Giải pháp nhằm hoàn thiện, thúc đẩy cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Những giải pháp về chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo

4.4.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện, thúc đẩy cho thuê tài chính

Phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập của nƣớc ta hiện nay. Vì vậy chúng ta cần quan tâm và thực hiện hiệu quản một số giải pháp:

- Ƣu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là mục tiêu chính, vì theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp này đƣợc coi là yếu, thể hiện ở sáu chữ M trong tiếng Anh là Man Power (nguồn nhân lực); Management (quản trị); Machinery (máy móc, công nghệ); Materials (vật tƣ); Marketing (tiếp thị), và cuối cùng là Money (vốn). Hiện nay, ở Việt Nam số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia xuất khẩu gạo chiếm trên 85% tổng số doanh nghiệp. Hơn nữa, xét về bản chất, đây là một “khoản vay tài chính” và phải trả lãi (trên cơ sở tính phí thuê tài chính đƣợc trả cho đến khi hết hạn hợp đồng), và đƣơng nhiên đã là một “khoản vay” thì rủi ro

liên quan đến vay vốn luôn luôn hiện hữu và có thể dẫn đến phải áp dụng các biện pháp, thậm chí là biện pháp phá sản bất cứ khi nào nếu doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả.

Do đó, để thúc đẩy thị trƣờng cho thuê tài chính hoạt động có hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đòi hỏi sự phát triển của chính cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi chính các doanh nghiệp là khách hàng và là mục tiêu hƣớng tới của các công ty cho thuê tài chính.

- Từng bƣớc sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP đối tƣợng tài sản để cho thuê tài chính chỉ là các động sản, đây là một trong những bất cập cần đƣợc sửa đổi. Ngoài ra, các quy định về phƣơng thức xử lý, quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản thuê tài chính cũng nên chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế...

Cần mở rộng hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam để đa dạng hình thức cho thuê cũng nhƣ có sự phổ biến hình thức này để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể tiếp cần. Do đó, cần xem xét, sửa đổi Nghị 16/2001/NĐ-CP để gỡ bỏ rào cản ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính. Theo quy định của khoản 3 Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP: “Hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải đƣợc thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam”, đồng thời khẳng định: Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trong khi ngân hàng hoàn toàn có thể đƣợc thực hiện hoạt động cho thuê tài chính vì đây là một hình thức cấp tín dụng, chứ hoạt động này không chỉ dành riêng cho công ty cho thuê tài chính. Rõ ràng đây là một quy định kìm hãm sự phát triển của cho thuê tài chính ở Việt Nam, cần thiết phải xem xét, dỡ bỏ.

- Các hiệp hội và chính các công ty cho thuê tài chính cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa dịch vụ của mình đến cộng đồng doanh nghiệp. Các công ty cho thuê tài chính cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động tìm hiểu, đánh giá tính

hiệu quả của hình thức cho thuê tài chính đối với các hình thức khác trƣớc khi đƣa ra những giải pháp cho hoạt động của doanh nghiệp mình.

4.5. Một số kiến nghi ̣

Để những giải pháp về chính sách tài chính nêu trên đạt hiệu quả thì nhà nƣớc, doanh nghiệp, hiệp hội và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu gạo cần thực hiện triển khai thực hiện một số kiến nghi ̣ nhƣ:

4.5.1. Về phía Nhà nước

- Phối hợp trong khâu quản lý tài chính xuất khẩu giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Các địa phƣơng phải cùng với Nhà nƣớc trợ giúp cho các hộ trồng lúa và các doanh nghiệp chế biến kinh doanh gạo trên địa bàn mình quản lý. Các địa phƣơng cùng với Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ tài chính xuất khẩu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nƣớc của Trung ƣơng và địa phƣơng.

- Kết hợp giữa hỗ trợ tài chính với hỗ trợ kỹ thuật: Ngoài việc hỗ trợ về vốn cho ngƣời trồng gạo ra thì Nhà nƣớc nên hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gạo, đặc biệt là cây gạo chè cho họ. Việc hỗ trợ kỹ thuật này thông qua việc cử cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở để hƣớng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa cho những hộ sản xuất. Kỹ thuật thu hoạch, phƣơng pháp bảo quản, sơ chế nhằm hạn chế tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành gạo: Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm việc mở các khóa đạo tạo hƣớng dẫn cho những ngƣời nông dân trồng lúa về kỹ thuật chăm sóc, thu hái và sơ chế, bảo quản cho đến việc giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho các công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến gạo, đặc biệt là những nhà máy chế biến gạo thành phẩm chất lƣợng cao xuất khẩu. Bên cạnh đó Nhà nƣớc cũng thông qua hệ thống các trƣờng đại học trong cả nƣớc hỗ trợ đạo tạo cán bộ cho các doanh nghiệp. Đó là thông qua trƣờng Đại học Nông nghiệp để đào tạo kỹ sƣ về sản xuất lúa, Đại học Bách khoa trong việc đào tạo các kỹ sƣ về cơ khí cho các nhà máy chế biến và thông qua các trƣờng thuộc khối kinh tế để đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu gạo cũng nhƣ các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Ngoài ra Nhà

nƣớc cũng cần có các khóa học về kinh doanh gạo quản trị rủi ro, tìm hiểu hệ thống phát lý và môi trƣờng kinh doanh của các thị trƣờng chính của gạo Việt Nam cho các cán bộ của những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.

4.5.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo - Xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư và kinh doanh

Xác định nhu cầu vốn đầu tƣ cho từng khâu, từng công đoạn tuy theo mục tiêu và phân loại đầu tƣ các doanh nghiệp phải chia ra làm hai loại là nhu cầu vốn đầu tƣ trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Trong ngắn hạn cần đầu tƣ vào các khâu công nghệ kỹ thuật sản xuất chế biến, nhƣ đầu tƣ cho công đoạn chăm sóc, tƣới tiêu thu hoạch và sau thu hoạch, đầu tƣ cho việc chế biến gạo nhân cũng nhƣ cho công nghệ thiết bị chế biến gạo thành phẩm chất lƣợng cao. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần đầu tƣ vào nguồn nhân lực. Trong giai đoạn trƣớc mắt nhu cầu vốn cho khoản đầu tƣ này sẽ chiếm từ 65- 75% trong nhu cầu vốn đầu tƣ cho cả giai đoạn phát triển đến năm 2015.

Việc xác định đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ cũng nhƣ kế hoạch đầu tƣ này nhằm mục tiêu là hiện đại hóa công nghệ trang thiết bị sản xuất, chế biến qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm gạo xuất khẩu. Ngoài ra việc đầu tƣ vào công nghệ thiết bị cho sản xuất chế biến còn giúp cho các doanh nghiệp sẽ chuyển dịch đƣợc cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu, nâng dần gạo thành phẩm chất lƣợng cao trong tổng cơ cấu gạo xuất khẩu của mình, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Viêt Nam nói chung. Việc đầu tƣ vào nguồn nhân lực nhằm mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu gạo và nâng cao trình độ của đội ngũ các nhà quản lý về xuất khẩu gạo.

Về dài hạn, các doanh nghiệp sẽ cần đầu tƣ vào việc nghiên cứu giống, vào việc xúc tiến và nghiên cứu thị trƣờng đồng thời đầu tƣ vào khâu xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu. Việc đầu tƣ cho các khâu này không thể một sớm một chiều đƣợc. Hiệu quả cũng chƣa có thể có ngay đƣợc mà thƣờng cần một thời gian dài có thể lên tới 5 tới 7 năm sau mới thấy rõ đƣợc. Nhƣ việc đầu tƣ vào nghiên cứu giống thì cũng phải mất một thời gian trồng thử nghiệp rồi mới đƣa vào trồng đại trà và

cũng mất từ 3 đến 5 năm nữa mới có thể đƣa vào khai thác đƣợc. Thị trƣờng cũng thế, các doanh nghiệp cũng phải đầu tƣ một thời gian dài mới có thể có đƣợc các thị trƣờng ổn định, việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu thì lại cần có thời gian. Bởi vì thƣơng hiệu không chỉ doanh nghiệp cứ tạo ra một thƣơng hiệu cho mình mà thƣơng hiệu này có đƣợc khách hàng và thị trƣờng chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mà điều này thì cần có thời gian tƣơng đối dài. Tuy hiệu quả những khâu này cần có thời gian dài mới xác định đƣợc nhƣng chúng rất quan trọng nên doanh nghiệp cũng cần xác định nhu cầu vốn đầu tƣ cho chúng thông qua việc xác lập các quỹ đầu tƣ dài hạn. Những khoản đầu tƣ này có thể chiếm khoảng 20% trong tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. Nếu nhiều quá thì doanh nghiệp cũng khó thiếu vốn để đầu tƣ vào các khâu khác vì thời gian thu hồi vốn của những khẩu này là khá dài, trong khi nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là có hạn (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Ngoài việc xác định nguồn vốn cho đầu tƣ thì các doanh nghiệp cũng cần xác định nguồn vốn kinh doanh cho mình. Trƣớc hết phải xác định vốn kinh doanh thƣờng xuyên phục vụ cho việc mua bán, dự trữ gạo phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn vốn này phải đƣợc xác định cho từng kỳ kinh doanh, nguồn vốn này sẽ tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cho từng kỳ mà có sự khác nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp cần xác định đƣợc nguồn tài chính cho bảo hiểm. Nhƣ chúng ta đã biết thì kinh doanh gạo gặp rất nhiều rủi ro nên các doanh nghiệp cần xác lập ra một quỹ bảo hiểm, gồm tự bảo hiểm và mua bảo hiểm từ các công ty kinh doanh bảo hiểm. Nguồn này cũng tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp nhƣng quỹ bảo hiểm cần phải chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn kinh doanh có nhƣ thế thì doanh nghiệp mới có thể hạn chế đƣợc những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.

- Tổ chức huy động các nguồn vốn

Khi đã xác định đƣợc nhu cầu và cơ cấu cho các nguồn đầu tƣ, kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tổ chức huy động các nguồn vốn đó. Các nguồn mà doanh nghiệp cần huy động cho vốn đầu tƣ trƣớc hết là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp,

vốn đi vay của các ngân hàng đầu tƣ, từ ngân sách Nhà nƣớc (nếu là doanh nghiệp Nhà nƣớc), các nguồn vốn góp, vốn liên doanh liên kết (kể cả liên doanh với nƣớc ngoài và với các doanh nghiệp trong nƣớc). Ngoài ra còn cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc và các cơ quan Chính phủ nƣớc ngoài để đầu tƣ cho sản xuất chế biến gạo xuất khẩu. Với nguồn vốn kinh doanh thì trƣớc hết doanh nghiệp cần huy động từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn đi vay của ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn thông qua các tổ chức tín dụng khác, qua tín dụng của các đối tác, qua nguồn liên doanh liên kết và thậm chí là qua nguồn vốn của dân, thông qua việc cổ phần hóa để huy động vốn góp nhàn rỗi từ trong dân.

- Nâng cao hiểu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp không những nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất xuất khẩu gạo mà còn giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính cho việc đầu tƣ vào các khâu quan trọng khác phục vụ cho xuất khẩu gạo. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau.

+ Tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn kinh doanh thông qua việc xác định mức hàng dự trữ thích hợp sau cho đủ hàng kinh doanh với mức chi phí phù hợp, tích cực tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ gạo mà doanh nghiệp đã thu mua, dự trữ và chế biến. Đồng thời Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu thập thông tin, dự báo nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ sự biến động của thị trƣờng gạo thế giới để có kế hoạch kinh doanh cho niên vụ tiếp theo. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần thực hiện mua ngay bán ngay nhằm giảm tài chính cho dự trữ trong khi nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam có hạn.

+ Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn kinh doanh gạo Việt Nam nhƣ Tổng công ty lƣơng thực Miền Bắc, Tổng công ty Lƣơng thực Miền Nam cần phải thực hiện việc thu hồi công nợ của cả những khách hàng nƣớc ngoài và cả những đại lý và những doanh nghiệp kinh doanh gạo trong nƣớc. Khiên quyết hơn

trong việc thu hồi công nợ, cũng nhƣ xử lý các khoản đầu tƣ không thể thu hồi lại đƣợc nhƣ việc cấp vốn cho ngƣời nông dân, cho các đại lý thu mua hàng nhƣng đến khi giao hàng thì họ lại không giao hoặc không giao đủ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp cần cẩn thận hơn đối với các hợp đồng giá trừ lùi đối với các các khách hàng nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp cũng cần giảm dần việc thực hiện các hợp đồng trả sau mà nên tìm kiếm các hợp đồng thanh toán theo L/C nhƣ vậy các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam thì nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần tìm các tín dụng từ phía các khách hàng nƣớc ngoài.

+ Tiến hành công tác kiểm tra kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ, nhất là công tác thu chi tài chính, phải thực hiện thu chi tiết kiệm. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất bằng cách nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong kinh doanh xuất khẩu thông qua việc tiết kiệm cho các chi phí giao dịch mua hàng, giao dịch bán hàng cũng nhƣ chi phí cho công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trƣờng, tìm kiếm bạn hàng.

- Đầu tư tài chính cho công tác sản xuất, chế biến và nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại

+ Đầu tƣ vào nghiên cứu cải tạo giống gạo để có đƣợc giống gạo có năng suất cao, chất lƣợng tốt. Phát triển thêm gạo chất lƣợng cao nhƣ gạo đồ rất đƣợc ngƣời Mỹ ƣa dùng.

+ Đầu tƣ vào mua trang thiết bị máy móc mới hiện đại, đổi mới và cải tiến máy móc trang thiết bị cũ để chế biến gạo thành phẩm xuất khẩu.

+ Tập trung vốn đầu tƣ cho công tác nghiên cứu thị trƣờng lớn, kho tính nhƣ Mỹ, Nhật, EU thông qua việc cử các đoàn cán bộ sang các nƣớc này khảo sát nghiên cứu thị trƣờng. Đồng thời cũng nghiên cứu cách thức mua bán gạo của thị trƣờng các thị trƣờng này cũng nhƣ tìm hiểu về hệ thống luật pháp và các quy định liên quan đến buôn bán gạo trên thị trƣờng này. Cũng có thể thuê các công ty của Mỹ, Nhật, EU hay các công ty khác chuyên làm công tác nghiên cứu thị trƣờng để nghiên cứu thị trƣờng đầy triển vọng này.

+ Về xúc tiến thƣơng mại thì cần đầu tƣ thành lập văn phòng đại diện của mình tại Mỹ, Nhật, EU để tìm kiếm thông tin cũng nhƣ đƣa gạo của doanh nghiệp tới tay ngƣời tiêu dùng tại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)