Đặc điểm chung của đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 46)

Tổng số hộ điều tra là 311 hộ, trong đó có 298 hộ trồng chè truyền thống (chè , Vietgap, chè sạch) và 21 hộ trồng chè hữu cơ cho ta thấy cây chè là cây trồng chính và mang lại thu nhập chính cho các hộ.

Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè truyền thống là 48,5 nhóm làm chè hữu cơ là 44. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hóa của chủ hộ: Trình độ văn hóa của chủ hộ nhìn chung còn tương đối thấp. Bình quân trình độ văn hóa của hộ sản xuất chè truyền thống là

7/12 còn đối với hộ sản xuất chè hữu cơ trình độ văn hóa cao hơn so với hộ sản xuất chè truyền thống, trình độ văn hóa đạt 12/12.

Bảng 4.3. Đặc điểm chung của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Phương thức sản xuất Truyền thống (hộ) Hữu cơ (hộ) Tổng số hộ điều tra Hộ 298 21

Tuổi trung bình Tuổi 48,5 44

Bình quân trình độ văn hóa Lớp 7 12

Bình quân nhân khẩu/ hộ Người 3,7 4,4

Bình quân lao động trong độ tuổi/ hộ Người 2,7 2,9 Bình quân lao động ngoài độ tuổi/ hộ Người 1,3 1,6

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hóa của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ làm chè hữu cơ 4,4 người/hộ cao hơn so với 3,7 người/hộ của nhóm làm chè truyền thống. Trong đó, bình quân nhân khẩu trong độ tuổi lao động/hộ ở hộ làm chè truyền thống 2,7 lao động, hộ làm chè hữu cơ là 2,9 lao động. Về bình quân nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động của nhóm hộ sản xuất truyền thống là 1,1 người/hộ, còn hộ sản xuất an toàn là 1,3 người/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của các hộ điều tra ở 2 phương thức canh tác về cơ bản là tương đương nhau.

4.3.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra

Thực tế cho thấy chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu. Chất lượng chè nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý, sinh hóa của giống. Do vậy việc chọn được giống chè tốt và cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè.

Bảng 4.4. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra Chỉ tiêu

Hộ sản xuất truyền thống Hộ sản xuất hữu cơ Số lượng

(ha) Cơ cấu (%) Số lượng

(ha) Cơ cấu (%)

Diện tích trồng chè 109,87 100 20 100

Chè hạt 82,33 75 19 95

Chè cành 27,54 25 1 5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2021)

Từ bảng 4.4 ta thấy, các nông hộ chủ yếu trồng giống chè hạt hay còn gọi là chè trung du đối với các hộ truyền thống là 75% còn đối với các hộ hữu cơ là 95%. Các giống chè cành thường trồng tại xã là các giống chè TRI 777, chè cành lai LDP2, chè Khúc Vân Tiên, chè Kim Tuyên, mặc dù phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nhưng theo hướng hữu cơ cần giống cây khỏe, chống chịu với bệnh tật tốt. Phù hợp với hướng hữu cơ hơn

4.3.3. Năng suất, sản lượng của các hộ được điều tra

So sánh phương thức sản xuất chè thông thường và sản xuất chè hữu cơ được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ điều tra

(Tính bình quân trên hộ) Chỉ tiêu ĐVT Phương thức sản xuất Sản xuất Hữu cơ Sản xuất Truyền thống 1. Diện tích Ha 0,37 0,95

2. Năng suất chè tươi bình quân tạ/ha 105 155

3. Sản lượng chè búp tươi tạ 39 147

4. Sản lượng chè khô tạ/ha 7,77 29,45

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2021)

Có thể thấy, các hộ sản xuất chè hữu cơ có diện tích chè bình quân lớn hơn so với các hộ sản xuất thông thường. Nguyên nhân là do các hộ trồng theo hướng hữu cơ là các hộ đã được lựa chọn. Có diện tích chè phù hợp và

chất lượng và tập trung. Do phương thức sản xuất chè hữu cơ là xu hướng của các hộ đang hướng tới, quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên đòi hỏi các hộ phải thực hiện.

Năng suất chè búp tươi giữa các nhóm hộ này cũng có sự chênh lệch khá lớn. Năng suất của nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ bằng 67,74% năng suất của các hộ sản xuất chè truyền thống. Đối với chè hữu cơ năng xuất ban đầu bao giờ cũng thấp hơn so với chè truyền thống

4.3.4. Chi phí sản xuất chè của hộ

Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè đạt được. Tuy nhiên ở mỗi hướng sản xuất khác nhau tỷ lệ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau.

Điều đó được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa Chỉ tiêu Đơn vị tính Phương thức sản xuất

Truyền thống Hữu cơ

Bón phân Lần 1 1

Sử dụng thuốc BVTV Lần 2 1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Nhằm nâng cao năng suất, cả 2 phương thức đều bón phân 1 lần/1 vụ. Tuy nhiên chè hữu cơ yêu cầu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình sản xuất vậy nên bình quân số lần phun thuốc bảo vệ thực vật của phương thức sản xuất chè hữu cơ chỉ là 1, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất hữu cơ chủ yếu là các sinh phẩm tự chế còn đối với sản xuất chè truyền thống là 2 lần. Điều khác biệt ở đây giữa phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật của sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè hữu cơ là đối với phương thức chè hữu cơ chỉ được sử dụng phân bón hữu cơ và các thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc, nguồn gốc tự nhiên

Mỗi lứa chè cho thu hoạch từ 25 – 30 ngày việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cải thiện năng suất, chất lượng chè là cần thiết nhưng đối với sản xuất chè truyền thống sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều trong thời gian ngắn như vậy không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như gây ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới các hộ được điều tra cần phải điều chỉnh, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để chất lượng chè tại đây được tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện môi trường xanh, sạch đẹp.

4.3.5. Hiệu quả kinh tế của các hộ

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Chè truyền

thống Chè hữu cơ

So sánh (2)/(1)

1. Sản lượng chè tươi tạ 38,85 147,25 3,79

2. Sản lượng chè khô trung bình tạ 7,77 29,45 3,79

+ Giá bán chè khô tr/tạ 30,00 50,00 1,67

3. Giá trị sản xuất (GO) tr đồng 233,10 1.472,50 6,32 4. Chi phí trung gian (IC) tr đồng 20,34 467,87 23,00 5.Giá trị gia tăng (VA) tr đồng 212,76 1.004,63 4,72

7. Lao động gia đình Công 1.556,00 1.789,00 1,15

8. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 135.044,00 62.776,00 0,46 9. GO/IC Lần 11,46 3,15 0,27 10. GO/Lao động gia đình 1000đ 0,15 0,82 5,49 11. VA/IC Lần 10,46 2,15 0,21 12. VA/Lao động gia đình 1000đ 0,14 0,56 4,11 13.MI/IC Lần 6,63 1,34 0,02 14.MI/Lao động gia đình 1000đ 86,79 35,09 0,40

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Phương thức canh tác có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, điều này thể hiện rất rõ ở kết quả sản xuất của các hộ. Các hộ sau

khi canh tác sang hình thức hữu cơ các chỉ tiêu thấp hơn so với các hộ truyền thống. Đồng vốn đầu tư của hộ khi chuyển sang làm chè hữu cơ cũng đạt hiệu quả thấp hơn so với cách canh tác chè truyền thống, một đồng chi phí trung gian khi chưa chuyển sang sản xuất chè hữu cơ thu được 6,63 đồng còn sau khi chuyển đổi tỷ lệ này đạt 1,34 đồng.

Hiệu quả hơn là mục tiêu quan trọng của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là khi chuyển sang làm chè hữu cơ thì năng suất và chất lượng chè giảm nhiều, sâu hại phát triển mạnh đặc biệt là bọ xít muỗi trong khi khoa học vẫn chưa tìm được loại thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn hữu cơ để hạn chế. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn chưa biết nhiều đến sản phẩm chè hữu cơ nên giá bán chè hữu cơ còn thấp. Chính vì những lý do này dẫn đến kết quả khi các hộ nông dân khi chuyển sang sản xuất chè hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cách sản xuất chè truyền thống.

4.4. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia

4.4.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại Tân Cương đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy tỉ lệ tham gia vào các chương trình tập huấn, hội thảo của hộ được điều tra tương đối cao, 298 hộ sản xuất chè truyền thống đã tham gia ít nhất một chương trình hội thảo hay tập huấn, chiếm 52%. Còn đối với hộ sản xuất chè an toàn, 100% các hộ sản xuất chè hữu cưo đã đều tham gia. Có thể thấy rằng các hộ sản xuất chè được điều tra rất quan tâm đến các kiến thức về chè hữu cơ mà các chương trình tập huấn, hội thảo mang lại.

Bảng 4.8: Sự tham gia tập huấn của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu

Truyền thống Hữu cơ

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 298 100 21 100 Đã tham gia 154 52 21 100

Chưa tham gia 144 48 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

4.4.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ

Với tỷ lệ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo tương đối cao, các hộ gia đình được điều tra đã có kiến thức nhất định về sản xuất chè hữu cơ, điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.9: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra

Nhận thức

Truyền thống Hữu cơ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 298 100 21 100 Là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học 114 38 0 0

Là đảm bảo thời gian đủ an toàn sau khi

sử dụng thuốc BVTV hóa học 127 43 0 0

Là sản xuất theo quy trình kỹ thuật chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng tự nhiên, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế

57 19 21 100

Khác... 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Qua bảng trên ta thấy, 100% hộ sản xuất chè an toàn cho rằng sản xuất chè hữu cơ “là sản xuất theo quy trình kỹ thuật chăm bón hoàn toàn tự nhiên, sử

và thuốc bảo vệ thực vật cùng nguồn đất và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.” Còn các hộ truyền thống hiện nay nhận thức vẫn chưa đầy đủ về phương thức sản xuất hữu cơ. Từ kết quả đã điều tra ở bảng trên ta có thể kết luận đa số các

hộ được điều tra đã có nhận thức đúng về định nghĩa sản xuất chè hữu cơ.

4.4.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ

Để thấy được nhận thức của hộ gia đình được điều tra về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 4.10 dưới đây:

Bảng 4.10: Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra

Nhận thức

Truyền thống Hữu cơ

Số lượng (hộ)

Cơ cấu

(%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

298 100 21 10

Không cần thiết 125 42 0 0

Cần thiết 121 41 0 0

Rất cần thiết 52 17 21 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy rất quan trọng là nhận thức chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ là 100% . Đối với hộ sản xuất chè thường thì 42 % số hộ cho là không cần thiết, 41% hộ là cho là cần thiết và17% số hộ cho là rất cần thiết.. Có thể nói rằng đa số các hộ đều thấy được tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ đặc điệt là đối với những hộ đang sản xuất chè an toàn. Nhận thức về tầm quan trọng này là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra.

4.4.4. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Để đánh giá được nhu cầu và là cơ sở để đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ, kết quả được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nhu cầu

Truyền thống Hữu Cơ

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 298 100 21 100 Có nhu cầu 100 34 21 100

Không có nhu cầu 198 66 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Số liệu từ bảng cho thấy đa số các hộ được điều tra có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ với 100% số hộ và 100 hộ chiếm 34% số hộ sản xuất chè truyền thống, có 198 hộ chiếm 66% số hộ sản xuất chè truyền thống không có nhu cầu tham gia.

4.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ

4.5.1. Điểm mạnh

Tân Cương là 1 trong 4 vùng chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là địa phương nằm trong địa giới của chỉ dẫn địa lý vùng chè Tân Cương đây là điểm nổi trội tạo thương hiệu khác biệt của chè Tân Cương với các loại chè khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Do khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu

cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng

Nguồn nguyên liệu chế biến phân bón như phân xanh, phân hữu cơ khá phong phú.

Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm và có nhiều lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực chế biến chè

4.5.2. Điểm yếu

Diện tích đất của các hộ trồng chè không được tập trung hoặc nhỏ lẻ nên khó cho việc tập trung thành 1 vùng chè để chuyển sang hướng hữu cơ.

Cách làm nông nghiệp của người nông dân trồng chè vẫn theo thói quen cũ khi sản xuất chè hữu cơ, người nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ khâu chăm sóc, bón phân, thu hái đến sao, sấy, như: không sử dụng các chất hóa học (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt cỏ...), người trồng chè hữu cơ chỉ sử dụng các chất thải tự nhiên (phân ủ hoai mục) và dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)