Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 76 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.2. Phân tích tài chính Công ty cổ phần đầu tƣ xuất khẩu Thuận Phát

3.2.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty

a. Thành tựu

Có thể thấy qua ba năm tình hình tài chính của công ty Thuận Phát biến động

theo xu hƣớng giảm từ 2012 - 2013 và lại có nhiều bƣớc tăng trƣởng nhanh trong năm 2014, đi ngƣợc lại với xu hƣớng của thị trƣờng và ngành nhựa nói chung. Trong giai đoạn vừa qua tình hình tài chính của công ty đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể:

Doanh thu tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2014, trong đó

tăng trưởng nhanh cả về doanh thu bán hàng hóa và doanh thu bán thành phẩm.

Cho thấy cả hoạt động thƣơng mại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đều đạt kết quả tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị bán hàng và sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc thực hiện đồng đều và đem lại kết quả tƣơng đối cao. Cụ thể, trong năm công ty đã tham gia hai triển lãm chuyên ngành nhựa là ProPak Vietnam và Plastics & Rubber Vietnam 2014, diễn ra từ ngày 4 - 6/3/2014 tại TP.HCM đã thu hút hơn 470 DN đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự với 13 nhóm gian hàng về công nghệ, nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc ngành nhựa và cao su; công

nghệ xử lý, thử nghiệm, chế biến thực phẩm và đóng gói bao bì…Tại đây công ty cũng nhƣ các doanh nghiệp cùng ngành đã tiến hành hội thảo trao đổi và tìm ra đƣợc nhiều giải pháp công nghệ mới, đồng thời công ty phát triển thêm đƣợc một phân khúc khách hàng tiềm năng cho mình là những công ty kinh doanh chế biến thực phẩm. Với thế mạnh thành lập và hoạt động trên địa bàn Hà Nội, vốn có giao thông địa bàn và vị trí thuận lợi, đông đúc, đồng thời có thêm hơn 4.000 doanh nghiệp chế biến thực phẩm chính là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn của công ty. Việc chuyển hƣớng sản xuất và thƣơng mại từ nhựa xây dựng và nhựa gia dụng sang tăng cƣờng tiêu thụ nhựa bao bì, túi nhựa, màng nhựa phục vụ ngành chế biến thực phẩm là một bƣớc đi đúng đắn và tạo ra nhiều thành công trong việc tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp.

Những khoản giảm trừ doanh thu đã giảm hẳn, trong đó loại trừ được hẳn

khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại giảm mạnh. Trong khi xu hƣớng

doanh thu đạt đƣợc nhiều khởi sắc thì các khoản giảm trừ đã đƣợc hạn chế ở mức thấp nhất, góp phần đảm bảo uy tín và khẳng định chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một trong những dấu hiệu làm cơ sở cho việc tăng trƣởng bền vững của công ty trong ngành.

Việc quản trị chi phí tốt, thể hiện qua tỷ lệ chi phí so với doanh thu có xu

hướng giảm qua các năm. Mặc dù doanh thu tăng cao, khoản mục chi phí tăng lên

cùng là đƣơng nhiên, nhƣng tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay so với doanh thu của doanh nghiệp đều có xu hƣớng giảm. Do doanh nghiệp thiên về sản xuất và bán buôn sản phẩm nhựa gia dụng, nhựa bao bì và nhựa xây dựng nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ là hợp lý. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành toàn bộ sản phẩm và khoản mục này đang có xu hƣớng tăng lên cùng với tốc độ tăng của doanh thu, tuy nhiên tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu lại giảm thể hiện việc quản trị chi phí tốt, đặc biệt là do việc lựa chọn nhà cung cấp mới, doanh nghiệp hạn chế nhập nguyên vật liệu từ những ngƣời bán lâu năm với số lƣợng lớn mà tách ra nhập từ nhiều nhà cung cấp mới, với số lƣợng vừa

phải. Vì vậy chi phí mua hàng đƣợc giảm khá nhiều do lựa chọn đƣợc nhà cung cấp với mức giá hợp lý nhất. Ngoài ra việc doanh nghiệp tăng đầu tƣ mở rộng nhà máy sản xuất nhằm mục đích tái chế phế liệu làm nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu nhƣ từ xƣa đến nay, vừa giúp tiết kiệm chi phí và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu. Đây cũng là một thành công lớn của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn đảm bảo tính độc lập tài chính: Cơ cấu nguồn vốn dịch

chuyển theo hƣớng tăng cƣờng vốn chủ sở hữu và hạn chế nợ phải trả trong năm 2014 đã kéo hệ số nợ của doanh nghiệp đang từ mức khá cao, khoảng trên 70% xuống còn 50%. Đây là động thái tích cực trong việc thể hiện sự quan tâm và khả năng huy động vốn của chủ sở hữu, đồng thời làm tăng tính tự chủ tài chính, giảm rủi ro, giảm áp lực thanh toán và giảm chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hƣớng tăng cƣờng nguồn vốn dài hạn và giảm nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời đầu tƣ tài sản theo hƣớng tăng tài sản lƣu động và giảm tài sản dài hạn đã chứng minh tính cân đối tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài việc nguồn vốn dài hạn sử dụng để đầu tƣ vào tài sản dài hạn vẫn còn dƣ thừa để đầu tƣ vào phần lớn tài sản ngắn hạn, việc này đảm bảo không gây áp lực tài chính cho công ty trong thời hạn tài sản kịp quay vòng.

Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo và có xu hướng

tăng nhanh qua các năm. Tất cả hệ số khả năng thanh toán tổng quát, khả năng

thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đều đƣợc đảm bảo tốt. Thể hiện ở việc doanh nghiệp bớt sử dụng nợ ngắn hạn,sử dụng rất ít nợ dài hạn và tăng cƣờng huy động vốn chủ sở hữu. Đồng thời tỷ trọng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn lớn. Do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn đƣợc đảm bảo và ở mức tƣơng đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành.

Hiệu suất hoạt động của phần lớn tài sản đạt giá trị cao, số vòng quay tổng

tài sản, vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tài sản ngắn hạn và vòng quay hàng tồn kho đều tƣơng đối cao và có xu hƣớng tăng, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tƣơng đối tốt. Nguyên nhân do doanh nghiệp có doanh thu tăng

trƣởng vƣợt bậc trong năm 2014, đồng thời với việc giảm nhẹ quy mô tài sản nên các hệ số vòng quay tăng cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với tình hình tài chính của đơn vị.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngày càng tăng, tất cả các hệ số sinh lời

trên doanh thu, khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp có hƣớng bán hàng đúng đắn, lựa chọn đƣợc nhà cung cấp với mức giá hợp lý làm chi phí giá vốn hàng bán giảm, từ đó lợi nhuận tăng cao và kéo theo khả năng sinh lời trên doanh thu tốt. Ngoài ra, quy mô tài sản có xu hƣớng giảm nhẹ, cùng với việc thay đổi chính sách huy động vốn theo hƣớng tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả, dẫn đến chi phí lãi vay giảm mạnh…từ đó làm hệ số khả năng sinh lời kinh tế của tổng tài sản và khả năng sinh lời sau thuế của tài sản đều tăng nhanh. Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên nhƣng mức độ tăng nhỏ hơn mức độ tăng của lợi nhuận sau thuế trong năm 2014 nên tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn khá cao và tăng nhanh trong năm đó. Việc chênh lệch giữa ROA và ROE tƣơng đối lớn cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức vừa phải nhƣng vẫn có tác dụng khuếch đại đƣợc lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

b. Hạn chế và nguyên nhân:

Mặc dù kết quả kinh doanh trong năm 2014 đạt đƣợc mức tăng trƣởng vƣợt

bậc xuất phát từ chính sách bán hàng và lựa chọn nhà cung cấp đúng đắn, nhƣng doanh nghiệp vẫn có nhiều hạn chế trong tình hình tài chính cần lƣu ý khắc phục. Chẳng hạn:

Cơ cấu tài sản chưa hợp lý so với các doanh nghiệp trong ngành, tỷ trọng tài

sản dài hạn trong tổng tài sản quá thấp: Doanh nghiệp đi theo hƣớng tăng cƣờng

đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn và hạn chế đầu tƣ tài sản dài hạn, nếu mức độ chênh lệch không quá lớn giữa hai khoản mục thì có thể coi là hợp lý đối với ngành công nghiệp nhẹ nhƣ sản xuất nhựa - bao bì của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi phân tích cơ cấu tài sản của Thuận Phát có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm quá lớn, đến hơn 90%, trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng trên dƣới 10%. Chƣa nói

đến việc tỷ trọng các khoản mục trong tài sản chƣa hợp lý, việc tài sản dài hạn quá thấp, trong đó có cả tài sản vô hình nhƣ quyền sử dụng đất hay phần mềm máy tính, giá trị tài sản cố định nhƣ nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị và phƣơng tiện vận tải truyền dẫn của doanh nghiệp quá thấp. Với một doanh nghiệp thực hiện sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong ngành nhựa với xu hƣớng sử dụng sản phẩm chất lƣợng cao tăng lên không ngừng thì yêu cầu đầu tƣ khoa học công nghệ để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng vô cùng lớn. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tƣ tài sản ngắn hạn mà quên đi đầu tƣ tài sản dài hạn sẽ làm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị giới hạn, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài ra không có đủ tài sản cố định để thực hiện tự động và chuyên môn hóa thì chi phí tiêu hao cho sản xuất sản phẩm sẽ ngày càng tăng cao, gây ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. trong tƣơng lai doanh nghiệp cần lƣu ý điều chỉnh lại cơ cấu tài sản của mình cho hợp lý và phù hợp với đặc tính của ngành kinh doanh.

Cơ cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn không hợp lý: hàng tồn kho

chiếm tỷ trọng rất lớn, từ 60 - gần 70% tổng tài sản, trong đó tồn kho khá lớn ở thành phẩm và hàng hóa của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang tăng cƣờng nguồn lực để đầu tƣ quá mạnh vào khoản mục này. Mặc dù năm 2014 doanh thu của doanh nghiệp khá cao do doanh nghiệp vừa thay đổi kết cấu hàng bán, chuyển sang bán nhựa bao bì cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm và đạt đƣợc nhiều thành tựu. Nhƣng việc đầu tƣ với lƣợng lớn cả thành phẩm hàng hóa sẽ gây ứ đọng vốn cho công ty, chƣa kể đến việc ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp năm sau. Ngoài ra hiệu suất hoạt động thể hiện qua số vòng quay hàng tồn kho cũng giảm nếu nhƣ lƣợng trữ hàng tồn kho ngày càng tăng và doanh nghiệp không có kế hoạch tiêu thụ hợp lý.

Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 25 - 30%, trong đó chủ yếu là phải

thu khách hàng và có xu hƣớng tăng dần về giá trị và tỷ trọng qua các năm. Do trong năm doanh nghiệp đổi mới chính sách bán hàng theo hƣớng tăng cƣờng những sản phẩm nhựa bao bì nên số lƣợng khách hàng mới tăng cao, doanh thu tăng

kèm theo khoản phải thu cũng tăng lên vê giá trị có thể coi là hợp lý. Tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu cũng tăng nhẹ, lại có nhiều khách hàng mới nên doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc đánh giá mức độ tín nhiệm của phân khúc khách hàng mới, từ đó quyết định nên áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại phù hợp. Chính điều này cũng làm cho hiệu suất sử dụng khoản phải thu thể hiện qua hệ số vòng quay khoản phải thu giảm đi, đồng thời kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Khoản phải thu gia tăng vừa làm tăng chi phí cơ hội cho việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, vừa tăng chi phí để quản lý thu hồi nợ và tăng thêm rủi ro nợ khó đòi. Vì vậy, Công ty nên áp dụng những chính sách tín dụng thƣơng mại có tác dụng khuyến khích ngƣời mua thanh toán tiền hàng sớm, nhằm giảm thiểu khoản mục khoản phải thu để hạn chế rủi ro mất vốn.

Khả năng thanh toán tức thời còn ở mức rất thấp so với các đơn vị có quy mô

tương đương cùng ngành. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền

của doanh nghiệp chỉ chiếm giá trị nhỏ so với nợ dài hạn. Mặc dù doanh nghiệp huy động thêm đƣợc khá nhiều tiền từ vốn chủ sở hữu trong năm 2014 và có thêm cả khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn để tạo lợi nhuận ở mức an toàn, nhƣng lƣợng tiền mặt tại quỹ khá nhỏ, trong khi dòng lƣu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp ở cả ba hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính đều thƣờng xuyên bị âm. Do năm 2014 xuất hiện dòng tiền chi trả tiền thuê đất nên doanh nghiệp cũng phải huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu để đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán thì năm 2014 doanh nghiệp mới không lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm giá trị lớn nên tài sản có tính thanh khoản thấp, nợ huy động chủ yếu là nợ ngắn hạn nên áp lực thanh toán cao. Đây cũng là yếu tố đe dọa đến khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Về lâu dài doanh nghiệp nên duy trì dự trữ một lƣợng tiền mặt lớn hơn để đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán và linh hoạt giải quyết khi có vấn đề liên quan đến thanh toán nợ xảy ra.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp tuy đã có dấu hiệu cải thiện qua các năm

nghiệp, từ ROS, ROAe, ROA và ROE tuy đã tăng nhiều trong năm 2014 do kết quả kinh doanh gặp nhiều thuận lợi nhƣng so với số liệu trung bình ngành thì còn thấp. Ngành nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng nhanh trong nền kinh tế Việt Nam nên con số này cũng là hợp lý. Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới, khi Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức và tham gia nhiều hiệp định ký kết thƣơng mại nhằm mở cửa kinh tế thì rào cản xuất nhập khẩu không còn, cơ hội đem sản phẩm nhựa nội địa ra nƣớc ngoài tăng cao và áp lực cạnh tranh cũng lớn. Doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để đẩy mạnh khả năng sinh lời của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)