Giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 105 - 109)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tƣ

4.2.5. Giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Ngành nhựa có tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu rất nhanh trong vòng 5 năm trở

lại đây với tốc độ tăng trƣởng trung bình khoảng 30%. Ngành nhựa đứng thứ 4 trong những mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng trƣởng cao sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tăng gần 43% so với năm trƣớc. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhựa thành phẩm, trong đó mặt hàng bao bì chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 70%. 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

Khi phân tích công ty Thuận Phát có thể thấy tuy doanh thu đã tăng nhanh trong năm 2014, khả năng sinh lời đã tăng dần qua các năm nhƣng so với tiềm năng của ngành nhựa và mức trung bình ngành thì khả năng sinh lời của công ty còn thấp, công ty có thể xem xét những biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho mình. Chẳng hạn:

Tìm kiếm thị trường tiềm năng

Kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng trung bình ở mức 5,5-7% trong

5 năm tới, trong đó tốc độ phát triển một số ngành chủ lực là Xây dựng: 15% , Thực phẩm chế biến: 18% , Hàng tiêu dùng: 20%. Đây chính là những ngành tiêu thụ các sản phẩm từ nhựa, do đó chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trƣởng của ngành nhựa có thể sẽ ở mức 15%/năm. Giai đoạn từ 1975 đến 1990, chỉ số chất dẻo ở mức 1kg/ngƣời/năm tuy nhiên giai đoạn từ năm 2000 trở đi chỉ số này đã không ngừng tăng mạnh và ổn định qua các năm, đến năm 2009 chỉ số này đạt mức 37 kg/ngƣời/năm. Năm 2010, chỉ số chất dẻo ƣớc đạt ở mức 40kg/ngƣời/năm tuy nhiên đây vẫn là mức khá thấp so với các nƣớc lân cận (thấp hơn so với con số trung các nƣớc phát triển có mức tiêu thụ nhựa là 50-100kg/ngƣời/năm), cho thấy tiềm năng phát triển ngành nhựa còn rất lớn. Đây chính là cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất.

Tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm và hình ảnh công ty: Đối với các

doanh nghiệp lớn thƣờng ƣu tiên làm biển quảng cáo ngoài trời hoặc quảng cáo trên tivi. Tuy nhiên với các doanh nghiệp nhỏ nhƣ Thuận Phát hiện nay việc quảng cáo trên các trang web đang rất phổ biến, chi phí rẻ mà hiệu quả quảng cáo lại cao.

Ngoài việc thƣờng xuyên quảng cáo trên các trang web thông dụng nhƣ Dantri.com, 24h.com.vn…công ty cần thực hiện những hoạt động quảng cáo cho hình ảnh của mình nhƣ tham gia các hội trợ, triển lãm, các buổi hoạt động chuyên ngành xây dựng nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty đến công chúng và giới chuyên môn. Đồng thời, với việc giới thiệu quảng bá hình ảnh, mối quan hệ của doanh nghiệp cũng đƣợc mở rộng nên cơ hội ký kết các hợp đồng với các đối tác cũng lớn hơn.

Một biện pháp doanh nghiệp đã sử dụng và đạt hiệu quả cao đó là tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành nhựa, đặc biệt tại thị trƣờng sôi động nhất là thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra công ty có thể xem xét đến việc tham gia những hội trợ tại nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ và Châu Âu…là những đối thủ cạnh tranh và những thị trƣờng tiềm năng phục vụ cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó tăng cƣờng việc học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất cũng nhƣ giúp doanh nghiệp ký kết hợp đồng thƣơng mại, mở rộng quan hệ hợp tác.

Thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:

Ngành nhựa gồm có 4 nhóm ngành chính: Nhựa bao bì: dẫn đầu thị trƣờng

với 39% thị phần của ngành bao gồm các sản phẩm nhƣ: bao bì rỗng: chai nhựa, lọ nhựa; bao bì đơn, bao bì kép, bao bì nhựa phức hợp; các loại thùng nhựa… Nhựa dùng trong vật liệu xây dựng: chiếm khoảng 21% thị trƣờng bao gồm các sản phẩm: ống nƣớc và các phụ kiện ống nƣớc; tấm lợp; tấm trần… Nhựa gia dụng: nhóm này cũng chiếm khoảng 20% thị phần bao gồm các sản phẩm: đồ dùng gia dụng (bàn ghế, tủ kệ, chén dĩa nhựa…), đồ chơi nhựa, giày dép… Nhựa kỹ thuật cao: chiếm 20% thị phần bao gồm các sản phẩm nhƣ phụ kiện nhựa dùng trong lắp ráp ô tô, xe máy, các thiết bị nhựa dùng trong ngành Composite…

Ở giai đoạn trƣớc do thị trƣờng bất động sản chững lại làm giảm cơ cấu của

nhựa xây dựng, từ mức 30% trong giai đoạn trƣớc năm 2008 xuống còn 21% trong giai đoạn từ 2008 đến nay. Nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật vẫn giữ mức ổn định ở mức từ 19-21% năm 5 năm trở lại đây. Nhựa bao bì vẫn giữ cơ cấu cao nhất từ 30- 39% trong vòng 10 năm qua do sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng và chế biến đã kéo theo sự phát triển ngành nhựa bao bì.

Thuận Phát đã đạt đƣợc doanh thu tăng vọt trong 2014 do chuyển hƣớng sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm sang tăng cƣờng nhựa bao bì, tập trung cung cấp cho những công ty chế biến sản phẩm, tận dụng thị trƣờng Hà Nội với số lƣợng lớn phân khúc khách hàng vô cùng tiềm năng này. Trong thời gian tới, công ty cần đánh giá lại xu hƣớng kết cấu sản phẩm của mình. Khi mà nền kinh tế đã có những bƣớc

phục hồi đáng kể, thị trƣờng bất động sản và xây dựng đang có dấu hiệu ấm lên mạnh mẽ thì việc tập trung sản xuất nhựa xây dựng cũng nên đƣợc cân nhắc. Ngoài ra, nhu cầu thị trƣờng đang hƣớng về những sản phẩm có tính thân thiện với môi trƣờng, những sản phẩm nhựa chất lƣợng cao, “sạch” và đảm bảo an toàn sức khỏe đối với ngƣời sử dụng. Có thể thấy thị trƣờng nhựa gia dụng đang bị lấn át bởi sản phẩm nhựa Trung Quốc với chất lƣợng thấp, giá rẻ nhƣng không an toàn. Có thể việc sản xuất sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lƣợng cao, bằng những nguyên liệu đảm bảo sức khỏe trẻ em, có thể giá bán cao hơn nhƣng đi kèm chất lƣợng sẽ dễ dàng đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn….

Tăng khả năng sinh lời qua tăng sử dụng đòn bẩy tài chính: Nhƣ phân tích

hiện nay công ty Thuận Phát tập trung huy động nguồn vốn vay nợ chủ yếu thông qua vay ngắn hạn, tại cùng một thời điểm có thể lãi suất huy động ngắn hạn sẽ nhỏ hơn lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, nếu công ty sử dụng nhiều hạn mức và nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau nên việc lãi suất bị nâng lên khá phổ biến. Nếu trong tƣơng lai công ty cần huy động vốn từ các ngân hàng thì chi phí sử dụng vốn vay sẽ tăng lên đáng kể, vừa tăng áp lực thanh toán lại tăng chi phí tài chính, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không còn nhiều cơ hội phát huy tính tích cực. Ngoài ra, khi xem xét thời điểm kinh tế hiện tại, với dự báo trong tƣơng lai lãi suất sẽ tăng khá cao, và lạm phát có nguy cơ tăng lên đến 6%,…thì việc huy động nợ dài hạn thông qua vay nợ dài hạn có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn và lại không tạo áp lực thanh toán với công ty nhƣ nợ ngắn hạn. Việc giảm huy động nguồn vốn ngắn hạn sẽ góp phần giảm hoặc giãn chi phí tài chính cho doanh nghiệp mà vẫn giữ nguyên đƣợc quyền kiểm soát cho cổ đông. Mặt khác, công ty có thể mở rộng quan hệ tín dụng với các ngân hàng để tranh thủ những hạn mức vay có mức lãi suất ƣu đãi hơn.

Ngoài ra công ty có thể xem xét huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu :

Công ty cần có sự điều chỉnh trong việc huy động vốn, từ chỗ lệ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng Công ty có thể kết hợp cả hai phƣơng thức vừa vay vốn từ ngân hàng vừa huy động vốn trực tiếp qua thị trƣờng vốn. Để huy động vốn vay

dài hạn, trong thời gian tới Công ty có thể sử dụng hình thức phát hành trái phiếu ra thị trƣờng. Trƣớc khi phát hành, Công ty cần lựa chọn loại trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu phát hành cho phù hợp với dự kiến về tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Các loại trái phiếu mà Công ty có thể lựa chọn phát hành nhƣ: trái phiếu có lãi suất cố định, đây là loại trái phiếu các công ty thƣờng hay phát hành nhất trong các loại trái phiếu công ty; hoặc trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có thể thu hồi sớm,... Công ty có thể phát hành trái phiếu riêng rẽ hoặc phát hành ra công chúng. Để phát hành trái phiếu riêng rẽ, Công ty phải thoả mãn các điều kiện qui định tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng rẽ. Các điều kiện này phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và Công ty có thể đáp ứng đƣợc. Phát hành trái phiếu riêng rẽ là hình thức có tính khả thi đối với Công ty, vì thế trong tƣơng lai gần Công ty nên sử dụng hình thức này để tạo thêm một kênh huy động vốn mới, đa dạng hoá nguồn vốn cho Công ty. Việc phát hành trái phiếu riêng rẽ sẽ tạo tiền đề tốt cho Công ty tiến tới phát hành trái phiếu ra công chúng sau này. Vì phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục phức tạp hơn, phải thoả mãn các điều kiện qui định khắt khe hơn, cao hơn theo pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: sản phẩm ở bất cứ ngành nghề nào đều yêu

cầu quan trọng nhất là chất lƣợng, đặc biệt trong ngành thi công xây dựng thì chất lƣợng sản phẩm sau thi công và an toàn trong thi công luôn đƣợc đặt lên hàng đầu vì tầm quan trọng của nó đối với tài sản và tính mạng con ngƣời. Muốn đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh, nâng cao sản lƣợng tiêu thụ thì doanh nghiệp luôn phải hƣớng tới nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Biện pháp doanh nghiệp nên áp dụng là tăng cƣờng đầu tƣ máy móc thiết bị thi công hiện đại, đặc biệt với tình hình tài chính hiện tại của công ty thì năng lực sản xuất quyết định bởi tài sản dài hạn và khoa học công nghệ là tƣơng đối ít và thấp. Vì vậy nhu cầu đổi mới trang thiết bị tại công ty Thuận Phát là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)