Ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí, trong đó có: 01 tiêu chí về quy hoạch, 08 tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, 04 tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, 04 tiêu chí về văn hóa-xã hội-môi trƣờng và 02 tiêu chí về hệ thống chính trị [9]. Cụ thể:
(1) Nhóm 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch là văn bản thể hiện lộ trình của các hoạt động chính để đạt đƣợc mục tiêu rõ ràng, chú trọng tổ chức không gian trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế tại một phạm vi không gian nhất định và theo thời gian xác định.
Theo Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì Quy hoạch xây dựng NTM là văn bản thể hiện việc bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cƣ (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có và bố trí khu mới); hạ tầng kinh tế-xã hội, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.v.v. theo chuẩn nông thôn mới. Xác định quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo chuẩn nông thôn mới căn cứ vào các thông tƣ, quyết định, quy chuẩn của Chính phủ và các Bộ nhƣ: QCXDVN 01: 2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Quy hoạch xây dựng; Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thông Vận tải hƣớng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn… Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính
hợp lý trong sắp xếp, quy hoạch các khu vực trong nông thôn, đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc bền vững.
Quy hoạch xây dựng NTM gồm 3 nội dung:
Một là, Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ...);
Hai là, Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng theo chuẩn mới (có mạng lƣới giao thông, điện, trƣờng học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bƣu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nƣớc sạch, hệ thống thoát nƣớc thải, công viên cây xanh, hồ nƣớc sinh thái...);
Ba là, Quy hoạch khu trung tâm xã, quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá, đồng thời, thi công các công trình tại địa phƣơng theo quy hoạch.
Tiêu chí đánh giá?
Có quy hoạch nông thôn mới đƣợc lập theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 13/2011/TTLT –BXD –BNNPTNN – BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên bộ:Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trƣờng quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng rộng rãi tới các thôn.
Các bản vẽ quy hoạch đƣợc niêm yết công khai để ngƣời dân biết và thực hiện, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch đƣợc duyệt.
Có quy chế quản lý quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Nhóm 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Thế nào là hạ tầng KT – XH?
Cơ sở hạ tầng là những cấu trúc về vật chất, kỹ thuật, hệ thống công trình xây dựng, thiết bị… làm nền tảng cho các hoạt động diễn ra trong xã hội. Có thể nêu khái
niệm: Cơ sở hạ tầng là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ bao gồm việc xây dựng đƣờng sá, kênh đào tƣới nƣớc, hải cảng, cầu cống, sân bay, kho tang, cơ sở cung cấp năng lƣợng, cơ sở kinh doanh, giao thông vận tải, bƣu điện, cấp thoát nƣớc, cơ sở giáo dục, khoa học y tế, bảo vệ sức khoẻ…
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn là nền tảng cho việc phát triển KT – XH nông thôn. Tiêu chí đánh giá nội dung này nhƣ sau:
Giao thông: 100% đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa, đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 100% đƣờng ngõ, xóm sạch đƣợc cứng hóa và không lầy lội vào mùa mƣa; 100% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Thủy lợi: cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 85% kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa.
Điện: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành; 99% hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn.
Trƣờng học: 100% trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất văn hóa: 100% xã, thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt theo qui định chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Chợ nông thôn: đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
Bƣu điện: Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và có Internet đến thôn.
Nhà ở dân cƣ: không có nhà tạm, dột nát; 90% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng.
(3) Nhóm 3: Phát triển kinh tế và đổi mới tổ chức sản xuất
Đối với các ngành hàng nông sản có khối lƣợng hàng hóa lớn, nhƣ lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, tôm, cá tra,bò, heo, gà, sữa bò,... nhất thiết phải đƣợc tổ chức sản xuất theo hợp đồng (contract farming) “liền đồng, cùng trà giống, khác chủ” và quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn (hay mạn tàu xuất khẩu -
FOB.Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông phẩm phải là nhạc trƣởng trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, là ngƣời tổ chức lại nền nông nghiệp nhỏ lẻ của nông dân, bằng cách (trực tiếp hay liên kết với các doanh nghiệp khác) cung ứng giống xác nhận, dịch vụ khuyến nông theo GAP (Global GAP hay Viet GAP), vật tƣ nông nghiệp cho nông dân, đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến, kho bảo quản nông sản hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tổ chức kênh phân phối tiêu thụ nông sản trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, tạo dựng thƣơng hiệu cho mỗi loại nông sản; giá cả thu mua nông sản trong hợp đồng sản xuất - tiêu thụ thể hiện sự phân chia hợp lý lợi ích và rủi ro giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp (không phải là thời giá theo cơ chế “nƣớc lên thuyền lên”. Đối với loại nông sản quan trọng mà Nhà nƣớc coi là ngành kinh doanh có điều kiện, thì chỉ có doanh nghiệp nào thực hiện đƣợc nội dung liên kết nói trên mới đƣợc tham gia thị trƣờng. Ngoài ra, Nhà nƣớc không đƣợc quy định giới hạn số doanh nghiệp tham gia kinh doanh mặt hàng nông sản đó. Nông dân tham gia vào mối liên kết này phải là nông dân sản xuất hàng hóa lớn, có thể từng nông hộ, từng trang trại trực tiếp liên kết với doanh nghiệp, hay tốt hơn là thông qua các tổ chức hợp tác hoặc hợp tác xã của mình. Không thể có cánh đồng đồng liên kết sản xuất lớn (vùng sản xuất nông phẩm hàng hóa tập trung, quy mô lớn) của những nông hộ nhỏ với 5 - 7 công đất. Có chăng, với những nông hộ nhỏ, chỉ có thể là “cánh đồng mẫu” nhỏ để làm cảnh. Nông dân khi tham gia liên kết với doanh nghiệp vẫn có toàn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm lời - lỗ trong các khâu sản xuất mang tính sinh học trên đồng ruộng, vƣờn cây, ao nuôi, chuồng trại, đồi rừng của mình dƣới hình thức chủ yếu là trang trại gia đình hay trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung gian. Tổ hợp tác và hợp tác xã đích thực trong nông nghiệp chỉ có thể hình thành và hoạt động có hiệu quả khi thành viên của nó chủ yếu là những nông dân sản xuất hàng hóa lớn dƣới hình thức trang trại gia đình hay trang trại tƣ nhân, không có cấp quản lý trung gian. Các ngân hàng thƣơng mại hoàn toàn có thể dựa vào hợp đồng liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà
nông để cho vay với tƣ cách là nhà đầu tƣ, một chủ thể tích cực, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, chứ không phải với tƣ cách là “nhà cầm đồ” nhƣ bấy lâu nay.
Dƣới đây là tiêu chí đánh giá:
-Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của Thành phố (khu vực nông thôn): 1,5 lần.
-Hộ nghèo: dƣới 3%.
-Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp: <25%.
- Hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
(4) Nhóm 4: Phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trƣờng Phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trƣờng nhƣ thế nào?
Xã hội nông thôn ổn định, giầu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ
Tiêu chí đánh giá nhƣ sau:
Giáo dục: đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 90% học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); Trên 40% lao động qua đào tạo.
Y tế: 40% ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hóa theo qui định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Môi trƣờng: 90% hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất-kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; không có các hoạt động gây hại môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.
(5) Nhóm 5: Ổn định hệ thống chính trị
Ổn định hệ thống chính trị nhƣ thế nào?
Hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng Tiêu chí đánh giá nội dung này là:
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo qui định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
An ninh, trật tự xã hội: đƣợc giữ vững.
Ngày 20/02/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. [12]
Theo đó, 5 tiêu chí đƣợc sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế.
Quyết định 491/QĐ-TTg quy định nội dung tiêu chí thu nhập là thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh. Cụ thể, để đạt tiêu chí thu nhập thì thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh phải từ 1,2 - 1,5 lần (tùy từng vùng.
Theo quy định mới, nội dung tiêu chí thu nhập lại là thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn (triệu đồng/ngƣời. Quyết định cũng quy định cụ thể chỉ tiêu thu nhập đối với từng vùng cũng nhƣ lộ trình từng giai đoạn.
Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết.
Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đƣợc áp dụng mức của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời tối thiểu khu vực
nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết và công bố.
Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động cũng đƣợc đổi thành tiêu chí “tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên”.
Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp thì quy định mới tính theo tỷ lệ ngƣời làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động.
Đối với chỉ tiêu này, quyết định nêu rõ chỉ tiêu chung và từng vùng là đạt từ 90% trở lên.
Về tiêu chí chợ nông thôn, nội dung "chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng" đƣợc thay thế bằng nội dung "chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định".
Quyết định cũng sửa đổi nội dung "phổ cập giáo dục trung học" trong tiêu chí về giáo dục thành "phổ cập giáo dục trung học cơ sở".
Nội dung tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế trong tiêu chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi thành "Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế" với chỉ tiêu chung cho cả nƣớc đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là đạt.
Ngày 04/10/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 41/2013/TT-BNNPTNT Hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. [7]
Theo đó, Thông tƣ hƣớng dẫn cách xác định từng tiêu chí đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí đƣợc xác định là khó thực hiện và chƣa đồng bộ nhƣ:
Tiêu chí thủy lợi (tiêu chí số 3): Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu: Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mƣơng theo quy định (trừ các vùng không áp dụng kiên cố hoá) và có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trong đó tƣới tiêu bằng đƣờng ống cố định cũng đƣợc coi là kiên cố hoá.
Tiêu chí văn hóa (tiêu chí số 16) đƣợc công nhận đạt khi có từ 70% thôn trở lên đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" liên tục từ 5 năm trở lên.
Đối với tiêu chí nhà ở dân cƣ (tiêu chí số 9) trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở nhà tạm, nhà dột nát và đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nhà ở đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) và diện tích nhà ở đạt từ 14m2/ngƣời trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải đƣợc bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên (tiêu chí 12) quy định: Xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đạt từ 90% trở lên; lao động có việc làm thƣờng xuyên của xã là những ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địa bàn xã; tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã….
Tiêu chí môi trƣờng (tiêu chí 17) quy định: Xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí môi trƣờng khi đạt đƣợc 05 yêu cầu: Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy