2.1.2 .Quan niệm về sản xuất chè hữu cơ
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Cương
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Cương là một xã trọng điểm của Thành phố Thái Nguyên về sản phẩm chè với tổng diện tích là 1482,91 ha, nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên và có vị trí tiếp giáp với các xã:
- Phía Đông giáp với xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên - Phía Tây giáp với xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên - Phía Nam giáp với xã Bình Sơn – TP Thái Nguyên - Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên
Xã Tân Cương cách trung tâm thành phố Thái Nguyên về phía Tây, với đường lộ xuyên đi qua phía Nam Hồ Núi Cốc. Với vị trí như vậy xã có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế văn hóa, thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ chè ở xã Tân Cương. Ngoài ra, xã Tân Cương trực thuộc thành phố Thái Nguyên, một thành phố công nghiệp chiếm 90% là hộ phi nông nghiệp, đây là nguồn tiềm năng về tiêu thụ nông sản phẩm nói chung và cây chè nói riêng, là nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất cây chè của xã.
4.1.1.2. Đất đai khí hậu * Địa hình
Địa hình trong xã chia làm các dạng hình như sau:
- Địa hình đồi núi: chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất, trong đó 80% là đồi núi thấp, 20% là đồi núi cao, phần lớn diện tích đồi núi thấp với độ cao tuyệt đối trung bình là 50- 70m, độ dốc từ 10- 300, trong đó 15% địa hình có độ dốc 10-25 độ.
* Đất đai
Trên cơ sở điều tra đất đai thổ nhưỡng ta có thể phân chia đất đai của xã thành các loại sau:
- Loại đất đỏ Faralit đỏ vàng chiếm 65% tổng diện tích đất, có tầng canh tác dày từ 60- 90cm, hàm lượng mùn trong đất biến động từ 1,5- 2%, hàm lượng N từ 0,12 – 0,14%, hàm lượng C từ 1,8 – 3,3%, ngoài ra đất còn có nguyên tố vi lượng như Ca, Mg, Zn. Mặc dù số lượng N ít nhưng có ảnh hưởng mạnh tới sản lượng chè búp, loại đất này rất phù hợp cho cây chè phát triển.
- Loại đất được hình thành trên địa hình đầm lầy, đất ruộng chiếm 35% tổng diện tích đất, được kéo dài ven sông Công và giữa thung lũng nối các dải đồi lại với nhau, loại đất này phù hợp cho sản xuất cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm cơ sở để sản xuất cây công nghiệp như Chè.
* Sông ngòi
Sông Công là con sông chảy dọc theo chân núi Tam Đảo, dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc, có mặt nước rộng khoảng 25km2 với sức chứa lên tới 210 triệu m3 nước. Thông qua hệ thống kênh phân, đây là nguồn nước phục vụ tưới tiêu chính của cả vùng. Nguồn nước mặt đó còn tạo cho Tân Cương nguồn nước ngầm dồi dào giúp cho cây chè phát triển.
* Khí hậu thời tiết
Nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên xã Tân Cương có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm. Cây chè là cây nhạy cảm với độ ẩm, lượng mưa, nên yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như sản lượng chè.
Dãy núi Tam Đảo là dãy núi đá, chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, dài khoảng 80km. Dãy núi có ảnh hưởng trực tiếp tới vùng đất Tân Cương, giúp chắn gió nóng khô từ hướng Tây Bắc, chắn gió ẩm mát từ hướng
Đông Nam nên giữ được độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, tọa mù … khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển cây chè. Đây là một yếu tố đặc biệt taoh nên đặc điểm chất lượng riêng của cây chè Tân Cương.
Về độ ẩm: xã Tân Cương có độ ẩm không khí cao và độ ẩm ổn định hơi thấp vào mùa khô. Độ ẩm không khí cao nhất là 89%, độ ẩm không khí thấp nhấp là 75%. Cây chè là loại cây ưa độ ẩm, nên độ ẩm TB đạt 82% là rất phù hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển .
Về lượng mưa: Xét về lượng mưa trung bình cả năm của vùng là 153,2 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 thì đối với cây chè đây là nguồn nước rất quan trọng. Vì thời gian này đem lại sản lượng chè chủ yếu trong năm đạt 6, 7 lứa. Tuy nhiên, lượng mưa quá nhiều cũng làm ảnh hưởng không tốt cho bãi chè bằng phẳng, gây ngập úng, sản lượng thấp.
Với điều kiện nhiệt độ 23,40C, lượng mưa 153,2 mm/ năm, và độ ẩm 82% là điều kiện thuận lợi cho cây chè tại xã sinh trưởng và phát triển tốt. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tân Cương những điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè. Giúp nâng cao năng suất và nhất là tạo nên chất lượng, hương vị đặc biệt riêng biệt của xã Tân Cương.