Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.1. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Biểu 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty

(Nguồn: Website Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát)

3.1.3 Đặc thù kinh doanh của công ty

a. Tình hình chung ngành nhựa Việt Nam

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nƣớc thời gian qua phải

kể đến sự tăng trƣởng không ngừng của các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là ngành nhựa, với tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng từ 15 - 25% và bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ: bao bì nhựa, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật cao. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhựa trong nƣớc ngày càng tăng thì các doanh nghiệp nhựa cũng phát triển đạt đƣợc nhiều thành tựu và gây dựng đƣợc thƣơng hiệu lớn nhƣ: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong, bao bì nhựa Tân Tiến, Vân Đồn, chai PET và chai ba lớp của Tân Phú, Oai Hùng, Ngọc Nghĩa, …Không chỉ tiêu thụ mạnh mẽ trong nƣớc, ngành nhựa còn có kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, đứng thứ tƣ trong nƣớc chỉ sau hạt tiêu, cà phê và sản phẩm cơ khí. Tất cả những

thành tựu trên cho thấy ngành nhựa và sản phẩm nhựa của Việt Nam đƣợc nhiều nƣớc ƣa chuộng và đã khẳng định đƣợc vị thế quan trọng của mình trong ngành công nghiệp nói chung.

Đặc thù ngành nhựa Việt Nam nói chung và của công ty nhựa Thuận Phát nói

riêng có thể kể đến:

Xuất phát từ đặc điểm ngành sản xuất nhựa là ngành công nghiệp nhẹ, vốn

đầu tƣ ban đầu không quá lớn, máy móc thiết bị và điều kiện kỹ thuật công nghệ không yêu cầu quá phức tạp. Toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp trên cả nƣớc và tập trung phần lớn ở Hồ Chí Minh khoảng 80%, trong đó hơn 95% là các doanh nghiệp tƣ nhân. Bởi vậy, Thuận Phát cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành có số vốn không phải lớn so với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, quy mô tƣơng đối xếp loại vừa và số lƣợng doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chính thức là không nhiều. Ngoài ra ngành nhựa cũng là một ngành hấp dẫn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thể hiện ở số lƣợng các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tiến hành sản xuất khá lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan do ba nƣớc này bị Mỹ và Châu Âu áp dụng thuế chống bán phá giá, trong khi Việt Nam thì không. Thêm đó các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang có ý định đầu tƣ vào thị trƣờng sản xuất nhựa Việt Nam nên rào cản gia nhập ngành không cao nhƣng áp lực cạnh tranh trong ngành là khá lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Sản phẩm thế mạnh của ngành là nhựa bao bì, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa

gia dụng và nhựa kỹ thuật cao. Tuy nhiên trong khâu sản xuất giữa ngành nhựa còn thiếu sự liên kết về chuyên môn hóa trong sản xuất, dẫn đến đầu tƣ tràn lan tƣơng đối nhiều nhƣng hiệu quả kinh tế không cao, việc sản xuất sản phẩm bị trùng lắp dẫn đến thất bại của một số doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh toàn ngành thấp.

Giá thành sản xuất và giá cả biến động thất thƣờng do trong nƣớc chƣa chủ

động đƣợc nguồn nguyên liệu, phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, đặc biệt là hai loại nguyên liệu là PP và PE với mức biến động tăng trung bình 14%/năm, cùng với sự biến động của giá dầu thế giới. Trong khi giá nguyên vật liệu sản phẩm nhựa chiếm

đến 75 - 80% giá thành toàn bộ sản phẩm nên việc chƣa chủ động nguyên liệu là một khó khăn vô cùng lớn với doanh nghiệp nhựa nói chung và công ty nói riêng. Ngoài ra do phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu nên việc công ty chịu tác động lớn của rủi ro tỷ giá và rủi ro chính trị giữa các quốc gia là không thể tránh khỏi.

b. Nhân tố ảnh hưởng đến ngành nhựa

Nhân tố chính trị, pháp luật: bao gồm những chính sách pháp luật nhà nƣớc

quy định liên quan đến ngành nhƣ: Quyết định số 11 - QĐ/ BCN ngày 17/02/2004 về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa, Quyết định 55/2007 - QĐ/ Ttg về Ƣu tiên phát triển ngành nhựa thành ngành kinh tế mũi nhọn tầm nhìn đến 2020. Hiện nay, vẫn thiếu quy định về nhập khẩu phế liệu sản xuất nhằm tái sinh để hạ giá thành, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc chủ động nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp.

Nhân tố rủi ro tỷ giá: do ngành nhựa nhập khẩu chủ yếu các nguyên vật liệu

nên việc bị ảnh hƣởng bởi tỷ giá hối đoái đối với công ty là không thể tránh khỏi. Nếu tỷ giá tăng làm chi phí nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp tăng, trong khi giá bán không thể điều chỉnh tăng ngay với tốc độ tƣơng ứng. Quá trình kéo dài lâu nếu doanh nghiệp không có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu hay sử dụng các công cụ phái sinh để rào chắn rủi ro sẽ dẫn đến tình trạng giảm lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu mỏ thế giới chính là một trở ngại lớn trong quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp ngành nhựa.

Nhân tố lãi suất: lãi suất là yếu tố cấu thành chi phí sử dụng vốn của doanh

nghiệp, trong khi doanh nghiệp ngành nhựa chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân quy mô vừa và nhỏ nên việc huy động vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất ƣu đãi tƣơng đối khó khăn. Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát khiến chính phủ phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Nhân tố xã hội: ảnh hƣởng đến ngành thông qua cầu sản phẩm nhựa của thị

nƣớc và hầu nhƣ ít nhập khẩu sản phẩm nhựa nƣớc ngoài. Khi xã hội phát triển, thu nhập ngày càng tăng thì yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm cũng tăng cao. Đồng thời, xuất hiện xu hƣớng sử dụng sản phẩm nhựa thân thiện với môi trƣờng cũng là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam.

Nhân tố công nghệ: khoa học công nghệ có tác động to lớn đến ngành nhựa,

giúp nhựa trở thành sản phẩm thay thế cho những nguyên liệu truyền thống nhƣ gỗ, kim loại,… Đồng thời nâng cao chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm nhựa. Tuy nhiên việc đầu tƣ vào máy móc thiết bị yêu cầu vốn lớn, các loại máy sản xuất chủ yếu trong ngành nhƣ máy in, máy ghép, máy thổi,… lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu,gây khó khăn lớn cho ngành.

c. Phân tích SWOT về công ty

- Điểm mạnh

Nhựa là ngành kinh tế năng động, có tốc độ phát triển nhanh từ 15 - 25%/năm.

Nguồn nhân lực trong nƣớc dồi dào và nhân lực giá rẻ là một thuận lợi của

công ty nội địa.

Sản phẩm nhựa có nhu cầu thị trƣờng lớn, có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới

nên cầu cả trong nƣớc và cầu xuất khẩu đều lớn.

Sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu

vào thị trƣờng châu Âu và Mỹ nhƣ các nƣớc Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia,…là một lợi thế của ngành.

Hình thức công ty cổ phần tạo cơ hội huy động vốn tốt cho công ty.

Vị trí địa bàn tại thủ đô, thuận lợi cho việc lƣu thông và vận chuyển sản phẩm.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng về chủng loại và mẫu mã

sản phẩm, công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát đã không ngừng đầu tƣ xây dựng nhà máy quy mô và hiện đại; mua sắm máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan, Đức, Italia phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.

- Điểm yếu:

Không chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu, nguồn nguyên liệu phụ thuộc

vào việc nhập khẩu là khó khăn lớn nhất của công ty.

Thiếu hụt nhân lực chất lƣợng cao, chƣa có trƣờng đào tạo chuyên môn cho

công nhân ngành nhựa nên việc cải tiến kỹ thuật sản xuất và chuyên môn hóa còn thấp, tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu khi sản xuất còn cao. Trong ngành lại không có sự liên kết trao đổi nên trình độ nhân công ít đƣợc cải thiện.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ nên vốn huy động còn nhỏ, chƣa có chiến lƣợc và

chính sách xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu hiệu quả, hệ thống phân phối và bán hàng giới thiệu sản phẩm tại các thị trƣờng nƣớc ngoài còn yếu, xuất khẩu sản phẩm nhựa chủ yếu qua trung gian nên chi phí lớn, không có thông tin thị trƣờng nên doanh nghiệp thƣờng chỉ chú trọng đến thị trƣờng nội địa.

Nguồn nguyên liệu tái sinh sạch để giảm giá thành sản phẩm rẻ không sản xuất đƣợc. Trong khi thủ tục nhập phế liệu từ nhựa về tái chế làm nguyên liệu lại chƣa đầy đủ, phức tạp nên khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tự sản xuất nguyên liệu.

- Cơ hội:

Nhu cầu xã hội về sản phẩm nhựa của doanh nghiệp ngày càng tăng, thu nhập

và thị hiếu của ngƣời dân tăng cao nên yêu cầu về sản phẩm cũng tăng theo.

Sản phẩm nhựa Việt Nam vốn đƣợc ƣa chuộng tại nhiều thị trƣờng nƣớc

ngoài do giá thành tƣơng đối hợp lý và chất lƣợng sản phẩm phù hợp.

Việc Việt Nam gia nhập các hiệp hội kinh tế lớn nhƣ WTO, hiệp định AFTA,

TPP, AEC…sẽ tạo ra nhiều ƣu đãi về thuế suất và phi thuế suất cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu.

Ngành nhựa trong tƣơng lai đƣợc sự chú trọng quan tâm của chính phủ và khuyến khích phát triển trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc.

- Thách thức:

Nhu cầu của cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng nƣớc ngoài ngày càng tăng

Hàng hóa Việt Nam ở thị trƣờng nƣớc ngoài cũng có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá và kiện tụng về việc có giá bán thấp hơn ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

Những bất lợi về sự biến động giá đầu thế giới và giá nguyên vật liệu nhập

khẩu có thể làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm nhựa các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan,

Malaysia…tạo một áp lực lớn đối với doanh nghiệp nội địa.

Vốn là một doanh nghiệp quy mô nhỏ và chƣa đƣợc niêm yết trên sàn chứng

khoán nên cơ hội phát triển thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Thuận Phát gặp nhiều cạnh tranh từ các công ty lớn trong ngành nhƣ: công ty cổ phần nhựa Bình Minh, công ty nhựa Đà Nẵng, công ty nhựa Đồng Nai, nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, …

Thông qua việc phân tích và nhận định tình hình tài chính hiện tại tác giả sẽ

đề xuất một số biện pháp hữu ích cho công ty nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và vƣợt qua thách thức, tận dụng đƣợc cơ hội phát triển cho mình.

3.2 Phân tích tài chính Công ty cổ phần đầu tƣ xuất khẩu Thuận Phát 3.2.1.Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn 3.2.1.Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn

Biểu 3.2 Biến động tài sản - nguồn vốn 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2012 2013 2014 Tổng TS Nợ phải trả Vốn CSH TS ngắn hạn TS dài hạn (Nguồn: Tác giả)

Nhìn vào bảng 3.1, có thể thấy tổng tài sản của công ty tăng giảm qua các năm, năm 2013 có sự tăng mạnh của tổng tài sản cho thấy quy mô kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đã đƣợc mở rộng. Đến năm 2014, tổng tài sản lại giảm xuống mức hơn 350 nghìn tỷ, giảm đi hơn 16% so với năm 2014. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của đơn vị đã giảm đáng kể, đánh giá ban đầu là dấu hiệu không tốt với tình hình tài chính công ty. Tuy nhiên ta cần xem xét cụ thể khoản mục biến động để thấy rõ nguyên nhân giảm tài sản của doanh nghiệp.

Chủ yếu do Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biến động theo cùng chiều hƣớng tăng từ 2012 - 2013 và giảm mạnh từ 2013 - 2014. Trong khi tài sản ngắn hạn là khoản mục lớn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, có thể thấy đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa - thuộc ngành công nghiệp nhẹ và kỹ thuật sản xuất tƣơng đối đơn giản thì việc tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tổng tài sản là hợp lý. Xem xét cụ thể sự biến động của tài sản ngắn hạn có thể thấy nguyên nhân chủ yếu có sự thay đổi tài sản ngắn hạn là do sự giảm đi các khoản mục phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Cùng với sự tăng lên của đầu tƣ tài chính ngắn hạn nhƣng mức độ tăng không bù đắp đƣợc sự giảm đi của các khoản mục còn lại nên làm tài sản ngắn hạn giảm đi. Cụ thể:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ, chƣa đến 1% và thay đổi không nhiều qua các năm. Tỷ lệ này là khá hợp lý với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhẹ, cho thấy doanh nghiệp vẫn duy trì một mức tiền mặt nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho mình và vừa đảm bảo không có quá nhiều tiền nhàn rỗi gây tăng chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn.

Một sự thay đổi đột biến trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là sự tăng

lên mạnh mẽ các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn trong năm 2014. Nếu nhƣ 2012 - 2013 khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, gần nhƣ không có và chủ yếu là đầu tƣ vào cổ phiếu của công ty HQC và NBC, chỉ có 33 cổ phiếu. Tuy nhiên đến năm 2014, lƣợng chứng khoán năm giữ vẫn nhƣ vậy nhƣng khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng lên đáng kể là do xuất hiện khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Vietin Bank chiếm đến 10 tỷ đồng. Sự tăng lên tiền gửi có kỳ hạn cho thấy tạm thời doanh nghiệp đang có nguồn tiền mặt tƣơng đối dồi dào, mặt khác có thể thấy xu hƣớng thị trƣờng cuối năm 2014 lãi suất tiền gửi đang có xu hƣớng tăng trở lại sau một thời gian dài giảm lãi suất do chính phủ sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ ở giai đoạn trƣớc, mặt khác, những kênh đầu tƣ chủ yếu nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ…lại biến động thất thƣờng. Vì vậy có thể thấy, tại thời điểm năm 2014 thì việc doanh nghiệp đƣa tiền gửi ngân hàng theo kỳ hạn cũng là một hoạt động tạo sự an toàn tài chính cho mình và có thể sử dụng cho những mục đích khác của doanh nghiệp khi cần thiết.

Các khoản phải thu ngắn hạn trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng cũng

biến đổi theo đúng xu hƣớng, tăng trong năm 2012 - 2013 và giảm ở 2014 và luôn chiếm tỷ trọng hơn 20%. Một số khách hàng thân thiết có thể kể đến của công ty chẳng hạn nhƣ Công ty SX TM Anh Linh, công ty cổ phần dụng cụ xuất khẩu, công ty cổ phần thƣơng mại Quảng Ninh, công ty TNHH Thyssen Group Việt Nam, công ty TNHH Quang Nam, công ty cổ phần Minh Hữu Liên…. Đây đều là những khách hàng tƣơng đối lâu năm và có mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp, nên việc doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng thƣơng mại cho những đối tƣợng này là tƣơng đối cần thiết. Mặt khác, xem xét sự biến động của các khoản phải thu

có thể thấy chúng tăng giảm cùng chiều với quy mô kinh doanh, tuy năm 2014 có chiếm tỷ trọng cao hơn một chút so với hai năm trƣớc nhƣng là khi doanh thu năm 2014 tăng lên nhƣng các khoản phải thu vẫn giảm, và không xuất hiện những khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)