Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam

3.3.3. Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã đƣợc phát triển rất mạnh và khá lâu trên tại các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì lĩnh vực bảo hiểm này còn khá mới mẻ nên các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng lại tỏ ra thận trọng đặc biệt với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, có ít doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với gạo. Sở dĩ các doanh nghiệp bảo hiểm thận trọng trong việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gạo là do:

- Doanh nghiệp bảo hiểm chƣa có nhiều kinh nghiệm đối với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, việc bố trí vốn đầu tƣ chƣa nhiều, lực lƣợng cán bộ mỏng, trình độ cán bộ còn hạn chế. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc không có hệ thống dữ liệu thông tin tín dụng ở trong nƣớc và nƣớc ngoài và phải phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) quốc tế trong quá trình thu thập, đánh giá thông tin ngƣời mua phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro và nhận bảo hiểm. Bên cạnh đó, quy trình quản lý, theo dõi hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (cấp và theo dõi hạn mức tín dụng cho ngƣời mua) cũng nhƣ công tác xử lý khiếu nại, bồi thƣờng rất phức tạp, yêu cầu nhân sự phải đƣợc đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Điều này đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều về cả thời gian và công sức.

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo khác với bảo hiểm thƣơng mại truyền thống là bồi thƣờng cho những thiệt hại từ rủi ro kinh doanh (nhƣ hối đoái, mất khả năng thanh toán) và rủi ro chính trị, không phải những rủi ro mang tính bất ngờ, không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ thiên tai, tai nạn... Nhƣ vậy, trong khi bảo hiểm thƣơng mại phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị rủi ro tốt thì bảo hiểm tín dụng lại phụ thuộc rất lớn vào bên thứ ba, nên các doanh nghiệp bảo hiểm thông thƣờng không dám mạo hiểm với sản phẩm này.

- Số lƣợng khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo chƣa nhiều, nếu nhận bảo hiểm cho các đối tƣợng này thì xác suất xảy ra tổn thất là rất lớn, không đáp ứng nguyên tắc số đông bù số ít, nên không hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, tỷ lệ tổn thất đối với bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu trong giai đoạn đầu triển khai tƣơng đối cao.

Tuy nhiên, Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tích cực tiếp cận các thị trƣờng mới, nhƣ Châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nên nguy cơ rủi ro lại càng cao. Do đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Qua khảo sát tại Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nhu cầu tham gia tín dụng xuất khẩu rất lớn, vì với những trƣờng hợp nhà nhập khẩu là khách hàng mới, đòi thanh toán bằng phƣơng thức trả sau, các doanh nghiệp rất phân vân, bởi không ký thì sợ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, mà ký thì sợ rủi ro thanh toán. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đề xuất với các công ty bảo hiểm và ngân hàng về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhƣng không nhận đƣợc nhiều thiện chí của công ty bảo hiểm.

Nhận thấy thị trƣờng xuất khẩu gạo ngày càng phát triển và mở rộng, có nhiều cơ hội để phát triển mạnh hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên các doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu tham gia nhiều vào lĩnh vực bảo hiểm này dƣới hình thức kết hợp với một số công ty nƣớc ngoài. Không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng cũng bị hấp dẫn bởi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gạo và bắt đầu khai thác sản phẩm này. Hiện Ngân hàng SacomBank đã có sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu qua thị trƣờng các quốc gia mà Ngân hàng SacomBank có chi nhánh (trƣớc mắt là Lào và Campuchia) dƣới hình thức mua lại khoản phải thu của khách hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Đến hạn thanh toán, Ngân hàng SacomBank chi nhánh nƣớc ngoài sẽ tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng. Ngân hàng này dự báo nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới hoạt động sang thị trƣờng quốc tế cùng với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng SacomBank đƣợc Tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Hoa Kỳ (CCC) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn cấp hạn mức bảo lãnh tín dụng theo chƣơng trình GSM 102 với tổng hạn mức là 20 triệu USD, thời hạn bảo lãnh tối đa 12 tháng. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho tăng trƣởng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Ngoài chính sách bảo hiểm tín dụng đƣợc cung cấp bởi các công ty bảo hiểm và ngân hàng; Nhằm khuyến khích xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, Chính phủ cũng triển khai thí điểm bảo hiểm xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản đƣợc thể hiện Quyết định 2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quy định tiêu chí để các doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với 23 nhóm mặt hàng gồm: thủy sản; gạo; cà phê; rau quả; cao su; hạt tiêu; nhân điều; chè; sắn và các sản phẩm từ sắn; dệt may; giày dép; điện tử và linh kiện máy tính; gốm sứ; thủy tinh; mây tre cói và thảm; sản phẩm gỗ; sản phẩm chất dẻo; dây điện và cáp điện; xe đạp và phụ tùng; túi xách, vali, mũ, ô dù; sản phẩm từ sắt thép; máy móc thiết bị; phƣơng tiện vận tải. Việc thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu. Theo quyết định này, sẽ thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 2011-2013, các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia chƣơng trình này sẽ đƣợc hỗ trợ 20% phí bảo hiểm gốc của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Bảng 3.9. Bảng doanh thu phí bảo hiểm tín du ̣ng xuất khẩu của các DN xuất khẩu ga ̣o

STT Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa (Triệu đồng)

Doanh thu phí bảo hiểm tín dụng XK của các DN xuất khẩu gạo

(Triệu đồng)

2011 1.780.286 11.270 2012 1.938.502 16.891 2013 2.141.986 17.615 2014 2.464.616 19.234

Nguồn: Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ tài chính

Qua bảng về doanh thu phí bảo hiểm cho thấy thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tham gia vào chính sách bảo hiểm này đã tăng nhƣng so với các mặt hàng khác và lĩnh vực bảo hiểm khác còn rất hạn chế. Qua khảo sát của tác giả thì nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp chƣa tham gia hoặc tham gia không nhiều mặc dù các doanh nghiệp này cũng thấy mặt lợi của việc tham gia bảo hiểm

xuất khẩu trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, chi phí của các doanh nghiệp bỏ ra nhiều trong khâu chế biến, vận chuyển nhƣng giá bán không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)