Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 28 - 30)

1.3. Sự cần thiết thúc đẩy hoạt động xuất khẩu:

1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phƣơng tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.

Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu đƣợc do mục tiêu phát triển đất nƣớc. Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phƣơng thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có có hội vƣơn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân.

Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá trong nƣớc. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này.

Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thƣơng đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hàng hoá tƣ liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

kinh tế. Do những điều kiện khác nhau mỗi quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhƣng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể phát huy đƣợc các lợi thế, tạo sự cân bằng trong qúa trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đỗi với nhau

Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện nhƣ: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên ..., thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.

Hoạt động xuất khẩu cũng là cần thiết vì lí do cơ bản của nó là khai thác đƣợc lợi thế so sánh của nƣớc xuất khẩu. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia cũng nhƣ cá nhân không thể sống riêng rẽ độc lập với bên ngoài. Thƣơng mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng mặt hàng tiêu dùng với số lƣợng nhiều hơn, chất lƣợng cao hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới và khả năng sản xuất trong nƣớc (nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán với nƣớc ngoài).

Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá càng cao. Số sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc cũng tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngƣợc lại một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với nƣớc khác. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của qui luật lợi thế so sánh. Qui luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chìa khoá của phƣơng thức thƣơng mại. Qui luật cũng khẵng định rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nƣớc đó có lợi thế so sánh (hoặc có hiệu quả sản xuất cao nhất) thì thƣơng mại sẽ có lợi cho cả hai bên.

Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa các nƣớc. Vì điều kiện sản xuất có thể khác nhau giữa các nƣớc nên sẽ có lợi khi mối nƣớc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng thích hợp để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng cần thiết từ nƣớc khác. Mặt khác khi chuyên môn hoá với qui mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng hiệu quả kinh tế và ngay cả khi hiệu quả tuyệt đối của cả hai nƣớc giống nhau, buôn bán có thể xảy ra do sở thích và nhu cầu.

Đối với nƣớc ta, một quốc gia đang chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc thì hoạt động xuất khẩu đƣợc đặt ra là cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Không thể nào xây dựng đƣợc nền kinh tế hoàn chỉnh nếu chỉ dựa vào nguyên tắc tự cung tự cấp, ngay cả đối với một quốc gia phát triển nhất, vì nó đòi hỏi rất tốn kém về chất và thời gian. Vì vậy phải đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng ngoại thƣơng trên cơ sỡ nguyên tắc "Hợp tác bình đẵng không phân biệt thể chế chính trị và và đôi bên cùng có lợi" nhƣ nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII mà Đảng ta đã khẳng định.

Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, giá lao động rẻ.... bởi vậy, Việt Nam tập trung vào sản xuất những mặt hàng tận dụng sự ƣu đãi của thời tiết khí hậu, sử dụng nhiều lao động, ít vốn. Tận dụng tốt các lợi thế này để xuất khẩu là hƣớng đi đúng đắn phù hợp với qui luật thƣơng mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)