.Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 109 - 135)

4.3.6.1. Sự quyết tâm của lãnh đạo đơn vị

Sự vào cuộc, lãnh đạo chỉ đạo quyết tâm quyết liệt của lãnh đạo đơn vị là yếu tố quan trọng hàng đầu dể thực hiện thành công hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp. Bằng nhiều biện pháp khuyến khích động viên, khen thưởng, hướng đãn chỉ việc sẽ tăng cường được tình cảm và nhiệt huyết của công nhân viên trong công việc, song song với khen thưởng là tăng cường kiểm tra, giám sát, duy trì nghiêm túc kỷ luật trong lao động sản xuất, kiên quyết trong luân chuyển cán bộ, lao động, đình chỉ công tác những trường hợp vi phạm...

Xây dựng mạng lưới nắm bắt thông tin từ lãnh đạo đơn vị đến người công nhân trực tiếp, xây dựng kế hoạch chiến lượng sản xuất kinh doanh, đề ra những chủ trương chính sách phù hợp thiết thực cho hoạt động tạo động lực của Xí nghiệp trong tương lai để công tác sản xuất kinh doanh và mọi mặt hoạt động của Xí nghiệp nói chung, hoạt động tạo động lực lao động nói riêng của Xí nghiệp luôn luôn phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra mọi hoạt động tạo động lực của Xí nghiệp, ghi nhận những ý kiến phản hồi, đặc biệt là ý kiến trực tiếp từ người lao động để nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh những chính sách, quy định cho phù hợp, chính xác, đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3.6.2. Tổ chức sự phối hợp của các phòng ban, đội sản xuất

Xí nghiệp cần xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, tâm huyết, vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhạy bén với xu hướng thị trường, được người lao động tin tưởng, tín nhiệm. Thống nhất quan điểm và sự chỉ đạo đồng bộ nhất quán từ trên xuống dưới các bộ phận, các phòng ban nghiệp vụ, đội sản xuất có mối quan hệ phối hợp hoà đồng chặt chẽ, thực hiện đúng vai trò chức năng. Phân công tổ chức thực hiện công việc rõ ràng, xây dựng kế hoạch công việc cụ thể, phân công đúng người đúng việc, đúng bộ phận, đúng chức năng.

Tăng cường các hoạt động vai trò đoàn thể, quan tâm tạo điều kiện tăng cường các hoạt động phúc lợi xã hội như tham quan nghỉ mát, du lịch, khen thưởng động viên kịp thời, tặng quà bằng hiện vật, tuyên dương cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất, quảng bá, phổ biến nhân rộng gương điển hình tiên tiến, những cá nhân có sáng kiến sáng tạo.

4.3.6.3. Dự kiến kinh phí cho thực hiện các giải pháp:

Xí nghiệp cần tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tiền lương cho người lao động, hạch toán chi phí, lợi nhuận, tăng trích các khoản quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng... để có nguồn thực hiện các hoạt động tạo động lực lao động. Để đạt được mức thu nhập kỳ vọng của người lao động sấp xỉ mức thu nhập bình quân chung của huyện Sóc Sơn (khoảng 5 triệu đồng), mỗi năm Xí nghiệp cần tăng lợi nhuận khoảng 10% (03 tỷ đồng) so với hiện nay và duy trì ổn định, tăng dần qua các năm.

KẾT LUẬN

Động lực lao động là rất quan trọng, tuy nhiên đứng trên góc độ của người lao động thì không phải lúc nào động lực lao động được tạo ra đều mang tính tích cực, vì đôi khi mang tính áp lực nhiều hơn. Đó là áp lực làm việc vì sợ mất việc làm, nhu cầu quá mức đối với các phần thưởng, hay nhu cầu cạnh tranh quá mức để vượt qua đồng nghiệp, vì hoàn cảnh gia đình…. Mặc dù khuynh hướng này thường xuyên đưa đến cho người lao động khả năng hoàn thành công việc cao cũng như khối lượng công việc mang tính sáng tạo và cải tiến. Nhưng chính những động lực này lại sẽ có thể làm suy giảm toàn bộ sức lực cũng như tinh thần làm việc của tập thể lao động.

Tạo động lực đối với người lao động không phải là một đề tài mới nhưng chưa bao giờ nhàm chán bởi mỗi đơn vị, tổ chức đều có những đặc thù, tính chất khác nhau nên sẽ có rất những biện pháp, giải pháp đa dạng và linh hoạt..

Qua những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động tạo động lực của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện huyện Sóc Sơn, tác giả nhận thấy đây là vấn đề chung đối với các doanh nghiệp hiện nay nếu mong muốn phát triển bền vững và duy trì được một cơ cấu nhân sự ổn định tương đối, nhằm tăng hiệu quả làm việc thật sự cần phải nhìn nhận thấu đáo vấn đề tạo động lực cho người lao động.

Người sử dụng lao động tại các đơn vị luôn luôn cho rằng mình đang làm những thứ đúng nhất, xứng đáng nhất với những gì người lao động đáng được hưởng, tuy nhiên người lao động lại thường nghĩ rằng mình đang bị bóc lột. Để giải quyết bài toán này cũng như để tăng hiệu quả làm việc, các giải pháp được nêu trong đề tài này nhằm xây dựng các giải pháp tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện huyện Sóc Sơn là thực sự cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012 có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.

2. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động ngày 18/6/2012.

3. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhân sự của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.

4. Bùi Văn Danh và cộng sự, 2011. Quản trị nguồn nhân lực. Thành phố Hồ

Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

5. Bùi Huy Khiên và Nguyễn Thị Vân Hương, 2013. Quản lý công. Hà Nội:

Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

6. Nguyễn Văn Lượt, 2011. Các biện pháp tạo động lực giảng dạy cho giáo

viên mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 259, Kỳ 1, tháng 4/2011, trang 17-18.

7. Trần Thị Hà My, 2009. Xây dựng chính sách tạo động lực làm việc cho

nhân viên công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Luận văn đại học. Trường đại

học Kinh tế Quốc dân.

8. Đỗ Công Nông, 2010. Giáo trình Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất

bản tài chính.

9. Đình Phúc và Khánh Linh, 2012. Quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản

tài chính.

10. Võ Thị Bích Phượng, 2008. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người

lao động tại công ty TNHH Thương mại Đồng Lực. Luận văn đại học.

Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012. Giáo trình quản trị nhân

lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

12. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tấn Thịnh, 2012. Giáo trình quản lý

13. Nguyễn Ngọc Sơn, 2010. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Tài liệu, số liệu liên quan đến quản lý Tài chính - Kế toán và Nhân sự của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.

15. Nguyễn Hữu Thân, 2008. Quản trị nhân sự. Lần thứ 9. Hà Nội: Nhà xuất

bản Lao động - Xã hội.

16. Phạm Thị Thu Trang, 2010. Giải pháp tạo động lực cho người lao động

tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Luận văn thạc sỹ.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

17. Đoàn Ngọc Viên, 2013. Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao

động tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt - Hàn. Luận văn thạc sỹ.

Trường Đại học Đà Nẵng.

18. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2004. Phương pháp và kỹ năng

quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

19. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2009. Báo cáo tổng kết năm

2009 nhiệm vụ trọng tâm năm 2010.

20. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2010. Báo cáo tổng kết năm

2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2011.

21. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2011. Báo cáo tổng kết năm

2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2012.

22. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2012. Báo cáo tổng kết năm

2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

23. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2013. Báo cáo tổng kết năm

2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2014.

24. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2014. Báo cáo tổng kết năm

2010 nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.

25. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn, 2015. Báo cáo chính trị Đại

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA THÁNG 4/2015 Thống kê điều tra:

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Số bảng hỏi phát ra 160 100

2 Số bảng hỏi thu về 160 100

3

Tổng số người được hỏi Nam Nữ 160 35 125 21,88 78,12 4 Độ tuổi - Dưới 20 - Từ 20 - 30 - Từ 31 - 40 - Từ 41 - 50 - Trên 50 3 61 64 27 5 1,88 38,13 40 16,87 3,12 5 Trình độ - Phổ thông cơ sở (Cấp 2) - Phổ thông trung học (Cấp 3) - Trung cấp - Cao đẳng

- Đại học, trên đại học

5 142 3 0 10 3,12 88,75 1,88 0 6,25 6

Thâm niên công tác - Dưới 3 năm - Từ 3-5 năm - Từ 5-10 năm - Từ 10-15 năm - Trên 15 năm 25 33 85 12 5 15,63 20,63 53,12 7,5 3,12 7

Công việc thực hiện Trưởng, phó các phòng đội Nhân viên gián tiếp

Công nhân trực tiếp

14 15 131 8,75 9,38 81,87

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP - TỔ CHỨC

THÁNG 4/2015

Với mục đích khảo sát công tác tạo động lực đối với người lao động tại doanh nghiệp/tổ chức, đề nghị anh/chị cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.

Mọi thông tin anh chị cung cấp mang ý nghĩa khảo sát, nhận định tham khảo, để xây dựng giải pháp, kế hoạch cho hoạt động của Doanh nghiệp/tổ

chức. Không sử dụng vào mục đích cá nhân khác.

Cách thức trả lời: Ghi vào các mục và Khoanh tròn vào mục lựa chọn

(Chỉ lựa chọn một phương án cảm thấy đúng nhất)

I. I- Thông tin cá nhân:

Câu hỏi Trả lời

Họ và tên của anh/chị

(Không bắt buộc)

Giới tính

a- Nam b- Nữ

Anh/chị thuộc nhóm tuổi nào?

a- Dưới 20 b- Từ 20 - 30 c- Từ 31 - 40 d- Từ 41 - 50 e- Trên 50 Trình độ a- Phổ thông cơ sở (Cấp 2) b- Phổ thông trung học (Cấp 3) c- Trung cấp d- Cao đẳng

e- Đại học, trên đại học Số năm công tác

(Từ khi bắt đầu đi làm)

a- Dưới 3 năm b- Từ 3-5 năm c- Từ 5-10 năm d- Từ 10-15 năm e- Trên 15 năm Công việc hiện tại

Bộ Phận công tác Đơn vị công tác

Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà

Nội Số điện thoại liên hệ

(Không bắt buộc)

Anh/chị có thể yêu cầu về thông tin cá nhân.

a- Đề nghị giữ bí mật b- Không cần giữ bí mật

c- Tuỳ mục đích sử dụng (Có thể công khai)

II. II- Về xác định nhiệm vụ cá nhân:

Câu hỏi Trả lời

Mục đích làm việc của anh chị tại đơn vị là?

a- Kiếm tiền

b- Thể hiện năng lực bản thân, thăng tiến

c- Xây dựng mối quan hệ d- Tích lũy kinh nghiệm e- Công việc ổn định Công việc anh/chị đang thực hiện có được thể

hiện thông qua bảng mô tả công việc nào không?

c- Không có a- Tôi không biết

d- Có nhưng không thực hiện b- Có thực hiện bình thường e- Có thực hiện nhưng không quan tâm

Anh chị có biết về kế hoạch của đơn vị trong năm nay và những năm tiếp theo?

a- Biết

b- Biết không rõ lắm c- Không biết

d- Không quan tâm

e- Có quan tâm nhưng không được biết

Anh/chị thực hiện công việc có được đơn vị hoặc cán bộ quản lý đánh giá, nhận xét?

a- Sau khi hoàn thành công việc

b- Theo kế hoạch c- Bất kỳ khi nào

d- Không được đánh giá e- Tôi không biết

Anh/chị cảm thấy như thế nào về kết quả đánh giá thực hiện công việc của đơn vị đối

với anh/chị?

a- Hài lòng

b- Hài lòng mức độ vừa phải c- Bình thường

d- Chưa hài lòng e- Không quan tâm Anh chị sẽ thấy tốt hơn nếu làm việc (Một

công việc hoặc tại một khu vực)?

a- Một mình

b- Theo nhóm từ 3-5 người c- Theo nhóm từ 5-10 người d- Theo nhóm trên 10 người e- Còn tuỳ vào công việc

Môi trường làm việc hiện nay có tạo cho anh chị cơ hội thăng tiến, phát triển không?

a- Có nhiều

b- Có nhưng tôi không quan tâm

c- Tôi không biết d- Rất ít

e- Không có (Lý do: ...) III. III- Về kích thích vật chất, tinh thần:

Câu hỏi Trả lời

Mức thu nhập hiện tại (Bao gồm cả ngoài công việc hiện

tại) a- Dưới 3 triệu b- Từ 3 - 3,5 triệu c- Từ trên 3,5 - 4 triệu d- Từ trên 4 - 4,5 triệu e- Trên 4,5 triệu Thu nhập hàng tháng của anh/chị đảm bảo cuộc sống ở

mức độ nào?

a- Thấp

b- Hơi thấp nhưng hài lòng c- Trung bình (Vừa đủ)

d- Hơi cao nhưng chưa hài lòng e- Cao

Anh/chị có thoả mãn với thu nhập hiện tại không?

a- Rất thoải mái

b- Tương đối thoải mái và có dư dật c- Vừa đủ trang trải

d- Hơi khó khăn, nhưng khắc phục được e- Rất khó khăn

Thu nhập hàng tháng của anh/chị so với các thành viên

khác trong gia đình (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột)? a- Thấp nhất b- Thấp hơn một số người c- Bằng nhau d- Cao nhất

e- Duy nhất chỉ anh/chị có thu nhập Mức lương hiện tại của anh/chị a- Vượt quá mong đợi

so với mong muốn của anh/chị? b- Nhiều hơn mức bình thường c- Bình thường (Vừa đủ) d- Ít hơn so với mong đợi e- Quá ít

Mức lương hiện tại của anh/chị có phù hợp với đóng góp của

anh/chị không?

a- Cao hơn so với đóng góp b- Cao hơn một chút

c- Phù hợp với đóng góp d- Thấp hơn một chút

c- Thấp hơn nhiều so với đóng góp (Lý do: ...) Mức lương hiện tại có phù hợp

với công việc (vị trí) mà anh/chị đang đảm nhiệm

không?

a- Nhiều hơn

b- Tương đối nhiều hơn c- Phù hợp

d- Tương đối thấp hơn e- Thấp hơn

Anh/chị mong muốn hình thức trả lương nào?

a- Thâm niên cao hơn, lương cao hơn b- Thâm niên cao hơn, lương thấp hơn c- Bằng nhau với công việc như nhau d- Thông qua Chấm điểm năng suất

e- Một mức lương chung cho tất cả công việc

Anh/chị đánh giá về cách trả lương của đơn vị hiện nay là?

a- Công bằng b- Bình thường

c- Lúc công bằng, lúc không công bằng d- Không có ý kiến

e- Không công bằng (Lý do: ...)

Mức lương hiện tại ở vị trí của anh/chị so với thị trường mà

anh chị biết thế nào?

a- Nhiều hơn so với thị trường rất nhiều b- Tương đối nhiều hơn

c- Ngang bằng

d- Tương đối thấp hơn e- Thấp hơn nhiều

(Mức lương thị trường mà anh chị biết là khoảng bao nhiêu: ...đ) Anh/chị đánh giá thế nào về số

lượng tiền thưởng đơn vị đang thực hiện?

a- Quá nhiều

b- Tương đối nhiều c- Hợp lý (vừa đủ )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 109 - 135)