CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ
4.2.3. Giải pháp quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu giữ vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông
thƣờng, với mục tiêu tăng doanh thu, bộ phận bán hàng sẽ cố gắng dành nhiều ƣu ái, trong đó có ƣu đãi về tín dụng, cho khách hàng. Nếu quản lý các khoản tín dụng này không tốt, sẽ dẫn đến doanh thu trên sổ sách cao, nhƣng hiệu quả kinh tế thấp và lƣợng thu tiền mặt cũng thấp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lƣu động. Xem xét Thuận Phát có thể thấy tỷ trọng khoản phải thu của doanh nghiệp luôn ở mức cao, từ 25 - 30%, hiệu suất sử dụng vốn từ khoản phải thu thấp thể hiện các hệ số vòng quay khoản phải thu thấp và ngày càng giảm, kỳ thu tiền tăng lên. từ đó làm tăng chi phí cơ hội vì bị chiếm dụng vốn, chi phí quản lý thu hồi
nợ, đồng thời tăng nguy cơ mất vốn của doanh nghiệp khi xuất hiện nợ khó đòi. Công ty cần thiết xem xét giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng xuống để giảm chi phí và rủi ro cho mình thông qua một số biện pháp phù hợp.
Muốn quản trị tốt khoản phải thu thì công ty phải có chính sách tín dụng tốt, đảm bảo đƣợc chất lƣợng, số lƣợng và cả độ rủi ro khi xác định doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố nhƣ: tiêu chuẩn bán chịu của khách hàng, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu…Việc tăng thời hạn bán chịu hay thời hạn chiết khấu có thể làm doanh thu và lợi nhuận tăng nhƣng đồng thời kéo theo khoản phải thu tăng lên. Việc tăng tỷ lệ chiết khấu có tác dụng khích lệ ngƣời lệ ngƣời mua thanh toán sớm sẽ có tác dụng giảm khoản chiếm dụng của khách hàng nhƣng có thể gây không thoải mái cho các đối tác, từ đó làm mất thị phần của doanh nghiệp.Vì thế khi quyết định chính sách bán chịu doanh nghiệp cần cân nhắc đến chi phí liên quan đến chính sách tín dụng này, giữa mức lợi nhuận thu đƣợc và rủi ro phải đánh đổi từ việc phát sinh chi phí và nợ khó đòi.
Trƣớc hết doanh nghiệp cần có bộ phận phân tích khách hàng để sàng lọc những đối tƣợng khách hàng nên và không nên áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng. Đối với những bạn hàng lâu năm, khách hàng lớn, khách hàng có lịch sử thanh toán đúng hạn…có thể áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại mở rộng nhằm thu hút tiêu thụ sản phẩm. Đối với đại lý bán lẻ quen thuộc, khách hàng mới nhƣng tiềm năng có thể thực hiện chiết khấu để khích lệ khách hàng trả tiền đúng hạn. Đối với những khách hàng có lịch sử thanh toán không tốt, đã từng bị mất vốn… thì doanh nghiệp nên có những biện pháp thích hợp để thu hồi nợ, chẳng hạn nhƣ yêu cầu tài sản đảm bảo, các loại thƣơng phiếu mang tính ràng buộc, yêu cầu tín chấp qua trung gian thanh toán…và giám sát chặt chẽ việc thu nợ của những đối tƣợng khách hàng này để đảm bảo thu đủ và đúng hạn. Công ty cần cập nhật thƣờng xuyên tình hình của khách hàng và có hệ thống tính điểm tín nhiệm với khách hàng, từ đó đƣa ra chính sách tín dụng thƣơng mại phù hợp. Ngoài ra các công ty có thể chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hết hạn của hóa đơn mới liên hệ. Điều này không chỉ giúp cho công ty quản lý hiệu quả
các khoản phải thu mà còn duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng. Một số công ty còn làm việc với khách hàng nhƣ những đối tác thật sự để giải quyết các khoản phải thu.