CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
3.2. Phân tích tài chính Công ty cổ phần đầu tƣ xuất khẩu Thuận Phát
3.2.4. Phân tích thông qua các hệ số tài chính
a. Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 3.5 Phân tích khả năng thanh toán
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Xem xét các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể thấy xu
hƣớng chung là hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng qua các năm và phần lớn doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán. Cụ thể:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp nằm trong khoảng từ
1,5 - 2 là tƣơng đối hợp lý, mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp đang có xu hƣớng giảm, thể hiện ở việc tăng vốn đầu tƣ chủ sở hữu và giảm các khoản vay nợ trong năm 2014, nên mặc dù nhìn chung tổng tài sản có xu hƣớng giảm trong 2014 nhƣng
tốc độ giảm của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ phải trả nên khả năng thanh toán tổng quát tăng dần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp ngày càng đƣợc cải thiện, doanh nghiệp đang thay đổi chính sách huy động vốn theo chiều tăng chủ giảm nợ.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đo bằng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn
hạn cũng có xu hƣớng tăng qua các năm, đúng theo xu hƣớng tăng của hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả. Qua ba năm, hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán ngắn hạn. Cùng với xu hƣớng giảm nợ của doanh nghiệp, mức độ giảm tài sản ngắn hạn năm 2014 nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nên hệ số này tăng nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lƣờng khả năng đảm bảo thanh toán của
những tài sản có tính thanh khoản cao so với nợ ngắn hạn. Do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản nên hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp bị giảm dƣới 1. Về lý thuyết, doanh nghiệp chƣa đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên hệ số này đang có xu hƣớng tăng dần, nguyên nhân do tốc độ giảm của hàng tồn kho nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn, tình hình thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang đƣợc cải thiện.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời chiếm giá trị rất nhỏ, so với giá trị tài sản
ngắn hạn thì tiền của doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, về lý thuyết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp chƣa đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên khi phân tích lƣợng tiền trong bảng cân đối kế toán và lƣu chuyển tiền tệ có thể thấy tiền mặt của doanh nghiệp năm 2014 đang khá dồi dào, doanh nghiệp còn có tiền đem gửi kỳ hạn tại ngân hàng và doanh nghiệp vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán đầu kỳ và cuối kỳ.Vì vậy, khả năng thanh toán không phải vấn đề đáng lo lắng của đơn vị trong thời điểm này.
Về hệ số thanh toán lãi vay, có thể thấy hệ số này tăng dần và năm nào doanh
nghiệp cũng đảm bảo đƣợc khả năng chi trả lãi vay. Đặc biệt với chính sách tăng sử dụng vốn chủ, giảm sử dụng nợ, kéo theo chi phí lãi vay giảm mà doanh thu của
doanh nghiệp đang tăng cao, quản trị chi phí cũng tốt làm cho lợi nhuận tốt thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp cũng tăng nhanh.
Bảng 3.6 So sánh hệ số khả năng thanh toán Khoản mục AAA TPP TB ngành 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Hệ số khả năng tt tổng quát (lần) 2,4 1,92 2,23 1,38 1,39 1,32 Hệ số khả năng tt ngắn hạn (lần) 1,21 0,96 1,37 1,23 1,16 1,13 1,73 1,58 1,51 Hệ số khả năng tt nhanh (lần) 0,66 0,57 1,09 0,87 0,87 0,77 1,07 0,93 0,91 Hệ số khả năng tt tức thời (lần) 0,29 0,25 0,66 0,24 0,23 0,1 Hệ số khả năng tt lãi vay(lần) 3,27 5,16 4,33 1,76 2,27 2,0
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể
kết hợp so sánh nhóm hệ số này của doanh nghiệp với hai đối thủ cạnh tranh cùng quy mô kinh doanh tại miền bắc và miền nam, là công ty cổ phần nhựa Tân Phú (TPP) và công ty cổ phần nhựa và môi trƣờng xanh An Phát (AAA) và so sánh với số liệu trung bình ngành. Qua bảng 3.6, có thể thấy nhìn chung công ty Thuận Phát có hệ số khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá lớn và tăng dần, trái ngƣợc với xu hƣớng của doanh nghiệp khác. Lý do bởi vì trong khi các công ty trong ngành tăng cƣờng sử dụng nợ làm nguồn tài trợ chính thì Thuận Phát trong năm 2014 lại huy động vốn theo xu hƣớng tăng vốn chủ giảm vốn vay.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp lại nhỏ hơn so với các đối thủ
và nhỏ hơn khá nhiều so với giá trị trung bình ngành, điều này lý giải bởi Thuận Phát có mức độ đầu tƣ vào hàng tồn kho rất cao, nên sau khi loại trừ hàng tồn kho khỏi tài sản ngắn hạn thì các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao khác có giá
trị khá thấp so với nợ ngắn hạn. Cả ba công ty đều có khả năng thanh toán nhanh thấp hơn mức trung bình ngành. Khả năng thanh toán tức thời của Thuận Phát so với các đối thủ cũng là thấp nhất do lƣợng tiền mặt trong doanh nghiệp không cao, Thuận Phát đã sử dụng tiền của mình để đi gửi ngân hàng có kỳ hạn lấy lãi. Nếu trong thời gian tới công ty không bị ảnh hƣởng đến việc thanh toán các khoản nợ đến hạn thì việc hệ số khả năng thanh toán này thấp cũng không quá đáng lo.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Thuận Phát tƣơng đối lớn so với hai đối
thủ, đặc biệt là nhựa Tân Phú, khi doanh nghiệp này sử dụng rất nhiều nợ vay nên chi phí lãi vay lớn thì Thuận Phát lại thực hiện huy động ngƣợc lại. Kết quả là khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Tóm lại về cơ bản hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo.
Tuy khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời khá thấp so với đối thủ và ngành nhƣng lƣợng tiền thực có của doanh nghiệp tƣơng đối lớn, doanh nghiệp nên có chính sách để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho thành phẩm và hàng hóa để nâng cao hệ số khả năng thanh toán của mình.
b. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Qua bảng 3.7 có thể thấy doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua các
năm theo hƣớng giảm mạnh sử dụng nợ phải trả và tăng dần vốn chủ sở hữu. Việc giảm hệ số nợ và tăng hệ số vốn chủ làm cho doanh nghiệp tăng cƣờng đƣợc khả năng độc lập tài chính, giảm các rủi ro tài chính và áp lực thanh toán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu sẽ không đem lại tác động khuếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu theo tác dụng của đòn bẩy tài chính, đồng thời tăng chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp lên. Qua bảng 3.8, so sánh với đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp trong ngành có thể thấy tuy Thuận Phát có hệ số nợ thấp hơn ở năm 2014 nhƣng mới ở mức tƣơng đƣơng trung bình ngành. Hai doanh nghiệp còn lại có hệ số nợ tƣơng đối cao, gây nhiều rủi ro tài chính.
Bảng 3.7 Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Về cơ cấu tài sản, qua bảng 3.7 dễ thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, đều hơn 90% tổng tài sản, cho thấy công ty ít đầu tƣ vào tài sản dài hạn. Về lâu dài cơ cấu vốn nhƣ vậy và việc doanh nghiệp không thực hiện mua sắm thêm máy móc thiết bị trong tƣơng lai thì năng lực sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng khá lớn. So sánh với ngành và đối thủ cạnh tranh có thể thấy cả An Phát và Tân Phú đều có tỷ trọng tài sản ngắn hạn tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, hai đối thủ này cũng tăng cƣờng đầu tƣ cho tài sản dài hạn khá lớn, An Phát chiếm trên 50% và Tân Phú gần 40%. Qua đây công ty Thuận Phát nên điều chỉnh lại chính sách đầu tƣ tài sản một chút để tăng cƣờng xây dựng mua sắm các thiết bị máy móc sản xuất nhằm tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là theo kịp với xu hƣớng tự động hóa ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất những sản phẩm nhựa chất lƣợng cao, thân thiện với môi trƣờng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.
Bảng 3.8 So sánh cơ cấu tài sản - nguồn vốn Khoản mục AAA TPP TB ngành 2013 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Hệ số nợ (%) 41,52 52,02 44,69 73,44 71,82 75,91 43 46 48 Hệ số vốn chủ sở hữu (%) 58,48 47,98 55,31 26,56 28,18 24,09 57 54 52 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (%) 48,09 43,02 48,84 67,5 64,5 70,73 Tỷ trọng tài sản dài hạn (%) 51,91 56,98 51,16 32,5 35,5 29,27
(Nguồn: Tác giả tính toán)
c. Phân tích hiệu suất hoạt động
Bảng 3.9 Phân tích hiệu suất hoạt động
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Phân tích hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp qua 3 năm thông qua các hệ
số vòng quay tài sản có thể thấy xu hƣớng biến động chung của các khoản mục vòng quay là giảm từ 2012 - 2013 và tăng lại trong năm 2014. Nguyên nhân tăng hiệu suất hoạt động trong giai đoạn này là do quy mô các loại tài sản giảm, từ tổng tài sản, tài sản dài hạn giảm do không đầu tƣ thêm mà lại thực hiện khấu hao trong năm, tài sản ngắn hạn giảm do hàng tồn kho giảm,…trong khi doanh thu năm 2014
lại tăng đột biến. Kết quả làm hiệu suất của doanh nghiệp tăng cao và là xu hƣớng tốt trong việc sử dụng vốn.
Riêng khoản mục khoản phải thu tuy giảm về giá trị nhƣng lại tăng về tỷ trọng
trong tổng tài sản, năm 2014 tuy phải thu đã giảm khá nhiều so với 2013 nhƣng vẫn còn rất cao, điều này đã làm vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp có xu hƣớng giảm qua ba năm. Từ đó làm kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng nhanh từ 46 ngày trong năm 2012 lên 66 ngày năm 2014. Đây là dấu hiệu không tốt trong việc quản lý khoản phải thu. Doanh nghiệp cần lƣu tâm để có chính sách tín dụng thƣơng mại hợp lý, khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm hơn nhằm giảm chi phí cơ hội cho việc bị chiếm dụng vốn và tránh rủi ro mất vốn cho doanh nghiệp.
Bảng 3.10 So sánh hiệu suất hoạt động
Khoản mục AAA TPP
2012 2013 2014 2012 2013 2014
Vòng quay tổng tài sản
(vòng) 1,13 1,13 1,21 2,71 2,74 2,36
Vòng quay TSDH (vòng) 2,17 2,06 2,26 8,33 8,03 7,39
Vòng quay TSNH (vòng) 2,34 2,49 2,62 4,0 4,16 3,48
Vòng quay HTK (vòng) 4,21 4,95 8,16 11,67 13,22 10,45
Vòng quay KPT (vòng) 10,8 9,62 10,37 9,22 9,24 6,99
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày) 33,32 37,44 34,72 39,02 38,95 51,48
(Nguồn: Tác giả tính toán)
So sánh hiệu suất hoạt động của Thuận Phát với hai đơn vị cùng ngành có thể
thấy, Thuận Phát có mức hiệu suất vòng quay tổng tài sản và tài sản dài hạn lớn hơn nhiều so với hai doanh nghiệp bạn, nguyên nhân do Thuận Phát đã giảm quy mô kinh doanh tổng tài sản và lại không tăng cƣờng đầu tƣ tài sản dài hạn nên giá trị những khoản mục này giảm đi, kéo theo các hệ số vòng quay tăng. Bù lại, khi doanh nghiệp tăng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là tăng hoạt động thƣơng
mại, tăng giá trị khoản mục hàng tồn kho lại làm cho hiệu suất vòng quay tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho thấp hơn nhiều so với An Phát và Tân Phú. Trong tƣơng lai doanh nghiệp nên điều chỉnh lại chính sách đầu tƣ của mình cho phù hợp hơn nhằm cân bằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn - dài hạn và từ đó cân bằng các hệ số vòng quay tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Tƣơng tự với khoản mục phải thu, vừa chiếm giá trị cao vừa chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản làm cho hiệu suất sử dụng vốn giảm, thể hiện qua số vòng quay khoản phải thu giảm và kỳ thu tiền bình quân tăng cao. Doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề này để quản trị khoản phải thu chặt chẽ hơn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng khoản phải thu của mình.
d. Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 3.11 Phân tích khả năng sinh lời
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Khi phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp, có thể thấy xu
hƣớng chung là khả năng sinh lời của Thuận Phát tăng cao từ 2012 - 2014. Từ hệ số sinh lời của doanh thu, của tài sản và của vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hƣớng giảm, trong khi lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2014. Cũng vào năm này vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng cao nhƣng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nên tỷ suất sinh lời chủ sở hữu cũng tăng đột biến. Khi so sánh ROA và ROE có thể thấy hai hệ
số này chênh lệch nhau khá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã phát huy đƣợc tác dụng của đòn bẩy tài chính trong việc khuếch đại lợi nhuận giành cho chủ sở hữu.
Bảng 3.12 So sánh khả năng sinh lời Khoản mục AAA TPP TB ngành 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 ROS (%) 5,56 4,79 3,06 1,43 2,12 1,69 8 7 6 ROAe(%) 10,65 8,6 5,78 11,85 14,16 10,44 ROA(%) 6,24 5,41 1,86 3,86 5,81 4,0 11 10 9 ROE(%) 10,83 10,45 7,23 14,54 21,5 15,91 20 18 16
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Xem xét đánh giá sâu hơn khi so sánh hệ số sinh lời của Thuận Phát với hai
công ty AAA và TPP cùng với hệ số trung bình ngành trong ba năm, có thể thấy, mặc dù khả năng sinh lời của Thuận Phát là tăng qua các năm cho thấy dấu hiệu đáng mừng của sự tăng trƣởng kết quả kinh doanh, và đã cao hơn so với đối thủ cùng ngành, nhƣng khi so sánh với số liệu ngành nhựa - bao bì có thể thấy khả năng sinh lời của đơn vị vẫn thấp hơn nhiều so với ngành. Tuy nhiên có thể thấy xu hƣớng tăng trƣởng của công ty đang đi ngƣợc với xu hƣớng chung, trong khi hệ số của toàn ngành lớn nhƣng có xu hƣớng giảm dần thì của đơn vị tuy nhỏ nhƣng đang tăng dần. Mặc dù đã cải thiện và tăng trƣởng với tốc độ ấn tƣợng nhƣng Thuận Phát vẫn còn phải cố gắng rất nhiều mới hy vọng đƣa hệ số sinh lời của mình bằng với mức mong muốn của ngành.
e. Nhóm hệ số giá trị thị trƣờng
Ngoài bốn nhóm hệ số tài chính cơ bản đã nêu trên, do loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần nhƣng chƣa niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, số cổ phiếu phổ thông từ khi doanh nghiệp phát hành đến hiện tại không có gì thay đổi, vẫn là 10.000.000 CPT, cho thấy doanh nghiệp không thực hiện huy động vốn qua phát hành cổ phiếu mới. Do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng trƣởng không ngừng nên tỷ lệ lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty cũng tăng cùng chiều. Công ty chi trả cổ tức ở mức trung bình so với các công ty cổ phần trên thị trƣờng. Tuy nhiên, do công ty chƣa niêm yết nên không có cổ phiếu giao dịch chính thức trên sàn chứng khoán, những sự trao đổi mua bán cổ phiếu giữa các nhà đầu tƣ diễn ra không thật sôi động nên tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ cần căn cứ vào tình hình tài chính công ty cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh trong tƣơng lai. Việc phân tích nhóm hệ số giá trị thị trƣờng đối với công ty không có nhiều ý nghĩa nhƣ với công ty niêm yết.