2.1.2 .Quan niệm về sản xuất chè hữu cơ
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Điều kiện dân số, xã hội
* Tình hình dân số và lao động của xã
Dân số xã Tân Cương năm 2020 là 6.075 người, với tổng số hộ là 1.615 hộ, tổng diện tích lên tới 14,829 km2, mật độ dân số là 369,2 người/km2. Toàn xã có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chí) và 2 tôn giáo: 73.8% người theo đạo phật, còn lại 26,2% người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Hiện nay nguồn lao động của xã Tân Cương rất dồi dào, đa phần là người Kinh nên khả năng nhận thức, tiếp cận khoa học, trao đổi thông tin là rất tốt nên cần có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực này. Lao động nông nghiệp chiếm 95%, còn lại 5% là phi nông nghiệp
* Cơ sở hạ tầng
Tân Cương là một xã miền núi giáp với thành phố Thái Nguyên, UBND xã được xây dựng trên trục đường giao thông xuyên xã, vị trí này thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo truyền đạt thông tin tới các xóm.
Hệ thống giao thông của xã được đầu tư tốt, hiện nay 90% các con đường liên thôn xóm đã được xây dựng bê tông hóa, đảm bảo cho các xe cơ giới đi vào xóm dễ dàng, thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật tư sản xuất và sản phẩm. Năm 2011 xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Chợ Tân Cương giai đoạn 2 với trị giá 1,7 tỷ đồng. Đây là nơi giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, các cơ sở chế biến dịch vụ nông nghiệp hầu hết là của nông hộ tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh như thuốc trừ sâu, phân bón, vật liệu xây dựng, cơ sở gia công máy sao chè, sấy vỏ chè và các dịch vụ tạp phẩm phục vụ nhu cầu trong và ngoài xã.
Hệ thống thủy lợi : Tân Cương đã kiên cố hóa được 4,6km kênh mương, có 3 trạm bơm, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất chè từ Sông Công, và các hệ thống tưới tiêu của Hồ Núi Cốc, nguồn nước là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất chè của xã. Do đó, xã đã ưu tiên xây dựng cho các công trình thủy lợi chiếm 8,75% - 10,5% quỹ đất chuyên dùng
* Tình hình văn hóa, xã hội
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã Tân Cương cũng đã từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
- Công tác dân số, gia đình: Toàn xã có 5.475 người trong đó có 2.712 phụ nữ. Trong toàn xã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Nói chung, đời sống nhân dân ổn định, trẻ em và người già được chăm sóc chu đáo.
- Triển khai tốt chương trình y tế quốc gia, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Trạm y tế của xã đã đạt trạm chuẩn quốc gia.
- Công tác truyền thanh, tuyên truyền: xã đã đầu tư trang thiết bị cho các nhà văn hóa thôn xóm. Tổ chức các đợt tuyên truyền, truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản. Công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa được thực hiện thường xuyên
- Công tác giáo dục đào tạo: Trong xã có 3 trường học, một trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn cấp thành phố và là đơn vị 7 năm liền đạt cơ quan văn hóa cấp thành phố. Đảng bộ chính quyền UBND xã luôn quan tâm và đẩy mạnh công tác giáo dục.
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế
Những năm qua kinh tế toàn xã Tân Cương cũng đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Theo báo cáo của UBND xã Tân Cương về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thì giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4,45 tỷ. Sản xuất nông nghiệp đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch với sản lượng đạt 2.856,5/2.831,5 tấn/năm. Đời sống nhân dân ổn định và ngày cành phát triển, trong năm 2020, thu ngân sách của xã ước đạt trên 10% so với kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu/ người/ năm.
Trong những năm qua, người dân sống vẫn chủ yếu dựa vào cây chè. Đến nay, kinh tế toàn xã ngày càng phát triển, thu nhập của người dân cũng cao hơn thỏa mãn các nhu cầu và tích lũy gia đình, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giúp kinh tế toàn xã vững mạnh.
4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã trong những năm qua, có thể rút ra một số những thuận lợi và khó khăn của xã trong phát triển sản xuất nói chung và phát triển chè nói riêng như sau:
* Những thuận lợi
Nhìn chung, xã Tân Cương có những điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè phát triển.
- Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào đã hình thành từ lâu nên tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là sản xuất chè. Lao động với bản chất hiền hòa, cần cù, chịu khó, chịu học hỏi. Đây là cơ sở để phát triển nguồn lao động của địa phương.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND xã và các cơ quan lãnh đạo cấp trên, cùng với sự nỗ lực của các hộ nông dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể từ xã tới thôn, xóm phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội.
- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.
* Những khó khăn
- Kinh tế đã có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng cuae xã Tân Cương, do xuất phát điểm thấp nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặp khó khăn, nguồn vốn đầu tư hàng năm được cân đối từ ngân sách Thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển và chủ yếu dựa vào nguồn thu cấp quyền sử dụng đất.
- Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè.
- Lực lượng lao động dồi dào xong phần lớn chưa qua đào tạo, số người có trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít, vì vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất chè chưa cao dẫn đến hiệu quả lao động thấp.
- Hệ thống thị trường yếu kém, người dân làm chè vận dụng các kỹ thuật tiến bộ sản xuất còn ít, thu nhập của người dân không được cao.
4.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên
4.2.1. Thực trạng diện tích trồng chè tại xã Tân Cương
Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng chè cao hơn hẳn một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè. Nhiều diện tích cây trồng lương thực; khoai, sắn, ngô.. đã được chuyển sang trồng chè. Các hộ gia đình không chỉ trồng chè trên đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng và là cây chủ lực của xã Tân Cương
Với đường lối chính sách đúng đắn của chính quyền địa phương, đặc biệt là chủ trương bố trí, điều chỉnh cơ cấu và mục đích sử dụng đất. Những phần diện tích đất sử dụng kém hiệu quả có khả năng trồng chè đều được tận dụng triệt để. Sự đầu tư của các dự án phát triển cây chè, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ nông dân trồng chè mà trong những năm qua diện tích chè của xã đều tăng lên.
Bảng 4.1: Diện tích chè của xã qua 3 năm 2018- 2020
ĐVT: (ha)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm
2020 Tốc độ PTBQ Tổng diện tích chè 419,86 465,2 478,5 106,76
1. Trồng mới 2,97 3,01 3,5 108,56
2. Kiến thiết cơ bản 78,90 75,80 63,50 89,71
3. Chè kinh doanh 337,99 386,39 411,50 110,34
(Nguồn: UBND xã Tân Cương)
Qua bảng ta thấy, diện tích chè của xã qua 3 năm có sự biến động đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2018 toàn xã có 419,86 ha trong đó có 337,99 ha chè kinh doanh. Năm 2019, tổng diện tích chè tăng lên 10,79% so với năm 2018, trong đó diện tích chè kinh doanh là 386,39 ha. Năm
2020, tổng diện tích chè là 478,5 ha, tăng lên 6,76% so với năm 2018, diện tích trồng mới cũng tăng lên so với năm 2018 là 0,53ha. Các hộ trồng chè trong xã đã chú trọng chăm sóc vườn chè kinh doanh, mà giảm diện tích chè trồng mới.
4.2.2. Thực trạng năng suất, sản lượng chè tại xã Tân Cương
Năng suất và sản lượng là cơ sở để phản ánh kết quả của mỗi chu kỳ sản xuất, được thể hiện qua bảng:
Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng chè của xã Tân Cương năm 2018- 2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) Tốc độ PTBQ 2019/2018 2020/2019 Tổng diện tích chè Kinh doanh ha 337,99 386,39 411,5 114,32 106,50 110,34 Năng suất (tươi) tạ/ha 159,00 159,00 160,00 100,00 100,63 100,31 Sản lượng (tươi) tạ 53740,41 61436,01 65840 114,32 107,17 110,69 Sản lượng (khô) tạ 10748,08 12287,20 13168 114,32 107,17 110,69
(Nguồn: UBND xã Tân Cương)
Năm 2018, diện tích chè kinh doanh toàn xã là 337,99 ha với năng suất bình quân 159,00 tạ chè tươi/ha, sản lượng tươi đạt 53740,41 tạ, sản lượng khô đạt 10748,08 tạ. Đến năm 2019, sản lượng tươi tăng lên 14,32% so với năm 2018. Năm 2020, diện tích chè kinh doanh là 411,5ha với năng suất và sản lượng cũng tăng đáng kể. Tại xã Tân Cương là 1 trong 4 vùng Tân Cương có chỉ dẫn địa lý do vậy được thiên nhiên ưu đãi nên năng suất của các hộ trồng chè ở xã là khá cao so với các vùng chè khác
4.2.3. Thực trạng chế biến chè tại xã Tân Cương
Theo điều tra trên địa bàn xã Tân Cương, chế biến chè chủ yếu theo 2 phương thức là chủ yếu:
- Hiện nay, chế biến chè ở xã chủ yếu là chế biến thông qua các máy sao và vò chè bán thủ công, điều đặc biệt là người dân ở đây có kỹ thuật và tay nghề chế biến rất tốt. Tuy chỉ chế biến bằng phương pháp bán thủ công nhưng quy trình công nghệ được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chế biến chè theo
phương pháp truyền thống có kết hợp các máy móc hỗ trợ hiện đang mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao
- Chế biến theo dây chuyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo
công nghệ hiện đại đối với các sản phẩm chè xanh.
Ta thấy việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất mà cụ thể là sử dụng các loại máy móc trong chế biến chè ở xã chiếm tỷ lệ khá cao. Số hộ có máy sao chè chiếm 100%, số hộ có máy vò chè mini chiếm khoảng 99.7%. Số hộ đầu tư mua thêm máy móc để phục vụ sản xuất có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, giúp làm giảm công lao động, tăng năng suất lao động cho các hộ trong xã.
Thành phố có chủ trương đối với công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã Tân Cương trong những năm tới phải đi theo hướng: đa dạng hóa hình thái sản phẩm, hình thức và thị trường tiêu thụ. Đối với vùng chè truyền thống chất lượng chè mang tính đặc trưng riêng biệt theo hướng sản xuất chè an toàn, chè sạch tiến tới sản xuất chè hữu cơ.
4.2.4. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Cương
Phần lớn chè chế biến của các hộ được bán cho các hộ thu gom ngay trên địa bàn xã (chiếm khoảng 95%).
Hình 4.1: Sơ đồ - Kênh phân phối
Hộ thu gom Nhà máy
Thị trường trong xã, trong và ngoài huyện
Lượng chế biến chè của các hộ chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài xã. Hiện nay các hộ cũng đã liên kết với nhau và liên kết với các cửa hàng bán sản phẩm tại các địa phương. Hiện trong xã có các công ty thu mua chè tươi cho các hộ nông dân trồng chè nhưng giá thu mua của công ty thường thấp nhưng hiện nay một số hộ nhanh hiện nay đã liên kết với các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và chú trọng hình thức cho sản phẩm nên tăng giá trị sản phẩm của chè Tân Cương.
Với thương hiệu chè Tân Cương đã nổi tiếng cả nước hiện nay đã có 1 số hộ , một số HTX trên địa bàn xã đã chú trọng nhiều hơn đến khâu chế biến và bao bì nhãn mác cho sản phẩm và có cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trên địa bàn xã như HTX hảo Đạt, Công ty chè Hoàng Bình, khu không gian văn hóa chè,....Đây là các hướng mới cho các hộ trồng chè đặc biệt là chè hữu cơ vừa thăm quan, vừa du lịch, vừa bán sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè
4.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại các xã điều tra cơ tại các xã điều tra
4.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra
Tổng số hộ điều tra là 311 hộ, trong đó có 298 hộ trồng chè truyền thống (chè , Vietgap, chè sạch) và 21 hộ trồng chè hữu cơ cho ta thấy cây chè là cây trồng chính và mang lại thu nhập chính cho các hộ.
Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè truyền thống là 48,5 nhóm làm chè hữu cơ là 44. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hóa của chủ hộ: Trình độ văn hóa của chủ hộ nhìn chung còn tương đối thấp. Bình quân trình độ văn hóa của hộ sản xuất chè truyền thống là
7/12 còn đối với hộ sản xuất chè hữu cơ trình độ văn hóa cao hơn so với hộ sản xuất chè truyền thống, trình độ văn hóa đạt 12/12.
Bảng 4.3. Đặc điểm chung của các hộ được điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị tính Phương thức sản xuất Truyền thống (hộ) Hữu cơ (hộ) Tổng số hộ điều tra Hộ 298 21
Tuổi trung bình Tuổi 48,5 44
Bình quân trình độ văn hóa Lớp 7 12
Bình quân nhân khẩu/ hộ Người 3,7 4,4
Bình quân lao động trong độ tuổi/ hộ Người 2,7 2,9 Bình quân lao động ngoài độ tuổi/ hộ Người 1,3 1,6
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)
Trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hóa của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ làm chè hữu cơ 4,4 người/hộ cao hơn so với 3,7 người/hộ của nhóm làm chè truyền thống. Trong đó, bình quân nhân khẩu trong độ tuổi lao động/hộ ở hộ làm chè truyền thống 2,7 lao động, hộ làm chè hữu cơ là 2,9 lao động. Về bình quân nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động của nhóm hộ sản xuất truyền thống là 1,1