04)3885.1063

Fax: (04) 3885.2517

Email: moitruongsocson@gmail.com

Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn được thành lập theo Quyết định số 639/QĐ-UB ngày 03/02/1997 và Quyết định bổ sung số 475/QĐ-UB ngày 26/01/1999 của UBND Thành phố Hà Nội.

Nằm trên địa bàn quản lý của huyện Sóc Sơn một huyện ngoại thành Hà Nội đang có những bước phát triển kinh tế - chính trị xã hội hết sức mạnh mẽ tạo lên những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp.

Là huyện nằm trong khu vực quy hoạch của UBND Thành phố Hà Nội cho sự phát triển trong tương lai, dân cư sống rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, địa bàn có khu công nghiệp phát triển: Khu công nghiệp Nội bài, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, có nhiều công ty trong nước và liên doanh với nước ngoài như: Công ty Kewave, Yamaha, Lipo ... với khối lượng chất thải ra môi trường rất lớn.

Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, sự giúp đỡ tận tình của các ban ngành chức năng trong huyện và Thành phố, các Sở ban ngành thành phố cùng sự quản lý chặt chẽ, kịp thời

của Đảng ủy, Ban Giám đốc Xí nghiệp và đội ngũ cán bộ, công nhân viên luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hăng say trong lao động, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày thành lập Xí nghiệp đã có những bước phát triển toàn diện về mọi mặt và gặt hái được nhiều thành công cơ bản.

Đảng bộ 18 năm liền trong sạch vững mạnh trong đó 15 năm trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Chính quyền 18 năm liền là đơn vị tiên tiến xuất sắc của huyện và Thành phố. Được nhận nhiều cờ, bằng khen của huyện, thành phố, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, năm 2005 Huân chương bảo vệ tổ quốc Hạng ba, năm 2006 Huân chương Lao động Hạng ba, năm 2014 Huân chương lao động Hạng hai.

Công đoàn 18 năm liền là đơn vị hoạt động xuất sắc của huyện. Liên tục được Liên đoàn lao động Thành phố, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ, bằng khen.

Đoàn thanh niên là đơn vị hoạt động xuất sắc liên tục dẫn đầu của huyện. Được Thành đoàn, Trung ương Đoàn tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua.

Trung đội tự vệ Xí nghiệp liên tục từ 1998 đến 2014 là đơn vị quyết thắng.

Để ghi nhận những đóng góp và những thành tích xuất sắc của CBCNV-LĐ trong 18 năm, Xí nghiệp vinh dự được các cấp Huyện, Thành phố, Trung ương tặng thưởng cho tập thể và cá nhân nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: 240 giấy khen, 52 lượt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 02 chiến sỹ thi đua Thành phố, 01 chiến sỹ thi đua Toàn quốc, 59 Bằng khen, 60 cờ thi đua các loại, 02 Huân chương lao động Hạng 3, 01 Huân chương bảo vệ Tổ quốc Hạng 3, 01 Huân chương lao động hạng hai, đây là những phần thưởng xứng đáng, là nguồn động viên to lớn, niềm tự hào đối với mỗi CBCNV-LĐ Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.

Qua khái quát, có thể thấy rằng, mặc dù được thành lập trong khoảng thời gian chưa lâu, tại một địa bàn mà tỷ lệ dân số làm nông nghiệp còn nhiều, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng những nỗ lực không mệt mỏi tập thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã vượt qua những khó khăn ban đầu để đưa Xí nghiệp gặt hái các thành công và các phần thưởng xứng đáng, với những phần thưởng trên đó còn là sự ghi nhận của cấp lãnh đạo địa phương và thành phố về sự cống hiến của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp 18năm và đó còn là một động lực để trong thời gian tới cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp không ngừng vươn lên gặt hái các thành quả lớn hơn nhiều so với các thành quả đã gặt hái được.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Căn cứ vào Quyết định thành lập quy định chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn

Quản lý và làm vệ sinh các công trình công cộng, thu gom vận chuyển, phân loại, xử lý, chôn lấp, chế biến phế thải.

Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ về vệ sinh môi trường, thu lệ phí vệ sinh.

Quản lý duy trì hệ thống thoát nước

Quản lý, thu, chi tiền nước sinh hoạt và tiền điện chiếu sáng công cộng Phối hợp với chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

Trồng, duy trì, cây xanh, vườn hoa, công viên Tưới nước, rửa đường

Quản lý bãi trung chuyển rác thải

Sửa chữa, cải tạo các công trình: hè, cống thoát nước, vườn hoa, điện chiếu sáng

Căn cứ chức năng nhiệm vụ Xí nghiệp đảm nhận khối lượng công việc rất lớn và trên nhiều lĩnh vực, gắn liền với việc phải đầu tư trang thiết bị, đào

Giám đốc Đội sx số 1 Đội sx số 2 Đội sx số 3 Đội sx số 4 Phòng Tổ chức hành chính lao động tiền lương Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật vật tư giám sát Phòng kế toán tài vụ Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách tài chính

tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp yêu nghề, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn, nếu không làm tốt các nhiệm vụ này thì đây chính là một thách thức rất lớn đối với Xí nghiệp vì đảm nhận nhiều công việc.

3.1.3. Bộ máy tổ chức

3.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Lao động tiền lương)

Ghi chú: Mối quan hệ chỉ huy trực tiếp

Mối quan hệ chức năng phối hợp Mối quan hệ phản hồi thông tin

Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình hệ thống trực tuyến- chức năng. Các phòng, ban là cơ quan tham mưu cho Giám đốc, chuẩn

bị các quyết định của Giám đốc. Các phó Giám đốc được phụ trách riêng từng mảng hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc.

Các phòng nghiệp vụ có mối quan hệ chức năng phối hợp với nhau, chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức thực hiện theo yêu cầu của Giám đốc, các phó giám đốc phụ trách.

Các đội sản xuất là đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo sự điều hành chỉ huy trực tiếp của phòng nghiệp vụ, các đội sản xuất có mối quan quan hệ chức năng phối hợp, cùng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chỉ huy của phòng nghiệp vụ và Ban giám đốc. Các đội sản xuất thực hiện việc phản hồi thông tin đến chỉ huy cao nhất là Giám đốc.

3.1.3.2.Quy trình sản xuất

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Vật tư - Giám sát) 3.1.3.3. Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp:

Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn là một đơn vị hành chính sự nghiệp đang trong quá trình triển khai các bước cổ phần hoá.

Nguồn vốn hoạt động: Một phần do ngân sách nhà nước đặt hàng, đấu thầu, một phần thu từ nguồn dịch vụ môi trường.

Rác từ nhiều nguồn phát sinh Đường phố, nơi công cộng Các hộ gia Thùng, túi, xô Xe gom rác Điểm tập trung xe gom rác Xe chở rác chuyên dụng Bãi xử lý rác

Lao động: Sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề Các loại máy móc phương tiện làm việc, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các đội tổ sản xuất sử dụng các loại máy móc, phương tiện thô sơ, chủ yếu sử dụng thủ công, ít phương tiện máy móc hiện đại.

Đối tượng lao động: Xuất phát từ nhiệm vụ của Xí nghiệp là thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nên đối tượng lao động chính là các loại chất thải từ sinh hoạt của nhân dân và nhiều nguồn khác.

Nhìn vào đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp chúng ta thấy ngay được sự khác biệt với nhiều cơ quan khác, bản chất ngành nghề là hoạt động công ích, nhưng lại tham gia trực tiếp sản xuất, đây chính là thành quả điển hình của đất nước với lòng cốt là doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước loại hình quản lý trên mang những thành công tích cực nhưng trong thời kì hiện nay thì điều đó không còn mang quá nhiều ý nghĩa với sự xuất hiện mạnh mẽ của nhiều loại hình doanh nghiệp, và cùng xu thế thì Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn cũng đang chọn cho mình một hướng đi phù hợp hoàn thiện hơn trong tương lai không xa, tiến tới là công ty cổ phần.

Với đặc điểm là đơn vị hoạt động bảo vệ môi trường, công việc chính là thu gom vận chuyển rác thải, chất thải, chính vì vậy trong Xí nghiệp còn sử dụng nhiều lao động phổ thông và phương tiện lao động thô sơ, chính vì vậy trong thời gian không xa để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của huyện Sóc Sơn với quy hoạch là đô thị vệ tinh cho thủ đô Hà Nội thì cán bộ công nhân viên Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn cần phải tập trung vào đổi mới cách thức làm việc, bổ sung phương tiện kỹ thuật công nghệ, xây dựng chính sách thu hút người lao động yêu nghề, đào tạo nâng cao tay nghề lao động cho công nhân, mang lại thành công cao cho công việc để không bị lỗi thời, và ngày càng phát triển cao hơn nữa.

3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2010 - 2014) T T T Nội dung Đơn vị Năm 2010 2011 2012 2013 2014 I Tổng số lực lượng lao động người 204 212 218 229 236 II Giá trị tổng sản lượng 1000đ 15.744.9 91 25.380.1 05 43.043.7 99 36.134.3 88 32.319.1 44

III Thu nhập bình quân đ/thán

g 2.638.00 0 3.509.81 6 4.722.00 0 6.272.00 0 4.225.00 0 IV Bốc xúc, vận chuyển, xử lý chất thải Tấn 23.453,7 24.861,4 30.406,4 34.706,2 32.128,1

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Lao động tiền lương) 3.1.4.1. Đánh giá hoạt động dựa trên tiêu chí tổng giá trị sản lượng

15,744,991 25,380,105 43,043,799 36,134,388 32,319,144 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 45,000,000 50,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 Đồng Năm

Biểu đồ 3.1: Tổng giá trị sản lượng

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật - Vật tư - Giám sát)

Tổng giá trị sản lượng là kết quả của các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lí như: quét gom rác, nhặt rác, thu gom rác các cơ quan, nhà

dân, xử lí chôn lấp chất thải rắn, chất thải lỏng, bốc xúc, vận chuyển rác, tua tỉa, bấm cỏ….được UBND huyện Sóc Sơn đặt hàng, đấu thầu quy ra tiền.

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhưng lại tham gia sản xuất, nguồn vốn 1 phần còn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, thế nên công tác hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng năng lực sản xuất là một vấn đề khó khăn đối với Xí nghiệp. Bằng nhiều giải pháp, vận dụng sáng tạo, linh hoạt cơ chế chính sách của huyện, Thành phố, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Xí nghiệp đã chủ động phát động công nhân, cán bộ đầu tư để trang bị cơ sở vật chất, phục vụ công tác sản xuất và mua sắm trang thiết bị văn phòng nâng cao chất lượng, qua đó tổng giá trị tài sản của Xí nghiệp qua các năm tăng đều.

3.1.4.2. Đánh giá hoạt động dựa trên tiêu chí khối lượng chất thải xử lí

Loại Đơn vị Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Chất thải lỏng Tấn 5.482 6.294 7.587 3.041 08 Chất thải rắn Tấn 13.127 14.582 15.436 31.665 32.128

Bảng 3.2: Tổng khối lượng chất thải xử lí từ năm 2010 - 2014

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Vật tư - Giám sát)

13.127 14.582 15.436 31.665 32.128 5.482 6.294 7.587 3.041 8 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2010 2011 2012 2013 2014 Chất thải rắn Chất thải lỏng Tấn Năm

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Vật tư - Giám sát)

Khối lượng chất thải rắn luôn chiếm đa số so với chất thải lỏng, gấp nhiều lần và tổng khối lượng chất thải được xử lí ngày càng tăng do nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng phát triển cũng như quá trình đô thị hóa nên lượng chất thải ngày càng nhiều, tuy nhiên số khối lượng chất thải lỏng giảm năm 2014 do nguyên nhân mất hợp đồng dịch vụ, mất việc, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

3.1.4.3. Đánh giá hoạt động dựa trên tiêu chí lao động, thu nhập

2638 3509 4722 6272 4225 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2010 2011 2012 2013 2014 Nghìn đồng/người/ tháng Năm

Biểu đồ 3.3: Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2010 - 2014

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Vật tư - Giám sát)

Với số lượng 236 cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, không để người lao động mất việc làm (Tuy Xí nghiệp đang gặp khó khăn về công ăn việc làm do cạnh tranh). Điều này thể hiện rõ qua sự tăng giảm của thu nhập bình quân đầu người/tháng thông qua biểu đồ, tuy nhiên thu nhập bình quân chưa được cao, chưa có sự ổn định, năm 2013 thu nhập trên 6 triệu đồng nhưng sang năm 2014 do nhiều nguyên nhân khách quan từ cơ chế chính sách, tình hình suy thoái kinh tế chung, việc làm bị tiết giảm, nên thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, giảm gần 2 triệu so với năm 2013. Nhờ có sự chuyển hướng đúng

đắn trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nên đời sống của người lao động cũng được cải thiện từng bước. Vấn đề thu nhập bình quân giảm chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động tại đơn vị.

3.2 Những đặc điểm của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc

Sơn ảnh hưởng tới công tác tạo động lực lao động.

3.2.1. Mặt bằng

Trụ sở chính của Xí nghiệp đặt tại trung tâm thị trấn huyện Sóc Sơn. Hầu hết các phòng, đội đều đặt tại trụ sở chính này. Tuy nhiên do đặc điểm nhiệm vụ của Xí nghiệp là quản lý công tác vệ sinh môi trường trên toàn huyện, nên có các nhà xưởng, văn phòng các ban chỉ đội sản xuất đóng tại địa bàn toàn huyện, người lao động làm việc phân tán rộng khắp trong toàn huyện.

Do điều kiện mặt bằng cơ sở vật chất, vị trí làm việc của người lao động, nên việc quản lý lao động khó khăn hơn đối với các phòng ban. Đôi khi các thông tin về người lao động đều chỉ thông qua báo cáo của cấp đội sản xuất dẫn tới việc không chính xác, độ chính xác không tuyệt đối. Việc lấy ý kiến của người lao động khó khăn, sự tiếp xúc của người lao động với lãnh đạo Xí nghiệp bị giảm thiểu.

3.2.2. Trang thiết bị máy móc

Trang thiết bị máy móc được đầu tư hạn chế, từ khi mới thành lập năm 1997, Xí nghiệp phải sử dụng phương tiện xe công nông để chở rác, đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)