Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 109 - 112)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ

4.2.6. Những giải pháp khác

Ngành nhựa là ngành sản gia công nên chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 70- 75% giá thành sản phẩm. Tuy nhiên nguồn nguyên vật liệu trong nƣớc không đáp ứng đủ và mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 63% nguyên vật liệu nhựa từ thị trƣờng nƣớc ngoài, (tƣơng đƣơng với 2,388 triệu tấn). Việt Nam chỉ có 400 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) đƣợc sản xuất trong nƣớc, trong khi hiện nay toàn ngành cần đến gần 3,8 triệu tấn nguyên liệu nhựa bao gồm cả phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Phần lớn nguyên vật liệu ngành nhựa đều có nguồn gốc từ dầu thô nên giá nguyên vật liệu nhựa luôn phụ thuộc vào dầu thô. Hiện nay, giá hạt nhựa PVC vẫn đang dao động khá thất thƣờng và dự báo do nền kinh tế thế giới đang phục hồi nên giá dầu cũng sẽ tăng cao hơn khá nhiều so với mức giá trung bình năm những năm trƣớc. Điều đó đồng nghĩa với giá hạt nhựa PVC cũng sẽ ở mức cao hơn, điều đó có thể sẽ làm ảnh hƣởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Do nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu nên các doanh nghiệp trong ngành nhựa phải mua nguyên vật liệu bằng USD. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều chịu rủi ro từ sự biến động của tỷ giá. Biến động lãi suất cũng có nhiều ảnh hƣởng tới ngành nhựa bởi vì các công ty nhựa thƣờng hay vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động mua nguyên vật liệu.

Vì những bất lợi do không chủ động nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hƣởng đến việc duy trì kế hoạch sản xuất và phát sinh chi phí cao từ việc nhập khẩu, có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của công ty nên công ty Thuận Phát và ngành nhựa Việt Nam nói chung nên thực hiện những biện pháp chuyên môn để tự sản xuất nguyên vật liệu từ những nguồn trong nƣớc, từ đó góp phần giảm giá thành sản phẩm, chủ động trong nguồn nguyên liệu sản xuất và tránh đƣợc những rủi ro do ảnh hƣởng giá dầu thế giới cũng nhƣ tỷ giá và lãi suất của việc nhập khẩu nhƣ hiện nay.

Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực

Đội ngũ các nhà quản trị cũng nhƣ ngƣời lao động trực tiếp đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng sẽ tăng thêm hiểu biết, cải tiến phƣơng pháp, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề và thái độ làm việc…, từ đó làm tăng hiệu quả thực hiện công việc. Tăng

cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lƣợng lao động, tăng số lƣợng lao động có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với ngƣời lao động, nâng cao trình độ đội ngũ quản trị tại doanh nghiệp. Với quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu Thuận Phát nhƣ hiện nay thì lực lƣợng lao động trong toàn Công ty cần đƣợc quan tâm đáp ứng hơn. Về chất lƣợng, phần lớn cán bộ quản lý của Công ty đều đƣợc qua đào tạo có trình độ đại học. Lực lƣợng công nhân đã qua đào tạo chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Thời gian tới, Công ty đang tích cực đầu tƣ đổi mới công nghệ thì lực lƣợng công nhân kỹ thuật đã qua tạo tạo nhƣ hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Bởi vì, số lƣợng công nhân chƣa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Đây là lực lƣợng làm việc trực tiếp với máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ, trong điều kiện Công ty mua sắm công nghệ mới, hiện đại chắc chắn bộ phận đó sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt chuyên môn kỹ thuật.

Quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong môi trƣờng kinh doanh đầy biến động nhƣ ngày nay. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Trong thời gian qua do sự hạn chế về trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm và kỹ năng quản trị của đội ngũ các nhà quản trị của doanh nghiệp đã ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung cũng nhƣ công tác quản lý, sử dụng vốn tại Công ty. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị đồng thời phải thay đổi phƣơng thức quản trị kiểu cũ còn mang nặng tƣ tƣởng ỷ lại, bao cấp, mệnh lệnh hành chính đang tồn tại ở Công ty. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỷ năng quản trị điều hành hiện đại cho đội ngũ các nhà quản trị của công ty. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức về các lĩnh vực khoa học, trong đó có tri thức về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh phát triển nhanh chóng, nếu nhà quản trị không có đủ trình độ chuyên môn cần thiết, không thƣờng

xuyên cập nhật những kiến thức hiện đại sẽ trở nên lạc hậu, không có đƣợc tầm nhìn xa và tƣ duy trí tuệ cần thiết để quản trị thành công.

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, trong những năm tới cần phải tập trung đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ các nhà quản trị và lực lƣợng công nhân kỹ thuật để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của Công ty trong điều kiện mới.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của sản xuất kinh doanh trong những năm tới, Công ty có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lực lƣợng công nhân lành nghề có trình độ kỹ thuật cao. Kế hoạch đào tạo này Công ty phải xây dựng cụ thể theo từng năm, theo thời kỳ 5 năm và thực hiện chiến lƣợc đào tạo dài hạn, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà quản trị cũng nhƣ công nhân viên trong công ty tự học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề của mình, nhƣ học tập qua mạng, qua sách báo tạp chí, tham gia các lớp học theo phƣơng thức đào tạo từ xa, hoặc vừa làm vừa học, tham gia các lớp học bồi dƣỡng ngắn ngày,... Đồng thời, cần có chính sách thu hút và tuyển dụng những nhà quản trị có tài năng và phẩm chất vào làm việc cho công ty, có chế độ đãi ngộ hợp lý về vật chất và tinh thần, bố trí công việc phù hợp và tạo cơ hội thăng tiến để họ phát huy hết tài năng cống hiến cho công ty. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị, Công ty cần xây dựng đƣợc văn hoá Công ty, môi trƣờng làm việc "dân chủ" cho phép phát huy mọi khả năng, sức sáng tạo của mọi thành viên vì sự phát triển của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)