Giải pháp nhằm giảm hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 99 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ

4.2.2. Giải pháp nhằm giảm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp thông thƣờng và càng trở nên quan trọng đối với một doanh nghiệp hoạt động cả trong

lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại nhƣ Thuận Phát. Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tƣơng lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu, linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất… Hàng tồn kho quá nhiều hay quá ít đều gây ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cần phải có các cách thức quản lý hàng tồn kho phù hợp. Tồn kho là cần thiết và với một khối lƣợng phù hợp với điều kiện hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó không gây nguy hiểm. Khi giữ lƣợng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm đƣợc một số chi phí, hoặc chi phí bỏ ra thấp hơn ban đầu nhƣ chi phí chất lƣợng khởi động. Tuy nhiên, nếu lƣợng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm (đối với tồn kho là thành phẩm), ngoài ra do doanh nghiệp không kịp cung cấp sản phẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh. Nếu số lƣợng hàng tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hƣ hỏng, hao hụt chất lƣợng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng thì một số các chi phí sau đây sẽ đội

lên cao hơn nhƣ: Chi phí tồn trữ là chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ

nhƣ tiền thuê kho bãi, bảo hiểm nhà kho, chi phí về thiết bị phƣơng tiện, chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát quản lý, chi phí quản lý điều hành kho hàng, chi phí hao hụt mất mát… Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: nếu lƣợng bán thành phẩm tồn kho quá lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất. Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách yếu đi. Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lƣợng tồn kho quá lớn làm cản trở qui trình sản xuất nên nhiều lao động đƣợc cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp. Chi phí về chất lƣợng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng có kích thƣớc lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trƣờng hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lƣợng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhƣợc điểm. Nếu kích thƣớc lô hàng nhỏ hơn có thể giảm đƣợc lƣợng kém phẩm chất.

Khi phân tích công ty Thuận Phát có thể thấy tuy tốc độ tiêu thụ sản phẩm năm 2014 có cao hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc, thể hiện ở việc doanh thu năm 2014 tăng trƣởng vƣợt bậc, nhƣng lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn rất cao, chiếm đến 60 - 70% tài sản của doanh nghiệp và chủ yếu nằm ở tồn kho thành phẩm và hàng hóa, đây là vấn đề đáng lo ngại đối với doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét cắt giảm và có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý để tránh việc bị tăng chi phí. Một số biện pháp giảm hàng tồn kho và thúc đẩy tiêu thụ có thể sử dụng nhƣ:

Giảm giá: Để giảm bớt hàng tồn kho và thu hồi lại vốn, doanh nghiệp buộc

phải chấp nhận một khoản thiệt hại để bán đƣợc hàng và giảm giá là điều không thể tránh khỏi. Tuy trong năm 2014 công ty đã loại bỏ đƣợc khoản giảm trừ doanh thu thông qua giảm giá hàng bán nhƣng nếu lƣợng hàng tồn kho quá cao và quá lâu sẽ làm tăng chi phí, thậm chí khi sản phẩm nhựa trở nên lạc hậu về kỹ thuật, mẫu mã, doanh nghiệp còn đứng trƣớc nguy cơ mất trắng sản phẩm. Vì vậy, trƣờng hợp cấp bách doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc chiết khấu, giảm giá bán cho những khách hàng thân quen, mua số lƣợng lớn để kích thích tiêu thụ, nhằm giải phóng hàng tồn kho. Có hai phƣơng pháp thông thƣờng để giảm giá bán là: mua 1 tặng 1 và giảm giá 50%.Với các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, khi hàng hóa buộc phải có một thời hạn tiêu thụ nhất định, thì đây là một giải pháp hợp lý.

Phƣơng pháp bán hàng lƣu động: Công ty có thể thuê các xe tải nhỏ trong thời

gian nhất định, sắp xếp sản phẩm của mình trên xe và trang trí thật bắt mắt. Với cách làm này thì công ty vừa thu lại lợi nhuận từ bán hàng trực tiếp, vừa có thể quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách trực quan nhất. Các doanh nghiệp nhựa, đặc biệt là nhựa gia dụng hay sử dụng phƣơng pháp này, tuy đơn giản, tiết kiệm chi phí nhƣng lợi ích từ việc tiêu thụ hàng và quảng bá hình ảnh không phải là nhỏ.

Đối với doanh nghiệp bán hàng, thông qua hệ thống phân phối, có thể xem xét việc ký gửi lại nơi bán để tránh lƣợng tồn kho tại công ty cao. Khi đó công ty nên có chính sách hỗ trợ nhà phân phối trong khâu thanh toán để nhà phân phối sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm của bạn với số lƣợng nhiều hơn.

Tặng hoặc trao đổi sản phẩm: Đây là cách giải quyết hàng tồn kho nhanh nhất và thu lại lợi nhuận ít nhất. Nhƣng nếu doanh nghiệp tặng đúng nơi, đúng thời điểm thì giá trị mang lại cho doanh nghiệp xét về lâu dài lại rất lớn lao.Một số phƣơng pháp tặng có thể đóng góp sản phẩm vào quỹ từ thiện, tặng trực tiếp cho ngƣời nghèo, tặng đối tác, tặng nhân viên công ty bạn, hoặc tặng kèm cho khách hàng khi khách hàng mua sản phẩm khác của công ty, đặc biệt đối với sản phẩm nhựa gia dụng nhƣ đồ chơi trẻ em, sản phẩm nội trợ,…rất đƣợc ƣa chuộng thì việc tặng sản phẩm cho những đối tƣợng khách hàng tiềm năng có thể đem lại lợi ích lớn. Cũng có một cách khác thu lại lợi nhuận cao hơn việc tặng sản phẩm, đó là trao đổi sản phẩm của bạn với sản phẩm của công ty khác.

Xem xét mở rộng thị trƣờng để bán sản phẩm vào thị trƣờng mới: Do thị trƣờng tiêu thụ của doanh nghiệp chủ yếu tại miền bắc, nơi có ít số lƣơng doanh nghiêp sản xuất nhựa nên độ cạnh tranh không cao, công ty có thể đƣa sản phẩm đi tiêu thụ ở vùng khác nhƣ các vùng miền núi phía bắc, việc thiếu thốn trang thiết bị và cơ sở vật chất ở đây sẽ là nguồn tiêu thụ nhựa gia dụng vô cùng lớn, hoặc xuất khẩu cũng là một giải pháp hữu hiệu trong tình trạng tồn hàng hiện nay. Để xuất khẩu đƣợc công ty cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giảm đƣợc giá thành sản xuất để đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của sản phẩm Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)