Thực trạng sản xuất chè của xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 43 - 46)

2.1.2 .Quan niệm về sản xuất chè hữu cơ

4.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên

4.2.1. Thực trạng diện tích trồng chè tại xã Tân Cương

Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng chè cao hơn hẳn một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè. Nhiều diện tích cây trồng lương thực; khoai, sắn, ngô.. đã được chuyển sang trồng chè. Các hộ gia đình không chỉ trồng chè trên đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng và là cây chủ lực của xã Tân Cương

Với đường lối chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương, đặc biệt là chủ trương bố trí, điều chỉnh cơ cấu và mục đích sử dụng đất. Những phần diện tích đất sử dụng kém hiệu quả có khả năng trồng chè đều được tận dụng triệt để. Sự đầu tư của các dự án phát triển cây chè, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nông dân trồng chè mà trong những năm qua diện tích chè của xã đều tăng lên.

Bảng 4.1: Diện tích chè của xã qua 3 năm 2018- 2020

ĐVT: (ha)

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm

2020 Tốc độ PTBQ Tổng diện tích chè 419,86 465,2 478,5 106,76

1. Trồng mới 2,97 3,01 3,5 108,56

2. Kiến thiết cơ bản 78,90 75,80 63,50 89,71

3. Chè kinh doanh 337,99 386,39 411,50 110,34

(Nguồn: UBND xã Tân Cương)

Qua bảng ta thấy, diện tích chè của xã qua 3 năm có sự biến động đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2018 toàn xã có 419,86 ha trong đó có 337,99 ha chè kinh doanh. Năm 2019, tổng diện tích chè tăng lên 10,79% so với năm 2018, trong đó diện tích chè kinh doanh là 386,39 ha. Năm

2020, tổng diện tích chè là 478,5 ha, tăng lên 6,76% so với năm 2018, diện tích trồng mới cũng tăng lên so với năm 2018 là 0,53ha. Các hộ trồng chè trong xã đã chú trọng chăm sóc vườn chè kinh doanh, mà giảm diện tích chè trồng mới.

4.2.2. Thực trạng năng suất, sản lượng chè tại xã Tân Cương

Năng suất và sản lượng là cơ sở để phản ánh kết quả của mỗi chu kỳ sản xuất, được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng chè của xã Tân Cương năm 2018- 2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) Tốc độ PTBQ 2019/2018 2020/2019 Tổng diện tích chè Kinh doanh ha 337,99 386,39 411,5 114,32 106,50 110,34 Năng suất (tươi) tạ/ha 159,00 159,00 160,00 100,00 100,63 100,31 Sản lượng (tươi) tạ 53740,41 61436,01 65840 114,32 107,17 110,69 Sản lượng (khô) tạ 10748,08 12287,20 13168 114,32 107,17 110,69

(Nguồn: UBND xã Tân Cương)

Năm 2018, diện tích chè kinh doanh toàn xã là 337,99 ha với năng suất bình quân 159,00 tạ chè tươi/ha, sản lượng tươi đạt 53740,41 tạ, sản lượng khô đạt 10748,08 tạ. Đến năm 2019, sản lượng tươi tăng lên 14,32% so với năm 2018. Năm 2020, diện tích chè kinh doanh là 411,5ha với năng suất và sản lượng cũng tăng đáng kể. Tại xã Tân Cương là 1 trong 4 vùng Tân Cương có chỉ dẫn địa lý do vậy được thiên nhiên ưu đãi nên năng suất của các hộ trồng chè ở xã là khá cao so với các vùng chè khác

4.2.3. Thực trạng chế biến chè tại xã Tân Cương

Theo điều tra trên địa bàn xã Tân Cương, chế biến chè chủ yếu theo 2 phương thức là chủ yếu:

- Hiện nay, chế biến chè ở xã chủ yếu là chế biến thông qua các máy sao và vò chè bán thủ công, điều đặc biệt là người dân ở đây có kỹ thuật và tay nghề chế biến rất tốt. Tuy chỉ chế biến bằng phương pháp bán thủ công nhưng quy trình công nghệ được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chế biến chè theo

phương pháp truyền thống có kết hợp các máy móc hỗ trợ hiện đang mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao

- Chế biến theo dây chuyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo

công nghệ hiện đại đối với các sản phẩm chè xanh.

Ta thấy việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất mà cụ thể là sử dụng các loại máy móc trong chế biến chè ở xã chiếm tỷ lệ khá cao. Số hộ có máy sao chè chiếm 100%, số hộ có máy vò chè mini chiếm khoảng 99.7%. Số hộ đầu tư mua thêm máy móc để phục vụ sản xuất có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, giúp làm giảm công lao động, tăng năng suất lao động cho các hộ trong xã.

Thành phố có chủ trương đối với công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã Tân Cương trong những năm tới phải đi theo hướng: đa dạng hóa hình thái sản phẩm, hình thức và thị trường tiêu thụ. Đối với vùng chè truyền thống chất lượng chè mang tính đặc trưng riêng biệt theo hướng sản xuất chè an toàn, chè sạch tiến tới sản xuất chè hữu cơ.

4.2.4. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Cương

Phần lớn chè chế biến của các hộ được bán cho các hộ thu gom ngay trên địa bàn xã (chiếm khoảng 95%).

Hình 4.1: Sơ đồ - Kênh phân phối

Hộ thu gom Nhà máy

Thị trường trong xã, trong và ngoài huyện

Lượng chế biến chè của các hộ chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài xã. Hiện nay các hộ cũng đã liên kết với nhau và liên kết với các cửa hàng bán sản phẩm tại các địa phương. Hiện trong xã có các công ty thu mua chè tươi cho các hộ nông dân trồng chè nhưng giá thu mua của công ty thường thấp nhưng hiện nay một số hộ nhanh hiện nay đã liên kết với các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và chú trọng hình thức cho sản phẩm nên tăng giá trị sản phẩm của chè Tân Cương.

Với thương hiệu chè Tân Cương đã nổi tiếng cả nước hiện nay đã có 1 số hộ , một số HTX trên địa bàn xã đã chú trọng nhiều hơn đến khâu chế biến và bao bì nhãn mác cho sản phẩm và có cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trên địa bàn xã như HTX hảo Đạt, Công ty chè Hoàng Bình, khu không gian văn hóa chè,....Đây là các hướng mới cho các hộ trồng chè đặc biệt là chè hữu cơ vừa thăm quan, vừa du lịch, vừa bán sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)