Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.1 Phƣơng pháp so sánh

Khái niệm phƣơng pháp so sánh: Là đối chiếu các con số, chỉ tiêu đã đƣợc

lƣợng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức tăng giảm hay thay đổi qua các thời điểm, các thời kỳ khác nhau và chỉ ra sự thay đổi hay khác biệt đó giữa các chỉ tiêu, các con số. Từ đó xem xét sự thay đổi hay chênh lệch đó đem lại ý nghĩa gì.

Mục đích: phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để đánh giá sự tăng giảm thay

đổi của các chỉ tiêu, qua đó cho thấy đƣợc mức độ biến động, xu hƣớng biến động, các chỉ tiêu biến động có ổn định hiệu quả hay không, theo chiều hƣớng tốt hay xấu, có hợp lý so với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp…từ đó đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Điều kiện áp dụng: phƣơng pháp so sánh chỉ đƣợc sử dụng khi có ít nhất hai

các đại lƣợng này phải có cùng ý nghĩa, nội dung kinh tế, cùng đơn vị đo, phƣơng pháp tính và thời gian.

Nội dung của phƣơng pháp so sánh:

+ Xác định gốc so sánh: tùy vào từng nội dung kinh tế của đại lƣợng đem đi so sánh, ta cần xác định một chỉ tiêu làm gốc, đó có thể là cùng chỉ tiêu kinh tế đó của kỳ trƣớc, kỳ kế hoạch, kỳ gốc hoặc các chỉ tiêu trung bình ngành hay số liệu của một doanh nghiệp khác cùng ngành với quy mô tƣơng đƣơng.

+ Thực hiện kỹ thuật so sánh: thông qua việc tính toán mức độ chênh lệch tƣơng đối và tuyệt đối giữa các chỉ tiêu để rút ra mức độ biến động.

Trong bài luận văn có sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích theo chiều

dọc và chiều ngang của công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát:

Phân tích theo chiều dọc: Nhằm xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu

trong tổng thể quy mô chung. Qua đó thấy đƣợc mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.Trong bài luận văn có sử dụng so sánh số liệu về giá trị và tỷ trọng các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nhƣ: tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sàn dài hạn, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản mục về vay nợ ngắn hạn dài hạn, vốn chủ sở hữu…so sánh các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh nhƣ: doanh thu, chi phí, lợi nhuận…số liệu trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: dòng thu và chi các hoạt đông sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tƣ…so sánh số liệu về các hệ số tài chính nhƣ hệ số khả năng thanh toán, hệ số hiệu suất hoạt động, hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ….để đánh giá đƣợc sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm, từ đó dự báo xu hƣớng thay đổi của các chỉ tiêu này cũng nhƣ nguyên nhân tăng giảm của chúng theo từng giai đoạn.

Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối

trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính qua đó thấy đƣợc sự biến động của từng chỉ tiêu. Trong luận văn có sử dụng so sánh theo chiều ngang số liệu về các hệ số tài chính nhƣ hệ số khả năng thanh toán, hệ số hiệu suất hoạt động, hệ số nợ và tỷ trọng từng loại tài sản, hệ số khả năng sinh lời…của công ty Thuận Phát với hai đối thủ

cạnh tranh có quy mô tƣơng đƣơng trong ngành là công ty nhựa An Phát và công ty nhựa Tân Phú. Qua đó so sánh đánh giá đƣợc tình hình tài chính của công ty phân tích với các công ty cùng ngành để thấy rõ vị thế của công ty trong ngành nhựa nói chung.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lƣợng tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về hiệu quả hoạt động, nhóm tỷ lệ về quản lý nợ, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.

Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.

Trong bài luận văn có sử dụng phƣơng pháp tỷ lệ ở việc đánh giá các hệ số tài chính của công ty nhƣ hệ số khả năng thanh toán, hệ số khả năng sinh lời, hệ số hiệu suất hoạt động thông qua các chỉ tiêu về vòng quay tài sản, hệ số nợ và hệ số cơ cấu tài sản…Chẳng hạn khi đánh giá hệ số khả năng thanh toán nhƣ Khả năng thanh toán hiện hành, tác giả tiến hành phân tích hệ số này dƣới dạng thƣơng của hai khoản mục là tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Thông qua đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu này kết hợp đánh giá ở phần bảng cân đối kế toán, từ đó đánh giá sự biến động của khả năng thanh toán hiện hành của đơn vị. Thực hiện tƣơng tự với các hệ số tài chính khác.

2.2.3. Phƣơng pháp liên hệ cân đối

Đó là mối liên hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng nguồn vốn hình thành

mối quan hệ cân đối này, ta sẽ xác định đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng phân tích.

Trong bài luận văn sử dụng việc đánh giá phân tích liên hệ cân đối ở nhiều nội

dung, chẳng hạn khi phân tích bảng cân đối kế toán khoản mục tài sản cố định, tác giả có đánh giá sự tăng giảm tài sản cố định của doanh nghiệp trong ba năm gần nhất cả về giá trị và tỷ trọng. Sự tăng giảm tài sản cố định qua từng năm đƣợc lý giải nguyên nhân cụ thể gắn với tình hình của doanh nghiệp. Đồng thời mỗi sự giảm đi về tài sản cố định sẽ đƣợc đánh giá liên hệ tại khoản mục thu nhập khác thông qua việc thu thanh lý tài sản cố định. Và liên hệ cả với khoản mục thu từ thanh lý tài sản cố định trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ở dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ, từ đó xem việc giảm tài sản cố định của doanh nghiệp có hợp lý không và đã thu đƣợc tiền tạo tính thanh khoản cho đơn vị hay chƣa…Việc phân tích kết hợp liên hệ cân đối giữa các chỉ tiêu nhƣ vậy giúp nhà phân tích tài chính có thể đánh giá một cách chặt chẽ từng sự tăng giảm các khoản mục của doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.

2.2.4 Phân tích xu hƣớng

Phân tích xu hƣớng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính

của công ty qua ba năm (2012-2014) để thấy đƣợc xu hƣớng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. Thực ra, đây chỉ là bƣớc tiếp theo của phân tích tỷ số. Sau khi tính toán các tỷ số thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân ngành chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị để thấy xu hƣớng chung.

Trong luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích xu hƣớng ở nhiều nội dung,

chẳng hạn nhƣ phân tích báo cáo kết quả kinh doanh thông qua phân tích và đánh giá xu hƣớng biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích xu hƣớng thay đổi hệ số nợ và hệ số cơ cấu tài sản của doanh nghiệp từ đó sự báo về chính sách tài trợ và đầu tƣ của đơn vị. Phân tích xu hƣớng biến đổi khả năng sinh lời của doanh nghiệp để dự đoán về khả năng tăng trƣởng của doanh nghiệp trong tƣơng lai….Việc phân tích và dự báo xu hƣớng là sự đánh giá mang tính lâu dài đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó đem lại cái nhìn tổng quan hơn về khả năng tài chính của đơn vị và ngành.

2.2.5. Phân tích cơ cấu

Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dung để xác định khuynh hƣớng thay

đổi của từng khoản mục trong các báo cáo tài chính. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu đƣợc thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm để thấy đƣợc khuynh hƣớng thay đổi của từng khoản mục. Tƣơng tự, trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán chúng ta cũng tính toán và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và từng khoản mục của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn.

Ƣu điểm của phân tích cơ cấu là cung cấp cơ sở so sánh từng khoản mục của

từng báo cáo hoặc so sánh giữa các công ty với nhau, đặc biệt là khi so sánh giữa các công ty có quy mô khác nhau. Trong bài phân tích này, tôi sử dụng các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát qua ba năm (2012- 2014), sau đó so sánh với nhau và so sánh với trung bình ngành. Đặc biệt là so sánh số liệu của đơn vị nghiên cứu với hai đối thủ cạnh tranh cùng quy mô trong ngành là công ty An Phát và công ty nhựa Tân Phú để thấy rõ năng lực của doanh nghiệp trong ngành và với các đối thủ.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT 3.1. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát 3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

Công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát đƣợc thành lập năm 2002,

với định hƣớng phát triển thành một trong những nhà máy sản xuất, kinh doanh ống thép không gỉ, ống nhựa cấp thoát nƣớc và tấm hợp kim nhôm (thƣơng hiệu Vertu) hàng đầu tại Việt Nam.

Trụ sở chính của công ty tại Tòa nhà Thuận Phát, Lô 1, Số 538 Đƣờng Láng,

Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Bên cạnh đó, tại tỉnh Hƣng Yên công ty có các nhà máy sản xuất thép không gỉ, nhà máy sản xuất nhựa và nhà máy sản xuất tấm ốp nhôm nhựa.

- Ngành nghề kinh doanh chính

+ Sản xuất các sản phẩm ống và phụ kiện nhựa

+ Sản xuất thép không gỉ

+ Sản xuất tấm hợp kim nhôm

Từ khi thành lập năm 2002 đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và tăng

trƣởng về quy mô kinh doanh cũng nhƣ năng lực sản xuất, thông qua việc xây dựng các nhà máy:

Nhà máy sản xuất thép không gỉ đi vào hoạt động từ năm 2002, đƣợc đặt tại

xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên với tổng mức đầu tƣ ban đầu 20 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 3ha gồm 3 phân xƣởng chính là xƣởng lốc, xƣởng mài vét và xƣởng đánh bóng. Đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị tƣờng về chủng loại và mẫu mã sản phẩm, nhà máy sản xuất thép không gỉ Thuận Phát đã không ngừng đầu tƣ máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan, với công suất 40 tấn/ngày tƣơng đƣơng 14.600 tấn/năm. Ngoài ra, toàn bộ các sản phẩm thép không gỉ của Thuận Phát đều đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt về chất lƣợng trƣớc khi xuất xƣởng.

Nhà máy nhựa Thuận Phát đặt tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hƣng Yên. Nhà máy đƣợc xây dựng trên diện tích 5ha, gồm 5 phân xƣởng chính là xƣởng sản xuất, xƣởng xay nghiền, xƣởng cơ điện, kho thành phẩm, kho nguyên liệu và các phòng/ xƣởng chức năng khác với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu trên 4 triệu USD, công suất 58,5 tấn/ngày tƣơng đƣơng 21.081 tấn/ năm.

Nhà máy sản xuất tấm ốp nhôm nhựa phức hợp thƣơng hiệu Vertu đƣợc xây

dựng trên diện tích 1,5ha, nằm trong khuôn viên khu liên hiệp sản xuất của Công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát, thuộc địa phận xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Toàn bộ các sản phẩm tấm ốp nhôm nhựa phức hợp Vertu đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đức, theo quy trình quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008.

Trải qua chặng đƣờng gần 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần

đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ. Sản phẩm của Thuận Phát đã có mặt trong nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia, doanh thu bán hàng ngày càng tăng, thị trƣờng tiêu thụ ngày càng đƣợc mở rộng không những trong nƣớc mà còn phát triển ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Thƣơng hiệu Thuận phát đã đƣợc các tổ chức và hiệp hội có uy tín bình chọn và trao tặng nhiều giải thƣởng có giá trị nhƣ: Cúp vàng thƣơng hiệu ngành xây dựng 4 năm liên tiếp 2006, 2007, 2008, 2009; Cúp vàng thƣơng hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam năm 2008; Cúp vàng chất lƣợng hội nhập 2007,2008, 2009; Huy chƣơng vàng chất lƣợng sản phẩm tại hội chợ triển lãm quốc tế VietBuild các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010…Đây là sự khẳng định những nỗ lực không ngừng của ban quản lý cũng nhƣ tập thể công ty cổ phần đầu tƣ và xuất nhập khẩu Thuận Phát.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Biểu 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Website Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát)

3.1.3 Đặc thù kinh doanh của công ty

a. Tình hình chung ngành nhựa Việt Nam

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nƣớc thời gian qua phải

kể đến sự tăng trƣởng không ngừng của các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là ngành nhựa, với tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng từ 15 - 25% và bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ: bao bì nhựa, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật cao. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhựa trong nƣớc ngày càng tăng thì các doanh nghiệp nhựa cũng phát triển đạt đƣợc nhiều thành tựu và gây dựng đƣợc thƣơng hiệu lớn nhƣ: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong, bao bì nhựa Tân Tiến, Vân Đồn, chai PET và chai ba lớp của Tân Phú, Oai Hùng, Ngọc Nghĩa, …Không chỉ tiêu thụ mạnh mẽ trong nƣớc, ngành nhựa còn có kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, đứng thứ tƣ trong nƣớc chỉ sau hạt tiêu, cà phê và sản phẩm cơ khí. Tất cả những

thành tựu trên cho thấy ngành nhựa và sản phẩm nhựa của Việt Nam đƣợc nhiều nƣớc ƣa chuộng và đã khẳng định đƣợc vị thế quan trọng của mình trong ngành công nghiệp nói chung.

Đặc thù ngành nhựa Việt Nam nói chung và của công ty nhựa Thuận Phát nói

riêng có thể kể đến:

Xuất phát từ đặc điểm ngành sản xuất nhựa là ngành công nghiệp nhẹ, vốn

đầu tƣ ban đầu không quá lớn, máy móc thiết bị và điều kiện kỹ thuật công nghệ không yêu cầu quá phức tạp. Toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp trên cả nƣớc và tập trung phần lớn ở Hồ Chí Minh khoảng 80%, trong đó hơn 95% là các doanh nghiệp tƣ nhân. Bởi vậy, Thuận Phát cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành có số vốn không phải lớn so với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, quy mô tƣơng đối xếp loại vừa và số lƣợng doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chính thức là không nhiều. Ngoài ra ngành nhựa cũng là một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)