Đặc điểm của chính sách tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính

1.2.5. Đặc điểm của chính sách tài chính

1.2.5.1. Chính sách tài chính là loại chính sách rất nhạy cảm:

Những nội dung và những điều chỉnh của chính sách tài chính thƣờng rất nhạy cảm đối với đời sống kinh tế xã hội. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một bộ phận nào đó trong chính sách tài chính có thể gây ra những phản ứng dây chuyền. Bởi vì trong nền kinh tế, các cá nhân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ... là đối tƣợng điều chỉnh của chính sách này hay chính sách khác, khi những quy định của chính sách làm lợi cho họ, sẽ có sự đồng tình ủng hộ. Ngƣợc lại nếu những quy định của chính sách gây những khó khăn bất lợi cho họ, thì các chủ thể kinh tế sẽ có

những phản ứng để bảo vệ lợi ích của mình. Chẳng hạn, khi chính phủ tăng thuế, có thể gây ra những làn sóng phản đối của các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ. Thuế tăng sẽ làm cho thu nhập của họ giảm, sẽ ảnh hƣởng đến tích luỹ và đầu tƣ của doanh nghiệp và dân cƣ. Do đó đối với chính phủ khi ban hành một sắc thuế mới hoặc điều chỉnh tăng thuế đều phải có cân nhắc rất thận trọng để tránh những xáo trộn trong nền kinh tế.

1.2.5.2. Chính sách tài chính liên quan đến nhiều mặt lợi ích khác nhau:

Chính sách tài chính của một quốc gia là những văn bản pháp quy đƣọc sử dụng để điều chỉnh các hoạt động tài chính. Các hoạt động tài chính luôn gắn hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau. Chính sách tài chính có thể sẽ tác động thuận chiều hoặc ngƣợc chiều đối với hoạt động của các chủ thể. Do đó nó đụng chạm đến nhiều mặt lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Quá trình thực thi chính sách tài chính có thể mang lại lợi ích chung cho các chủ thể liên quan hoặc có thể mang lại nguồn lợi cho chủ thể này ngƣợc lại sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời khác. Chẳng hạn một quốc gia có hệ thống chính sách tài chính tốt để khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, có thể thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ, qua đó sẽ mang lại lợi ích cho cả nƣớc sở tại và các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu chính sách thuế mà việc động viên quá mức có thể mang lại cho nhà nƣớc nguồn thu lớn nhƣng sẽ thấy ngay phản ứng tức khắc của các doanh nghiệp, các chủ đầu tƣ và ngƣời lao động, vì chính sách thuế ảnh hƣớng đến thu nhập của họ.

1.2.5.3. Chính sách tài chính luôn gắn với sự vận động của những nguồn lực tài chính

Hoạt động tài chính là những hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính, phân phối của cải xã hội nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội.

Hệ thống chính sách tài chính nhằm điều chỉnh các hoạt động phân phối nguồn lực này đảm bảo cho các dòng chảy vốn vận động theo đúng những quy luật khách quan. Nếu chính sách đúng, có tác động thuận chiều đối với sự vận động của các nguồn tài chính sẽ đánh thức các nguồn vốn tiềm năng đƣa vào công cuộc phát triển kinh tế. Nếu chính sách sai, có tác động ngƣợc chiều các dòng chảy vốn sẽ làm cho các tiềm năng đóng băng dần và mất đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)