2.1.2 .Quan niệm về sản xuất chè hữu cơ
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp xác định mẫu
Trong nghiên cứu khoa học, việc chọn mẫu đủ lớn và mang tính đại diện là rất quan trọng. Để có được số mẫu điều tra có cơ sở thống kê và hạn chế những sai sót trong quá trình chọn mẫu trong khóa luận tác giả áp dụng công thức chọn mẫu sau: n = N 1+ N .(e)2 Trong đó: n là cỡ mẫu. N là số lượng tổng thể . e là sai số tiêu chuẩn.
Theo thống toàn bộ xã có 1.173 hộ trồng chè không theo hướng hữu cơ, theo công thức tính ta tìm được n = 298 hộ trồng chè theo phương thức truyền thống (chè sạch, chè Vietgap, truyền thống) để điều tra và chọn các hộ tại các xóm có diện tích chè lớn như xóm Nam Đồng, xóm Nam Hưng, xóm Y Na, xóm Nhà Thờ
Theo thống kê tổng số hộ trên địa bàn xã Tân Cương có 21 hộ làm chè hữu cơ vì vậy lựa chọn điều tra toàn bộ các hộ trồng chè hữu cơ.
Vậy, tổng số mẫu điều tra, nghiên cứu là 298 hộ trồng chè theo hướng thường và 21 hộ trồng chè hữu cơ trên địa bàn xã Tân Cương
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước,….
Trong khóa luận này, tôi đã thực hiện nghiên cứu và thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất chè, sản xuất nông nghiệp hữu cơ thông qua sách báo, các hội thảo nông nghiệp, hay qua phương tiện thông tin đại chúng (Trang Web, bài báo),…
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế,… Với đề tài nghiên cứu “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên” tôi sử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn với những câu hỏi
- Quan sát trực tiếp:
- Khảo sát thông qua phiếu điều tra: - Phỏng vấn với câu hỏi mở
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi được điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel 2010.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan tới việc tính toán hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các loại sản phẩm trên một diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Trong đó:
Qi: Khối lượng sản phẩm hay khối lượng công việc thứ i Pi: Giá cả sản phẩm hay công việc thứ i
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần
khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước.
Trong đó: Các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau:
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của
người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI = VA - ( A + T )
Trong đó:
VA: Giá trị gia tăng, MI: Thu nhập hỗn hợp,
A: Là phần giá trị tài sản cố định và chi phí phân bổ, T: Thuế
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè
- Giá trị sản xuất / Chi phí trung gian
- Giá trị gia tăng / Chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp / Chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất / Công lao động
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN