Thu thập tài liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 43)

2.1 .Thu thập tài liệu

2.1.2. Thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu đã đƣợc công bố gồm những thông tin đƣợc tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nƣớc liên quan đến những vấn đề phát triển nông nghiệp,nông thôn đƣợc thu thập chủ yếu từ Chi cục thống kê, UBND huyện, UBND các xã, các trang điện tử: Chính phủ, Nông thôn mới…Đó là những thông tin vô cùng quan trọng góp phần cho nghiên cứu

Áp dụng các khung lý thuyết thu thập đƣợc, đây là cơ sở để tác giả tiến hành đánh giá thực trạng chất lƣợng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, từ đó rút ra các tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Tác giả kiểm tra tính hợp lệ của phiếu khảo sát , tổng hợp và phân tích số liệu thủ công thông qua ứng dụng excel của Mcrosoft.

Để thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; phƣơng pháp logic kết hợp với lịch sử; phƣơng pháp thống kê, mô tả; phƣơng pháp phân tích - tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu có sự tha gia của ngƣời dân.

2.2.1. Phƣơng pháp logic – lịch sử

Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

2.2.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc, mô tả đƣợc biến động và xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

2.2.4. Phƣơng pháp so sánh

Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá các động thái phát triển của hiện tƣợng,bản chất kinh tế,xã hội theo thời gian,không gian.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để gặp mặt và thảo luận tại xã với cán bộ xã, thảo luận nhóm tại các thôn với ngƣời dân.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Anh Đông Anh

3.1.1. Nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã đƣợc Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Phía Đông giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp huyện Mê Linh, phía Tây Nam giáp sông Hồng, sông Đuống và nội thành Hà Nội; phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

Cách trung tâm thủ đô 20 km về phía Bắc, Đông Anh có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230,32 ha, trong đó 9.785 ha đất nông nghiệp; có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối quan trọng giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội. Có hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hƣớng tây nam của huyện.

Hình 3.1 Bản đồ huyện Đông Anh, TP Hà Nội

(Nguồn: Phòng tài nguyên huyện Đông Anh) 3.1.1.2.Địa hình đất đai và điều kiện khí hậu thủy văn

Đông Anh là huyện đồng bằng, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, các xã phía Tây Bắc nhƣ: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Vân

cây trồng khác nhau nhƣ: lúa, ngô, khoai và rau màu các loại; các xã thuộc phía Đông Nam của huyện nhƣ Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú… thì lại có địa hình tƣơng đối thấp, thƣờng hay bị úng lụt về mùa mƣa, nên đất của những vùng này chỉ thích hợp với loại cây chính là lúa.

Do có hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp chảy qua nên huyện có một vùng đất ven sông rộng lớn, đất vùng này chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp cho phát triển cây lúa, hoa mà, ngô, đậu các loại, cũng nhƣ cây công nghiệp ngắn ngày ở xứ nhiệt đới.

+ Phân vùng kinh tế dựa trên các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng, Đông Anh đƣợc chia thành 4 tiểu vùng:

- Vùng I: Các xã ven sông Hồng, sông Đuống (gồm 8 xã): Mai Lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Võng La, Đại Mạch. Đây là vùng có diện tích đất phù sa rộng lớn, do đó vùng này phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắng ngày; đồng thời cũng là vùng phát triển mạnh về chăn nuôi: lợn nạc, bò sữa, bò thịt, dâu tằm, chim cút… chính vì vậy thu nhập của nhân dân vùng này khá cao.

- Vùng II: gồm các xã miền Đông (gồm 5 xã) Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Việt Hùng, đây là vùng có địa hình tƣơng đối trũng, do vậy có rất ít cây trồng phù hợp với đặc điểm địa hình của vùng. Cây trồng chủ yếu là lúa nƣớc, vật nuôi phổ biến là lợn thịt; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Vùng III: gồm thị trấn Đông Anh và 5 xã trung tâm là Uy Nỗ, Cổ Loa, Xuân Nộn, Kim Chung. Đây là vùng phát triển chủ yếu về dịch vụ vì ở đây có nhiều danh lam thắng cảnh, gần trục giao thông lớn, là trung tâm trao đổi hàng hoá các loại của huyện.

- Vùng IV: gồm 5 xã Tiên Dƣơng, Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng và Nguyên Khê. Đây là vùng có lợi thế là đất cao và màu mỡ nên việc phát triển rau ở đây tƣơng đối thuận lợi, hiện tại đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tƣơng đối lớn cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội và các vùng lân cận.

Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Đông Anh và Sóc Sơn nằm ở khu vực sông Hồng nên mang các đặc điểm thời tiết khí hậu vùng châu thổ sông Hồng.

Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm nóng ẩm, mƣa nhiều và độ ẩm cao. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm hanh khô và rét. Giữa hai mùa này có các thời gian chuyển tiếp hình thành nên khí hậu bốn mùa: xuân - hạ - thu – đông. Với đặc điểm khí này rất thuận tiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm, từ nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới, á nhiệt và cả một phần sản phẩm ôn đới.

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23○c. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đo đƣợc là 38○c (thƣờng đo đƣợc vào tháng 7), nhiệt độ tối thấp là 5○c (thƣờng là vào tháng giêng.

+ Lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.200 - 2.500 mmm, nhƣng phân bố không đều thƣờng tập trung vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7. Do vậy mùa mƣa thƣờng xảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng, không tiêu nƣớc kịp.

+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình là 84%, cao nhất thƣờng vào tháng 3 (88% - 90%), thấp nhất thƣờng vào tháng 11 (79%.

+ Lƣợng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8 Kcal/cm2

.

+ Tích ôn lên tới 8.270○c/năm trong đó vụ xuân là 3.490○c và vụ mùa là 4.780○c. Với tổng tích ôn nhƣ vậy, kết hợp với các điều kiện sản xuất khác, nhiều vùng trong huyện có thể thâm canh từ 3 – 4 vụ/năm, Nguồn: Ban dự báo khí tƣợng Đông Anh.

Nguồn nƣớc trên địa bàn huyện khá lớn, có các sông: Sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống ao, hồ, đập điều hòa nƣớc, thuận tiện cho việc cung cấp nƣớc sản xuất cũng nhƣ tiêu nƣớc trong mùa mƣa lũ.

Đất đai là tài nguyên đặc biệt và không thể thay thế trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải

hợp lý và hiệu quả, tiết kiệm. Mỗi địa phƣơng có những điều kiện khác nhau về địa hình, địa chất, phong tục tập quán từ đó có phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Là huyện ngoại thành Hà Nội, thuộc đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Đông Anh có những định hƣớng phát triển dựa trên lợi thế so sánh riêng.

Số liệu cho thấy, trong những năm qua tổng diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm, nguyên nhân là do đất nông nghiệp bị đƣa vào sử dụng cho các khu công nghiệp, khu dân cƣ, khu đô thị… Trong đó, diện tích cây hàng năm giảm mạnh nhất, ngoài nguyên nhân nói trên, thì diện tích cây hàng năm giảm còn do chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, nhiều trang trại kinh doanh đã phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ giảm qua các năm, nguyên nhân là số hộ trong huyện tăng lên do dân số gia tăng, mặt khác là do nhiều vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, dẫn đến nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Đây là dấu hiệu đáng mừng mà cũng là vấn đề còn nhiều bức xúc cần đƣợc chú ý giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn.Thể hiện qua bảng 3.1

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 18.230,32 100,00 18.230,32 100,0 0 18.230,3 2 100,00 18.230, 32 100,0 0 18.230, 32 100,0 0 I. Đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản 9.605,59 52.69 9.538,15 52,32 9.250,20 50,74 9.112,4 49,98 9.063,4 49,72 99,30 96,98 98,51 99,46 98,56 1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.056,10 94,28 8.978,34 94,13 8.634,91 93,35 8.461,9 92,9 8.420,7 92,91 99,14 96,17 98 99,51 98,21 1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.864,48 97,88 8.786,72 97,87 8.431,40 97,64 8.262,0 97,63 8.230,5 90,81 99,12 95,96 97,99 99,61 98,17 1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,62 2,12 191,62 2,13 203,51 2,36 199,9 2,36 190,2 2,26 100,00 106,20 98,23 95,15 99.89 2. Đất lâm nghiệp - - - - - - - - - - - - - - - 3. Đất mặt nƣớc NTTS 549,09 5,72 559,81 5,87 615,29 6,65 638,5 7,01 630,8 6,96 109,95 109,91 103.77 98,79 105,60 II. Đất chuyên dùng 4.212,96 23,11 4.243,00 23,27 4.302,23 23,60 4.343,8 23,83 4.379,2 24,02 100,71 101,40 100,97 100,81 100,97 III. Đất khu dân

Bảng 3.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của Huyện qua năm 2011 – 2015 (Nguồn:Chi cục Thống kê Đông Anh ) (Nguồn:Chi cục Thống kê Đông Anh )

IV. Đất chưa sử dụng 306,60 1,68 306,60 1,68 306,60 1,68 306,6 1,68 306,6 1,68 100,00 100,00 100,00 100 1000 Một số chỉ tiêu 1. Dất TN/Khẩu 0,056 - 0,055 - 0,053 - 98,2 1 96,3 6 95,7 9 2. Đất NN/LĐNN 0,086 - 0,089 - 0,091 - 103, 49 102, 25 102, 87 3. Đất NN/Hộ NN 0,127 - 0,115 - 0,107 - 90,5 5 93,0 4 91,7 9

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số - Lao động

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn. Từ năm 2011 đến năm 2015, trong cơ cấu nhóm hộ thì hộ nông nghiệp có xu hƣớng giảm nhanh (năm 2011 chiếm 86,8% giảm xuống còn 84,16% năm 2013), còn hộ phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng (tăng từ 13,2% năm 2011 lên 18,84% năm 2013. Do đó dẫn đến cơ cấu của nhân khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp cũng giảm mạnh; khẩu phi nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, có sự tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số hộ thuần nông của huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao (86,14% năm 2013.

Có sự thay đổi nhƣ vậy là do: Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH-HĐH của Đảng, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh đó, những năm gần đây Nhà nƣớc có chủ trƣơng thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hoá nên làm cho những hộ thuần nông giảm xuống. Nhiều hộ nông dân do đất sản xuất nông nghiệp ít đi nên họ chuyển sang làm thêm một số nghề khác để tăng thu nhập vì thế hộ kiêm có xu hƣớng tăng nhanh. Mặt khác nhiều hộ nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không hiệu quả bằng tham gia các nghề khác nên họ cho ngƣời khác mƣợn đất ruộng còn họ chuyển hẳn sang làm nghề khác nhƣ: kinh doanh buôn bán, đi làm công nhân, làm thuê, sản xuất tiểu thủ công nghiệp v.v... do vậy cũng làm tăng các hộ phi nông nghiệp. Từ đó các lao động phi nông nghiệp và lao động kiêm cũng tăng lên.

Nhƣ vậy, xu hƣớng biến động lao động nhƣ vậy là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá. Hiện nay tỷ lệ bình quân lao động nông nghiệp trên 1 hộ nông nghiệp khá thấp và có xu hƣớng giảm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng nhƣ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế xã hội càng cao. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phƣơng thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng phục vụ giao lƣu buôn bán, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, đƣợc sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện. cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của huyện ngày càng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện. Các tuyến đƣờng bộ: đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 3, đƣờng 23b, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện, và hiện nay nhiều cây cầu, tuyến đƣờng: cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, tuyến đƣờng quốc lộ 3 mới chạy qua địa bàn, do đó Đông Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt và giao lƣu kinh tế với các vùng khác.

Qua bảng 3.2 cho biết hệ thống cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011 - 2015. Là một huyện ngoại thành, Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)