CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng xuất khẩu gạo vủa Việt Nam trong thời gian qua
3.2.4 Đánh giá lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu gạo của Việt Nam
3.2.4.1. Những lợi thế và bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập vào khu vực và thế giới.
Nhằm mục đích hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới và tiến tới việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho các hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã tích cực trong việc tham gia vào vào các tổ chức quốc tế và khu vực.
Tháng 2/1993 Việt Nam là quan sát viên của ASEAN, tháng 10/1996 trở thành thành viên chính thức của hiệp hội .Tháng 12/1996 kí kết các văn kiện của hiệp hội nhƣ : Hiệp định khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ASEAN, Hiệp định khung về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung, Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ ... và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Việt Nam là quan sát viên của tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO) từ giữa năm 1995, tháng 1/1996 Việt nam đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức này.
Ngoài việc kí kết các hiệp định thƣơng mại với các nƣớc tạo thị trƣờng cho hàng hoá xuất khẩu Việt nam, chúng ta cũng đã tiến hành các cơ quan xúc tiến thƣơng mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất trong nƣớc những thông tin đày đủ về thị trƣờng xuất khẩu nhƣ trung tâm xúc tiến thƣơng mại Osaka và Roma. Hai trung tâm này chính là bƣớc khởi đầu cho việc xây dựng Cục xúc tiến thƣơng mại thuộc Bộ thƣơng mại vào năm 2001.
Đó là những thuận lợi và cơ hội rất tốt để Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, bởi vì nhờ tham gia vào sự phân công, hiệp tác quốc tế sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng của Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Việt nam trên thị trƣờng thế giới.
Nhƣng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam phải đƣơng đầu với thách thức lớn lao là sản phẩm và dịch vụ của Việt nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng quốc tế và ngay cả trên thị trƣờng trong nƣớc, bởi Việt nam tham gia thị trƣờng thế giới trong điều kiện nó đã đƣợc phân chia, phân công lao động quốc tế đã đƣợc xác lập khá ổn định. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt nam còn rất non trẻ lại phải cạnh tranh với các tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng.
3.2.4.2 Lợi thế so sánh của Việt Nam về xuất khẩu gạo.
Trong một nền kinh tế hàng hoá thế giới có xu hƣớng khu vực hoá và toàn cầu hoá mọi quốc gia đều mở rộng các mối quan hệ buôn bán với nhau để phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá nhằm thu lợi ích cao nhất để phát triển đất nƣớc. Hiện tƣợng này thừơng thấy ở các nƣớc
đang phát triển là nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu dựa vào một hoặc một vài mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu này đƣợc hình thành trên cơ sở các yếu tố thuận lợi sẵn có của các nƣớc đó. Điều đó đúng nhƣ theo định lý Heckscher- ohlin :
" Một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó ". Các tiềm năng thiên nhiên đã cho thấy những trƣờng hợp hết sức rõ ràng và những hình dung sinh động về các nƣớc có nhiều dầu mỏ ở Trung cận đông và một số nơi khác nhƣ các nƣớc xuất khẩu đồng Zambia, Zaica, hoặc xuất khẩu gỗ nhƣ Malaysia, Philippin, Nga.
Việt Nam cũng nhƣ đa số các nƣớc đang phát triển khác nên không nằm ngoài xu hƣớng trên, nguồn tiềm năng thuận lợi của Việt Nam là điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động .
- Về tự nhiên:
+ Việt nam có diện tích 330.363 km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế giới ). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp.
+ Bờ biển nƣớc ta rất thuận lợi cho giao thông đƣờng biển.
+ Vị trí lãnh thổ đã cho nƣớc ta một nền khí hậu đặc biệt, nhiệt độ cao (trung bình từ 220C đến 270C) và lƣợng mƣa hàng năm lớn (trên 1500m ), độ ẩm không khí luôn luôn trên 80% vì vậy quanh năm cây cối có điều kiện phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch đƣợc từ 2 đến 4 vụ. Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa sẽ cho phép Việt Nam phát triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng bao gồm các loại cây lƣơng thực và cây công nghiệp, cây ngắn ngày và dài ngày, ôn đới hay nhiệt đới; trong đó lúa là cây lƣơng thực truyền thống đóng vai trò chủ đạo.
- Về lao động:
Việt Nam là một nƣớc có lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ 70% lực lƣợng lao động trong cả nƣớc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hay nói cách khác giá nhân công rẻ. Với lực lƣợng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ tạo ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện trên thị trƣờng thế giới với gía thành thấp,làm tăng sức cạnh tranh về giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.
giống lúa có năng suất chƣa cao, thuỷ lợi chƣa đƣợc đầu tƣ, công nghệ chế biến thấp và thiên tai xảy ra bất kì nhƣng các nguồn lực sản xuất mà Việt nam có lợi thế trên đây đã mở ra cho nƣớc ta một con đƣờng phát triển mới hƣớng ra xuất khẩu. Theo quan điểm về lợi thế so sánh: Việt nam có thể tận dụng ƣu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lƣợng tài nguyên và lao động cao, vốn và kĩ thuật thấp hơn, hiện nay Việt nam vẫn là một nƣớc chậm phát triển thì sản xuất lúa gạo giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân sản xuất lúa gạo với các đặc tính của sản xuất nông nghiệp: Thứ nhất, là thực hiện sản xuất thực hiện trên diện rộng và phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai, nguồn nƣớc...; thứ hai là thực hiện sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Vì vậy, sản xuất lúa cho phép tận dụng đƣợc tốt thuận lợi về lao động tài nguyên thiên nhiên đồng thời hạn chế bớt những khó khăn về vốn, kĩ thuật - công nghệ, bởi sự đòi hỏi đầu tƣ về vốn trong trồng trọt không lớn và kĩ thuật máy móc phục vụ cho sản xuất lúa ở khâu trồng và chế biến không quá phức tạp, giá thành không cao lắm so với các loại công nghệ tinh vi. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam để xuất khẩu là rất đúng đắn nó phù hợp với đặc điểm về nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của nƣớc trên thị trƣờng quốc tế về mặt sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu.