2.1.2 .Quan niệm về sản xuất chè hữu cơ
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tính đến các yếu tố đảm bảo hệ sinh thái cây trồng vật nuôi, an toàn cho người sử dụng mà không dùng bất cứ loại hóa chất độc hại nào theo khái niệm của IFOAM bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nước ta nghiên cứu và đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ.
Đầu tiên là dự án trồng chè hữu cơ tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CIDCE. Tiếp đó là dự án rau an toàn, lúa, cam, bưởi, chè … tại Hà Nội (1998 - 2004) do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) hỗ trợ. Đến năm 2004, dự án của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng tổ chức ADDA đã triển khai thực hiện thành công NNHC cho nhiều nhóm nông dân tại Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình… Các sản phẩm hữu cơ được dự án hỗ trợ bao gồm: rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình, Thanh Xuân - Sóc Sơn, Hà Nội; chè shan tuyết tại Bắc Hà, Lào Cai; cam Hàm Yên, Tuyên Quang...
Năm 2005, tổ chức ADDA tiếp tục tài trợ “Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ”. Dự án được phối hợp thực hiện với Hội nông dân Việt Nam từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2012 tại các tỉnh phía bắc bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh.
Dự án đã thành lập hơn 80 nhóm nông dân sản xuất hữu cơ trên các khu vực đủ điều kiện về môi trường và con người. Thu nhập hàng tháng của người nông dân tham gia dự án tăng từ 50-100%.
Về diện tích, quy mô của nông nghiệp hữu cơ, các số liệu thống kê cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang có xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2014 trở lại đây.
Giai đoạn 5 năm (từ năm 2007 đến 2011), diện tích nông nghiệp hữu cơ tăng gần gấp đôi, từ 12,12 nghìn ha lên 23,40 nghìn ha; giai đoạn 2012-2016, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở nước ta cũng tăng hơn gấp 2 lần, từ 36,29 ha năm 2012 lên 77 nghìn ha năm 2016. Trong cả quá trình 10 năm từ 2007 đến 2016, diện tích nông nghiệp hữu cơ đã tăng hơn 6,35 lần. Và đến nay diện tích nông nghiệp hữu cơ đã tăng gấp nhiều lần
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và sự chủ động của người dân làm nông nghiệp hữu cơ, đến nay, cả nước đã hình thành nhiều mô hình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 33/63 tỉnh thành đã triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ với nhiều mô hình có hiệu quả, như: trang trại rau củ Organik Đà Lạt, nhà máy chế biến dầu dừa Phú Hưng ở Bến Tre, nhà máy chè Cao Bồ ở Vị Xuyên - Hà Giang, nông trại Viễn Phú sản xuất gạo Hoa sữa và sản phẩm handmade ở Cà Mau…
2.2.2. Hiện trạng sản xuất chè theo hướng hữu cơ hiện nay tại Việt Nam
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có trên 123 nghìn hecta chè, năng suất đạt 94,8 tạ/ha (cao nhất từ trước đến nay), sản lượng chè đạt trên 1 triệu tấn, tăng khoảng 32 nghìn tấn so với năm 2018. Về xuất khẩu, năm 2019, cả nước xuất được 136 nghìn tấn chè, trị giá 235 triệu USD, tăng 6,8% về khối lượng và 13,5% về giá trị so với năm 2018...
Một số tỉnh có tốc độ tăng năng suất và sản lượng nhanh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh và Phú Thọ. Ðạt được điều đó là nhờ các địa phương mở rộng diện tích sản xuất theo hướng an toàn và liên kết, bảo đảm đầu ra, giúp tăng thu nhập nên người trồng yên tâm sản xuất. Trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành được trên 186 chuỗi liên kết sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, với diện tích chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi trên 10% diện tích chè kinh doanh. Tại tỉnh Tuyên Quang, diện tích chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi là trên 1.500 ha, đạt trên 18% diện tích chè toàn tỉnh. Tại các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Nghệ An cũng đã hình thành nhiều mối liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng chè thông qua các chuỗi cung ứng sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết thu mua chè búp tươi.
Đứng trước thực tế hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường thì việc chuyển hướng sang nền nông nghiệp hữu cơ, không hóa chất là hướng đi tất yếu.
2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ tại xã Tân Linh huyện Đại Từ
Nhằm góp phần xây dựng thương hiệu vùng chè địa phương và giúp người dân vùng ảnh hưởng bởi dự án Núi Pháo làm giàu từ cây chè, từ năm 2013 công ty Núi Pháo đã hỗ trợ nông dân huyện Đại Từ trong đầu tư, sản xuất chè tập trung áp dụng quy trình chè an toàn, chè VietGAP. Và hiện nay đang sản xuất theo hướng chè an toàn hữu cơ.
Tổ sản xuất chè hữu cơ Núi Chúa xóm 10, xã Tân Linh hiện đang thực hiện dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm chè hữu cơ nhằm nâng cao giá trị cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên" với tổng số 51 hộ trên tổng diện tích 10ha.Tân Linh là xã có diện tích chè lớn nhất huyện Đại Từ với trên 629ha chè, trong đó có 546ha chè kinh doanh. Cây chè trở thành nguồn thu chính của hơn 1.600 hộ dân, chiếm 98% số hộ trong xã.
Việc đồng hành với người dân thực hành và sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP và theo hướng hữu cơ nhằm giúp phát huy thế mạnh của địa phương trên cơ sở gây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững, đem lại nguồn thu nhập đảm bảo đời sống người dân. Những năm trước, Công ty đã hỗ trợ lên đến 91ha cho gần 400 hộ dân thuộc 14 tổ hợp tác trong vùng ảnh hưởng
bởi Dự án Núi Pháo, với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Diện tích sản xuất theo quy trình an toàn được Công ty hỗ trợ chiếm 21% tổng số chè được chứng nhận của toàn huyện Đại Từ.
Kinh nghiệm chuyển đổi sang chè hữu cơ của xã Tân Linh là Sự quan tâm của các cấp chính quyền để người dân an tâm sản xuất Thực hiện kết nối, hỗ trợ xuyên suốt trong thời gian thực hành hữu cơ, trong năm đầu hỗ trợ thành lập vận hành kết nối các đơn vị thu mua đồng hành, hỗ trợ một phần kinh phí để bà con mua phân bón hữu cơ.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, tham quan học tập, đánh giá chất lượng để cấp giấy chứng nhận chè an toàn theo quy trình VietGAP sau đó chuyển đổi dần sang chè hữu cơ
Vận động, tuyên truyền để người dân hiểu được hướng đi lâu dài của sản xuất hữu cơ
Quảng bá sản phẩm chè đến được với người tiêu dùng, với giá cả hợp lý để bà con nông dân yên tâm làm ra những sản phẩm thật ngon, thật sạch.
2.2.4. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ tại xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi có diện tích chè lớn trong cả nước, nhiều năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai cộng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản phẩm chè của tỉnh dần được nâng cao. Theo số liệu thống kê năm 2019, tỉnh Yên Bái có diện tích chè là 9.655,76 ha, trong đó diện tích chè đang kinh doanh là 9.150 ha, năng suất trung bình 87,43 tạ/ha/năm.
Mô hình chè theo hướng hữu cơ được triển khai tại xã Bảo Hưng - huyện Trấn Yên có diện tích 30 ha với sự tham gia của 30 hộ dân hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia trước khi chuyển đổi với 1ha diện tích chè chỉ thu được khoảng hơn 1 tấn chè tươi/lứa nhưng hiện nay trung bình hái được khoảng 1,2 tấn/lứa. Mỗi năm hái được 7 lứa với giá bán chè khô tại nhà trung bình khoảng 160.000 đồng/kg thu nhập hơn 250 triệu”.
Kinh nghiệm sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái là:
Hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ
Lập sổ theo dõi được tình hình sâu bệnh hại, các loại thuốc sử dụng… qua đó biết được loại thuốc nào sử dụng hiệu quả hơn mà không hại người.
Thành lập tổ liên kết sản xuất đứng ra thu mua toàn bộ nguyên liệu chè búp tươi giá cao hơn thị trường để người dân yên tâm sản xuất
Từ thực tế cho thấy, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè hữu cơ là hướng đi đúng đắn, không những đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chè sạch, chất lượng cao mà còn liên kết được các hộ dân trong việc sản xuất và chế biến chè, dần hướng tới mô hình liên kết sản xuất chè theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, để mô hình còn tiếp tục phát triển và mở rộng sau khi có sự đầu tư của nhà nước, thì ngành nông nghiệp cũng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cũng như cần có những cơ chế chích sách, hỗ trợ đúng đắn để người dân tiếp tục yên tâm sản xuất.
2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho chuyển đổi chè hữu cơ tại xã Tân Cương thành Phố Thái Nguyên
Với bài học kinh nghiệm của các địa phương thành công trong việc chuyển đổi chè theo hướng hữu cơ. Bài học kinh nghiệm được rút ra như sau
Tổ chức cho các hộ dân được tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kiến thức về bảo vệ môi trường, an toàn lao động
Ban đầu hỗ trợ phân vi sinh, chế phẩm sinh học cho người dân
Hỗ trợ xây dựng tem, nhãn mác, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè, kết nối sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá bán cho sản phẩm.
Tuyên truyền thúc đẩy người dân mạnh dạn áp dụng phương pháp sản xuất chè hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, từ đó mở ra hướng đi bền vững cho cây chè.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu