CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
3.3. Dự báo tài chính Công ty cổ phần đầu tƣ xuất khẩu Thuận Phát
3.3.1 Dự báo doanh thu bình quân năm giai đoạn 2015 - 2017
a. Căn cứ vào doanh thu giai đoạn trƣớc
Bảng 3.14 Tốc độ tăng trƣởng doanh thu giai đoạn trƣớc
Stt Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân
1 Doanh thu thuần
(triệu đồng)
380.135 466.608 469.698 554.255
2 Tôc độ tăng trƣởng
doanh thu (%)
122,75 100,66 118,02 113,81
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
b. Căn cứ vào tình hình giai đoạn tới
- Định hƣớng phát triển ngành nhựa Việt Nam: Mục tiêu tổng quát nhằm phát
triển ngành Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững. Từng bƣớc xây dựng và phát triển ngành Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nƣớc để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. Theo Hội thảo "Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025" của Bộ công thƣơng đã kết luận quy hoạch phát triển ngành nhựa thành ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến, sản xuất đƣợc những sản
phẩm chất lƣợng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trƣờng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, có khả năng xuất khẩu nhƣng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, để ngành nhƣa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới.
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa giai đoạn 2016-
2020 phấn đấu đạt mức là 18,26% và giai đoạn 2021-2025 là 16,52%. Phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp tăng từ 4,48% năm 2010 lên 5% năm 2015, 5,5% năm 2020 và đạt 6% năm 2025.
- Cầu sản phẩm nhựa trên thị trƣờng tiếp tục tăng nhanh: Nhu cầu sử dụng hàng nhựa gia dụng của ngƣời tiêu dùng tuy có giảm trong thời gian qua nhƣng vẫn không đáng kể, và đang có xu hƣớng tăng trở lại bởi đồ nhựa có thể thay thế và tiện ích hơn các vật dụng khác đƣợc làm từ gỗ, ván ép, sắt, inox… Nhắm đến đối tƣợng chính là ngƣời tiêu dùng thành thị và những sản phẩm nhựa chất lƣợng cao, đảm bảo sức khỏe ngƣời tiêu dùng và ngày càng thân thiện với môi trƣờng sẽ tạo nên nguồn cầu vô cùng lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa. Mặt khác, cầu về sản phẩm nhựa xây dựng lại không ngừng tăng cao bởi sự tăng trƣởng mạnh mẽ của hoạt động ngành dầu thô và khí thiên nhiên, sản phẩm ống đƣợc dùng khá nhiều trong công tác khoan khai thác và các ứng dụng về đƣờng ống dầu và ga.. Các công trình hoàn chỉnh xây dựng nhà ở ngày càng tăng và các dự án tập trung mạnh mẻ hơn về việc đổi mới các phòng tắm và cải tiến nhà bếp sẽ làm gia tăng nhu cầu về thoát nƣớc, chất thải, và ống thông gió, trong khi tăng trƣởng của ngành xây dựng các công trình không phải nhà ở sẽ thúc đẩy nhu cầu về ống dẩn…Những sản phẩm đƣợc dự báo có lƣợng cầu cao bao gồm: ống PVC đƣợc dùng trong nhiều ứng dụng nhƣ phân phối nƣớc uống, thoát nƣớc vệ sinh, dẩn truyền, và nông nghiệp nhờ sự bền bỉ và độ kháng phân hủy của vật liệu. Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE), đƣợc dự kiến sẽ gia tăng mạnh nhất cho đến năm 2018, do sử dụng trong các ứng dụng cấp và thoát nƣớc, nƣớc uống đƣợc, phân phối khí thiên nhiên, sản phẩm này có nhiều lợi thế nhƣ độ bền và tính kháng ăn mòn.
- Về chi phí sản xuất ngành nhựa: Dù phát triển khá mạnh trong những năm gần đây nhƣng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ đƣợc biết đến nhƣ là một ngành kinh tế về kỹ thuật gia công chất dẻo, trong khi đó lại không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu. Năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, các nhà đầu tƣ còn nhỏ lẻ và chỉ tập trung vào những mặt hàng ăn khách, thêm vào đó đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề còn thiếu… nên chi phí đầu tƣ vào doanh nghiệp ngành nhựa sẽ còn tăng cao.
Về chi phí nguyên vật liệu: Xét về góc độ cạnh tranh, các DN nhựa hiện vẫn
bị lép vế do nguyên liệu sản xuất trong nƣớc chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu nguyên liệu PP tăng từ 2% lên 3% bắt đầu từ ngày 1/1/2016, và có xu hƣớng tăng nhanh những nguồn nguyên liệu nhập từ những thị trƣờng nhỏ nhƣ Hàn Quốc, Nam
Phi, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Nga...giá thành sản xuất luôn bị biến động mỗi khi
có biến động tỷ giá ngoại tệ, số lƣợng mẫu mã, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Nhằm gỡ khó cho bài toán nguyên liệu, ngành nhựa khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu nhựa ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dầu khí trong nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ của ngành hóa dầu, hóa chất, ngành nhựa liên doanh liên kết, Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện cho các DN trong nƣớc tham gia vào các dự án nguyên liệu cho ngành nhựa.
Tuy nhiên, trong tƣơng lai các doanh nghiệp ngành nhựa sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên vật liệu thông qua nguồn nhựa tái sinh trong nƣớc, đây chính là nguyên nhân góp phần làm giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa của Bộ Công Thƣơng đã đƣa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là 1 trong 3 chƣơng trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bƣớc khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp. Hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/tấn, nếu tái sinh đƣợc từ chính nguồn phế liệu thì giá thành sẽ giảm đƣợc gần 30%. Khác với thời gian trƣớc đây,
tỷ lệ tái sinh hạt tái sinh pha với nhựa nguyên sinh thƣờng chỉ đạt dƣới mức 20%, hiện tỷ lệ đó đã tăng lên gấp 3-4 lần. Ngoài ra, với công nghệ tiên tiến trên thế giới đã cho phép tăng cƣờng khả năng cạnh tranh do hạn chế đƣợc các khoản phát sinh trong sản xuất nhƣ điện năng tiêu hao, nhân công... Chỉ tính mức tận dụng từ 35- 50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng đƣợc 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp đang xem việc sử dụng nhựa tái chế đóng vai trò nhƣ nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu giá rẻ trong việc hạ giá thành sản phẩm, do việc sử dụng phế liệu nhựa làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 30% sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm hơn 15%, tăng đƣợc tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra đối với nhiều khách hàng khó tính nhƣ Mỹ, Nhật Bản... họ còn yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Đây chính là cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa chủ động trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, vừa góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nhựa sang các nƣớc có yêu cầu kỹ thuật cao về tính thân thiện với môi trƣờng.
Về chi phí huy động vốn: dự báo lãi suất trong giai đoạn tới tăng cao do nhà
nƣớc ngƣng sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ nhƣ ở giai đoạn trƣớc, vì vậy dự báo chi phí huy động vốn của doanh nghiệp trong tƣơng lai tăng lên. Và giải pháp về vốn đƣợc coi là cần thiết, bên cạnh vốn tự có, vốn liên doanh liên kết, và nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ ngân hàng, các DN ngành nhựa sẽ đƣợc ƣu tiên vay vốn từ nguồn tín dụng trong nƣớc, từ Chính phủ. Dự kiến tổng mức đầu tƣ phát triển ngành nhựa giai đoạn 2011-2020 khoảng 241.066 tỷ đồng, nguồn vốn này tập trung cho các nhà đầu tƣ xây mới và mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cho ngành.
Trên thực tế, lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thƣơng mại
đã tăng lên vào giai đoạn cuối 2015 và đầu 2016 và đang có xu hƣớng tiếp tục tăng trong tƣơng lai. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn vay
và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, gây tác động đến quyết định huy động và sử dụng vốn của Thuận Phát.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành những chính sách ƣu tiên tín dụng đầu tƣ
để các dự án khuôn mẫu đƣợc vay 85% vốn của Ngân hàng Đầu tƣ Phát triển, có bảo lãnh cho từng dự án cụ thể khi vay vốn nƣớc ngoài… Ngoài ra, để khuyến khích các DN ngành nhựa mở rộng đầu tƣ phát triển ngành, Nhà nƣớc sẽ có những chính sách hỗ trợ về thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa phế thải sạch, đổi mới và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trƣờng…
Chi phí lao động trong nƣớc cũng đƣợc dự báo tăng lên do mặt bằng chung
lƣơng của công nhân viên do nhà nƣớc quy định tăng. Ngoài ra do định hƣớng phát triển ngành nên nguồn nhân lực phụ trách kỹ thuật và chuyên môn trình độ cao sẽ đƣợc ƣu tiên sử dụng, đồng thời giải phóng bớt lao động thủ công, thay thế bằng máy móc hiện đại, cùng với sự cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiệp nhựa trong việc thu hút lao động. Vì vậy doanh nghiệp cần tăng lƣợng chi trả cho ngƣời lao động để đảm bảo giữ chân công nhân lành nghề.
- Có sự thay đổi đáng kể trong kết cấu sản phẩm ngành nhựa: Lĩnh vực ứng
dụng quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa Việt Nam là bao bì nhựa chiếm khoảng 39%, nhựa vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng đều chiếm 21%, và nhóm nhựa kĩ thuật chiếm khoảng 19%. Trong giai đoạn phát triển tới quy hoạch lựa chọn phƣơng án nâng dần tỷ trọng 2 loại sản phẩm có giá trị sản xuất công nghiệp/ đơn vị khối lƣợng cao là nhựa kỹ thuật và nhựa xây dựng.
- Diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhựa châu Á và Châu Âu, Mỹ: trong vòng 5 năm tới, năng lực sản xuất nhựa polypropylene sẽ đạt trên 7,5 triệu tấn và ở Saudi Arabia và các quốc gia Vùng vịnh sẽ đạt gấp đôi con số này. Tổng công suất nhựa PP trên toàn cầu ( hiện tại là 45 triệu tấn) sẽ gia tăng đáng kể trong vòng vài năm tới. Theo dự báo, vào năm 2016, doanh số bán nhựa polypropylene sẽ tăng gấp đôi so với con số hiện nay do giá nhựa tăng và sản lƣợng nhựa này cũng tăng mạnh. Để tham gia vào thị trƣờng đang phát triển tiềm năng
này, các nhà sản xuất nhựa PP truyền thống ở Châu Âu, Mỹ và Canada cần phải phát triển các sản phẩm sáng tạo và cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua cải thiện qui trình sản xuất, cải thiện hệ thống phân phối, mở rộng mạng lƣới dịch vụ và hợp tác mật thiết với các ngành công nghiệp ứng dụng.
Các doanh nghiệp nhựa trong nƣớc đang có nhiều cơ hội, ƣu thế để xuất khẩu hàng vào các thị trƣờng khó tính vì hàng nhựa Trung Quốc đang bị nhiều nƣớc tẩy chay sau hàng loạt thông tin nhiều chủng loại hàng hóa của nƣớc này có hóa chất độc hại. Ngày nay, nhiều siêu thị ở Mỹ, châu Âu đã bày bán sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất, trong khi một hai năm trƣớc đa số là hàng Trung Quốc. Thị trƣờng Campuchia 10 năm trƣớc bị hàng nhựa Thái Lan chiếm lĩnh, nay hàng Việt Nam cũng đã đẩy lùi sản phẩm của ngƣời Thái. Tuy nhiên hiệp định thƣơng mại tự do VN - EU đang đàm phán, các doanh nghiệp nhựa trong nƣớc sẽ gặp rào cản phi thuế quan rất lớn. Chẳng hạn đối với hóa chất sử dụng trong ngành nhựa, EU bắt buộc phải có nguồn gốc rõ ràng, có đăng ký và nghiên cứu tác động đến sản phẩm ra sao.
Điều này dẫn đến chi phí sản xuất đối với mặt hàng nhựa xuất vào EU tăng lên đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh. “Nếu doanh nghiệp nhựa xuất khẩu vào EU không nắm vững các quy định sẽ khó nhận đƣợc các ƣu đãi thuế quan, thậm chí còn bị cấm nhập khẩu”
Ở lĩnh vực ống nhựa, vốn có lợi thế là không có sản phẩm nhập ngoại do chất lƣợng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là một "miếng bánh ngon" mà các công ty nƣớc ngoài đang muốn nhảy vào dƣới hình thức M&A để mở rộng thị phần.
Đứng trƣớc xu thế hội nhập quốc tế của đất nƣớc và của toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt tuy có nhiều cơ hội phát triển những sản phẩm truyền thống vốn có uy tín trên thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣng cũng gặp rất nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh, chủ yếu là các doanh nghiệp nhựa Thái Lan và các nƣớc phát triển, đặc biệt tại những thị trƣờng khó tính nhƣ EU và Mỹ.
- Trong năm 2014, GDP tăng trƣởng ở mức 5,98% với sự tăng trƣởng mạnh từ khu vực công nghiệp và xây dựng. Và theo đánh giá, kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ có tốc độ phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trƣởng từ 6% - 6,2%/năm. Thời gian tới nền kinh tế sẽ tăng trƣởng tốt hơn sau thời kỳ khắc phục hậu khủng hoảng.
c. Dự báo doanh thu
Kịch bản lạc quan: Với xu hƣớng doanh thu của doanh nghiệp đang có nhiều bƣớc tiến nhảy vọt, trong khi tỷ lệ chi phí lại giảm, khiến khả năng sinh lời cao, hiệu suất hoạt động ngày càng tăng, đồng thời đứng trƣớc những thuận lợi về tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm chi phí nguyên vật liệu và huy động vốn, nếu doanh nghiệp tích cực tăng đầu tƣ tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất, giảm tỷ trọng hàng tồn kho và chuyển cơ cấu kinh doanh đúng hƣớng phát triển của thị trƣờng, việc doanh thu của doanh nghiệp tăng lên là hoàn toàn xứng đáng.
Dự báo tốc độ tăng trƣởng doanh thu giai đoạn tới khoảng 125%.
Doanh thu dự báo giai đoạn tới : DT = 556.589 triệu * 125% = 695.736 triệu đồng
Kịch bản bi quan: với tình hình cơ sở vật chất hiện tại, lƣợng hàng tồn kho
tăng cao, khả năng sinh lời tuy tăng nhƣng còn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Đứng trƣớc sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa và cả nƣớc ngoài khi Việt Nam tham gia những hiệp ƣớc quốc tế, phá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Trong khi doanh nghiệp lại không đầu tƣ cơ sở vật chất, lƣợng tài sản cố định giữ nguyên nhƣ hiện tại, thì khả năng tạo ra nguồn nguyên liệu hoàn toàn khó khăn…Nếu tình trạng hiện tại kéo dài thì việc doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm là hoàn toàn có thể.
Dự báo tốc độ tăng trƣởng doanh thu giai đoạn này chỉ khoảng 90%.
Doanh thu dự báo giai đoạn tới : DT = 556.589 triệu * 90% = 500.930 triệu đồng
3.3.2 Dự báo tỷ lệ các khoản mục biến đổi theo doanh thu trong hai kịch bản.
Đvt: triệu đồng
Bảng 3.15 Các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự báo Kịch bản 1 Dự báo Kịch bản 2 1 Tiền và tƣơng đƣơng tiền 0,58 0,48 0,40 0,6 0,4
2 Khoản phải thu 18,08 22,39 17,69 18 22
3 Hàng tồn kho 42,34 56,56 37,09 35 40
4 Vay ngắn hạn 19,68 16,58 16,68 20 22
5 Phải trả ngƣời
bán
26,26 49,18 12,56 15 20
6 Phải trả ngƣời lao
động 2,36 3,4 3,26 4 5 7 Giá vốn hàng bán 95,36 95,68 92,67 87 95