Giải pháp nhằm tăng đầu tƣ tài sản cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ

4.2.1. Giải pháp nhằm tăng đầu tƣ tài sản cố định

Tài sản cố định đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. TSCĐ là một bộ phận của tƣ liệu sản xuất, giữ vai trò tƣ liệu lao đông chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng đƣợc coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ góc độ vi mô, đối với một doanh nghiệp, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ góc độ vĩ mô, đối với một đất nƣớc, đây là nền tảng để đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không. Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nên kinh tế.

Qua quá trình phân tích tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuận Phát có thể

thấy công ty có tỷ trọng tài sản cố định khá thấp so với tỷ trọng tài sản ngắn hạn và so với trung bình ngành nói chung, chỉ khoảng 10%. Trong khi tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn, lại sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, việc thiếu thốn các thiết bị máy móc và phƣơng tiện vận tải gây khó khăn vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của công ty với các doanh nghiệp nhựa nƣớc ngoài nhƣ nhựa Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan…thì yêu cầu doanh nghiệp nhựa Việt Nam đổi mới khoa học công nghệ để cải thiện chất lƣợng sản phẩm và sản xuất đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc đầu tƣ thêm vào tài sản cố định còn góp phần nâng cao hiệu quả đòn bẩy kinh doanh, từ đó có cơ sở khuếch đại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy yêu cầu tăng đầu tƣ vào tài sản cố định đối với Thuận Phát là vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp có thể xem xét một số biện pháp tăng tài sản nhƣ:

Để tăng tài sản cố định trƣớc hết doanh nghiệp cần xác định chính sách ƣu tiên đầu tƣ vào tài sản cố định. Với điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, doanh nghiệp nên xem xét sắp xếp ƣu tiên những tài sản cố định nào thực sự cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng nhiều và ít phải thay mới để mua sắm đầu tƣ trƣớc. Chọn nhà cung cấp với giá cả phải chăng, công ty có thể xem xét đến việc mua máy móc nhập khẩu từ nƣớc ngoài nhƣng phải đảm bảo kiểm định đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Những máy móc mang tính công nghệ cao và giá trị lớn nhƣ dây chuyền sản xuất ống nhựa, máy đùn ống nhựa…thì doanh nghiệp có thể xem xét nhập khẩu tại những nƣớc lớn, uy tín và có nguồn máy đảm bảo. Ngoài ra những loại máy móc thông dụng, giá trị không quá cao nhƣ máy thổi nhựa, máy ép, máy băm, xay nhựa, máy tạo hạt nhựa tái sinh, máy đùn nhựa, máy trộn hạt nhựa, máy tái sinh phế phẩm…đều đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam và bán trong thị trƣờng nội địa khá nhiều cho doanh nghiệp lựa chọn. Có thể tính đến chuyện mua lại những máy cũ để hạn chế chi phí nhƣng phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và nguồn sản phẩm tốt.

Đặc biệt công ty nên chú ý đến việc tăng đầu tƣ vào những tài sản cố định theo xu hƣớng phát triển sản xuất nhựa hiện đại và những sản phẩm nhựa mang tính thân thiện với môi trƣờng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chẳng hạn nhƣ mua các máy móc để sản xuất nguyên vật liệu tái sinh: hạt nhựa tái sinh HDPE, hạt nhựa tái sinh PET, hạt nhựa tái sinh PP, máy phức hợp …

Song song với việc chú trọng đổi mới trang thiết bị, phƣơng pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian lẫn công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hƣ hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chƣa cần dùng.

Sau khi mua sắm đầu tƣ tài sản cố định, việc đảm bảo đƣợc giá trị tài sản cố định còn phụ thuộc vào việc đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của VCĐ, quy mô vốn phải bảo toàn. Doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ khấu hao, không để mất vốn cố định, thƣờng xuyên theo dõi giá trị thị trƣờng của

chúng cũng nhƣ nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tận dụng sản phẩm cũ nhƣng tránh tình trạng sử dụng máy hết thời gian tuổi thọ kỹ thuật gây hỏng hóc mất thời gian và hao tốn nguyên vật liệu.

Lựa chọn phƣơng pháp khấu hao phù hợp: Đối với nhà quản lý cần xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Để quản lý hiệu quả khấu hao tài sản cố định cần phải lựa chọn các cách tính khấu hao phù hợp và phải có phƣơng pháp quản lý số khấu hao lũy kế của tài sản cố định. Việc lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hƣởng bất lợi của hao mòn vô hình cũng là một vấn đề cần quan tâm của doanh nghiệp. Đối với những máy giá trị vừa phải và sử dụng đƣợc lâu dài có thể lựa chọn khấu hao đều, với những máy sử dụng thời gian ngắn nên lựa chọn khấu hao nhanh để tránh việc doanh nghiệp bị mất vốn do hao mòn vô hình.

Ngoài ra doanh nghiệp cần thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng gây thiệt hại cho sản xuất, mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trƣớc chi phí dự phòng, sửa chữa lớn và sửa chữa thƣờng xuyên cho tài sản cố định để đề phòng rủi ro xảy ra đối với tài sản có giá trị lớn.

Đối với những tài sản cố định không dùng đến, không có nhu cầu sử dụng hoặc hiệu suất huy động thấp, doanh nghiệp cần xem xét các phƣơng án để quản lý cho thuê, thế chấp, nhƣợng bán thanh lý tài sản.

Khi tiến hành đầy đủ các biện pháp tăng và quản lý tài sản thì doanh nghiệp sẽ phải huy động lƣợng vốn ban đầu lớn nhƣng chi phí kinh doanh sẽ giảm đi so với trƣờng hơp đi thuê đồng thời năng lực sản xuất cũng đƣợc nâng cao, khả năng cạnh tranh tăng hơn nếu chính sách đầu tƣ tài sản phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)