Các nhân tố tác động đến chính sách tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 27 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính

1.2.6. Các nhân tố tác động đến chính sách tài chính:

Chính sách tài chính chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố.

- Bối cảnh kinh tế-xã hội: Chính sách tài chính đƣợc xây dựng phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội sẽ đảm bảo tính khả thi của chính sách và có thể đạt đƣợc các mục tiêu đã chọn. Ví dụ trong bối cảnh ở nƣớc ta hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển với trình độ ngày càng cao, vai trò của nhà nƣớc trong việc giám sát trực tiếp nền kinh tế ngày càng hạn chế, thay vào đó là sự tăng cƣờng vai trò của các công cụ tài chính, pháp luật...Do đó chính sách tài chính đƣa ra phải trên cơ sở bối cảnh kinh tế- xã hội đó để đảm bảo tính chính xác và khả thi của chính sách.

- Cơ chế vận hành nền kinh tế: Cơ chế điều tiết nền kinh tế cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến chính sách tài chính. Chính sách tài chính trong cơ chế chỉ huy, tập trung, quan liêu bao cấp sẽ không phù hợp với cơ chế thị trƣờng năng động, linh hoạt và có sự điều tiết của nhà nƣớc. Nếu chính sách tài chính đƣa ra phù hợp với cơ chế kinh tế sẽ có tác dụng tích cực trong phát triển kinh tế xã hội và ngƣợc lại. Ví dụ; trong cơ chế chỉ huy mệnh lệnh hành chính, chính sách tài chính chỉ mang tính hình thức, các quan hệ tài chính mang nặng tính cấp phát, còn trong cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc chính sách tài chính phải thực sự đóng vai trò là một đòn bẩy kinh tế đối với các chủ thể kinh tế.

- Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tài chính: Những bài học kinh nghiệm từ các chính sách ban hành trƣớc đây có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi nhà hoạch định chính sách. Nếu coi trọng kinh nghiệm sẽ tránh đƣợc những sai sót trong việc ra quyết định cho chính sách lần này. Ngoài ra còn có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực, rồi căn cứ vào tình hình cụ thể của nƣớc mình để đƣa ra những chính sách có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

- Nhân tố cán bộ: Đây là chủ thể mang tính quyết đinh đối với chính sách tài chính. Bởi chính sách là sản phẩm tƣ duy của con ngƣời, do đó chất lƣợng cán bộ sẽ quyết định đến chất lƣợng và tính khoa học, tính khả thi của chính sách. Nếu những ngƣời có trách nhiệm soạn thảo chính sách có năng lực, có trình độ, nhận thức các

quy luật khách quan của nền kinh tế một cách đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, lựa chọn đƣợc những kịch bản tốt để đƣa ra một chính sách đáp ứng nhu cầu cuộc sống thì “chu kỳ sống” của chính sách đó sẽ đƣợc kéo dài trƣớc những biến động kinh tế- xã hội, từ đó đảm bảo tính khả thi của chính sách.

- Xu thế của thời đại: Đây cũng là một nhân tố tác động không nhỏ đến việc ban hành các chính sách tài chính, nếu ngƣời lập kế hoạch nắm đƣợc xu thế phát triển chung của nền kinh tế trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực thì có thể sẽ ban hành những chính sách đem lại lợi ích cho nƣớc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính nhằm phát triển xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)