Xác định nhiệm vụ cho từng cá nhân và đánh giá kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

1.3. Các phương thức tạo động lực đối với người lao động

1.3.1. Xác định nhiệm vụ cho từng cá nhân và đánh giá kết quả thực hiện

hiện công việc

Bất kỳ một tổ chức nào cũng luôn có những mục tiêu hoạt động riêng và nó cũng là cái đích giúp tổ chức định hướng được hoạt động của mình. Mục tiêu của tổ chức bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, ngoài ra các mục tiêu này còn bao gồm cả mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập bình quân...Khi người lao động biết rõ được mục tiêu hoạt động của tổ chức thì họ sẽ dễ dàng xác định được mục đích, phương hướng làm việc của bản thân. Có như vậy người lao động mới hiểu được họ phải làm gì cho công việc đó và công việc của họ mang lại lợi ích gì cho họ cũng như cho tổ chức.

Qua việc phải xác định một cách cụ thể các nhiệm vụ thực hiện, trách nhiệm của bản thân trong công việc sẽ giúp cho người lao động thực hiện tốt công việc của mình và đồng thời họ cũng hiểu được sự mong đợi của nhà quản lý.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc là xây dựng hệ thống các tiêu chí phản ánh các yêu cầu về chất lượng của công việc qua đó giúp người lao động nắm rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến công việc. Từ đó người lao động hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời giúp cho nhà quản lý kiểm tra, giám sát được việc thực hiện công việc của người lao động. Đây là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà quản lý trong việc tạo động lực lao động cho người lao động.

“Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.”

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động rất quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả mọi tổ chức. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá thực hiện công việc mà nhà quản lý có thể thực hiện thông qua sự đánh giá hàng ngày của người lãnh đạo đối với nhân viên, sự góp ý, nhận xét giữa các nhân viên với nhau hoặc có thể thông qua một hệ thống đánh giá chính thức theo chu kỳ xác định. Nhưng cho dù đánh giá theo bất kỳ hình thức nào cũng phải đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác và công bằng đối với người lao động, qua đó sẽ có tác dụng tạo động lực cho người lao động. Việc đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động có tác dụng kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)