Đông Anh, thành phố Hà Nội
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Huyện Hải Hậu, Nam Định
Hải Hậu có 32 xã và 3 thị trấn, dân số gần 26 vạn ngƣời, mật độ dân số bình quân 1.128 ngƣời/ km2. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 23.000 ha, trong đó có
15.636 ha đất nông nghiệp (chiếm 68,29%), có 24 km đê sông, 33 km đê biển và thềm lục địa rộng 6.900 km2. Cơ cấu nông nghiệp của huyện: ngành nông nghiệp – thuỷ sản 37,8 %, ngành công nghiệp – xây dựng 33,2 %, ngành du lịch – dịch vụ 29%. Với phƣơng châm “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, từ 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới , huyện đã cụ thể hoá thành 8 tiêu chí gia đình NTM và 12 tiêu chí về xóm làng NTM. Từ đó , các xã dựa trên cơ sở thực tế của địa phƣơng để triển khai thực hiện. Xã Hải Đông tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình, tiêu biểu là trang trại. Phát huy lợi thế về biển, chính quyền xã Hải Đông khuyến khích bà con đầu tƣ đóng mới những đội tàu khai thác hải sản xa bờ, phát triển nghề nuôi trồng thuỷ , hải sản. Những trang trại nuôi tôm có mức đầu tƣ hàng tỷ đồng không còn là “ của hiếm” ở xã ven biển vốn xƣa kia nghèo . Hải Hậu đã có 35/35 xã, thị trấn đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân toàn huyện đạt 19/19 tiêu chí/xã, tăng 12 tiêu chí so với năm 2010 khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới . Và mới đây Thủ tƣớng đã ký quyết định công nhận Hải Hậu là huyện NTM. Không nóng vội chạy theo thành tích. Để đạt đƣợc thành công ngày hôm nay, ông Nguyễn Viết Hƣng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, chia sẻ những bài học kinh nghiệm của địa phƣơng.
Đó là tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền , phối hợp của MTTQ , các ngành và đoàn thể, tổ chức chính trị, phát huy vai trò của ngƣời dân và hộ gia đình trong xây dựng NTM.
Phƣơng châm chỉ đạo của tỉnh Nam Định trong xây dựng NTM trƣớc tiên phải phát huy nội lực, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, lấy phƣơng châm “ nhân dân làm, Nhà nƣớc hỗ trợ” và “ dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hƣởng thụ ” là quan điểm xuyên suốt.
Thực hiện phân định trách nhiệm của từng cấp, từng ngành: xã lo công việc xã, xóm lo công việc xóm, khu phố, cụm dân cƣ tự bàn bạc quyết định.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, trƣớc hết ƣu tiên đầu tƣ các công trình phục vụ phát triển kinh tế nhƣ thuỷ lợi, giao thông, các công trình
phúc lợi xã hội. Phải kế thừa tối đa các công trình hiện có, kết hợp với bổ sung, nâng cấp và xây dựng mới phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng theo phƣơng châm: Làm từ đồng ruộng về làng, làm từ hộ gia đình ra thôn xóm, làm từ thôn xóm lên xã, xã lo xây dựng các công trình chính của xã, các thôn xóm vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn xóm. Các hộ lo cải tạo ao, vƣờn, sân, ngõ, 3 công trình vệ sinh của hộ gia đình. Lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng NTM. “ Không nóng vội chạy theo thành tích trong xây dựng NTM‟‟, ông Nguyễn Viết Hƣng khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Tìm – Bí thƣ huyện Hải Hậu chia sẻ có nhiều nguyên nhân giúp Hải Hậu thành công, nhƣng trƣớc hết huyện đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp, nhƣ các bậc tiền bối nói là khơi dậy đƣợc thế trận lòng dân. Phong trào thi đua toàn dân chung tay xây dựng NTM do huyện phát động đã đƣợc các tầng lớp nhân dân trong huyện hƣởng ứng nhiệt tình. Trong tổng số 1.462 tỷ đồng huy động, bà con đã đóng góp 573 tỷ đồng, tự nguyện hiến 345 ha đất nông nghiệp và 25 ha đất thổ cƣ để xây dựng các công trình NTM.
Nhƣng mọi sự khởi đầu cũng chẳng hề suôn sẻ. Ban đầu, một số đơn vị xây dựng đề án NTM chƣa sát với thực tế địa phƣơng, tính toán vốn đầu tƣ quá cao, chƣa sát với khả năng thực hiện, bố trí vốn chủ yếu cho các công trình xây dựng cơ bản trong khi vốn đầu tƣ trực tiếp cho phát triển sản xuất để nâng cao đời sống nông dân chƣa tƣơng xứng.
Về cách làm , UBND xã chấp hành đúng cơ chế điều hành và quản lý nguồn vốn của huyện. Công trình của xóm do xóm làm. Nguồn vốn chủ yếu do bà con đóng góp, tự quản lý và giám sát thi công ( huyện , xã hỗ trợ 30% chi phí vật liệu cứng. Từng gia đình, từng xóm, ngõ, đội sản xuất thi đua, tƣơng hỗ lẫn nhau. Việc đóng góp không cào bằng, có chính sách đối với hộ nghèo, khó khăn về kinh tế. Vì vậy , trong số tiền 67 tỷ đồng xây dựng các công trình NTM , bà con trong xã đã đóng góp trên 60% (41 tỷ đồng.
NTM đã làm thay đổi bộ mặt cảnh quan của huyện, đời sống của ngƣời dân đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Điều đáng ghi nhận nhât là bản sắc văn hoá, tình làng nghĩa xóm,
vẫn chan hoà, lấp lánh. Điều khó nhất là xây dựng NTM vẫn đảm bảo đƣợc diện mạo nông thôn, xóm giềng không bị ngăn cách, làng dẫu có lên phố vẫn đƣợn tình thôn quê. Hải hậu đã làm đƣợc điều đó và trở thành huyện NTM đi đầu cả nƣớc.