Vai trò, ý nghĩa hoạt động tạo động lực đối với người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 30 - 31)

1.2. Lý luận về tạo động lực đối với người lao động

1.2.4. Vai trò, ý nghĩa hoạt động tạo động lực đối với người lao động

Đối với người lao động: Động lực lao động là yếu tố thúc đẩy con

người làm việc hăng say tích cực, có nhiều sáng kiến qua đó nâng cao được chất lượng công việc, tăng năng suất lao động và nhờ đó thu nhập của họ

đựợc tăng lên. Thu nhập tăng thì người lao động có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của mình. Động lực lao động giúp người lao động hiểu và gắn bó với công việc của mình hơn.

Đối với tổ chức: Người lao động có động lực lao động là điều kiện để

tổ chức nâng cao năng suất lao động, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Động lực lao động giúp người lao động hiểu và gắn bó hơn với tổ chức. Giúp tổ chức có một đội ngũ lao động giỏi, trung thành, nhiều phát minh sáng kiến nhờ đó mà hiệu quả công việc của tổ chức tăng lên. Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của tổ chức. Nhờ đó thu hút nhiều lao động giỏi về tổ chức. Cải thiện mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động với tổ chức, góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp được lành mạnh tốt đẹp.

Đối với xã hội: Động lực lao động là điều kiện để tăng năng suất lao

động của cá nhân cũng như của tổ chức. Năng suất lao động tăng làm cho của cải vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều và do vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế, giúp con người có điều kiện thoả mãn những nhu cầu của mình ngày càng đa dạng, phong phú. Động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày một phồn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 30 - 31)