Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 53 - 61)

2.1 .Thu thập tài liệu

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Dân số - Lao động

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn. Từ năm 2011 đến năm 2015, trong cơ cấu nhóm hộ thì hộ nông nghiệp có xu hƣớng giảm nhanh (năm 2011 chiếm 86,8% giảm xuống còn 84,16% năm 2013), còn hộ phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng (tăng từ 13,2% năm 2011 lên 18,84% năm 2013. Do đó dẫn đến cơ cấu của nhân khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp cũng giảm mạnh; khẩu phi nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, có sự tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số hộ thuần nông của huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao (86,14% năm 2013.

Có sự thay đổi nhƣ vậy là do: Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH-HĐH của Đảng, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh đó, những năm gần đây Nhà nƣớc có chủ trƣơng thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hoá nên làm cho những hộ thuần nông giảm xuống. Nhiều hộ nông dân do đất sản xuất nông nghiệp ít đi nên họ chuyển sang làm thêm một số nghề khác để tăng thu nhập vì thế hộ kiêm có xu hƣớng tăng nhanh. Mặt khác nhiều hộ nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không hiệu quả bằng tham gia các nghề khác nên họ cho ngƣời khác mƣợn đất ruộng còn họ chuyển hẳn sang làm nghề khác nhƣ: kinh doanh buôn bán, đi làm công nhân, làm thuê, sản xuất tiểu thủ công nghiệp v.v... do vậy cũng làm tăng các hộ phi nông nghiệp. Từ đó các lao động phi nông nghiệp và lao động kiêm cũng tăng lên.

Nhƣ vậy, xu hƣớng biến động lao động nhƣ vậy là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá. Hiện nay tỷ lệ bình quân lao động nông nghiệp trên 1 hộ nông nghiệp khá thấp và có xu hƣớng giảm.

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng nhƣ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế xã hội càng cao. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phƣơng thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng phục vụ giao lƣu buôn bán, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, đƣợc sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện. cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của huyện ngày càng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện. Các tuyến đƣờng bộ: đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 3, đƣờng 23b, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện, và hiện nay nhiều cây cầu, tuyến đƣờng: cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, tuyến đƣờng quốc lộ 3 mới chạy qua địa bàn, do đó Đông Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt và giao lƣu kinh tế với các vùng khác.

Qua bảng 3.2 cho biết hệ thống cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011 - 2015. Là một huyện ngoại thành, Đông Anh đang tiếp tục đầu tƣ, trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển của huyện nhà, đồng thời góp phần đƣa thủ đô ngày càng đổi mới, phát triển.

Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho huyện Đông Anh trong giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 I.Thuỷ lợi 1. Tổng số trạm bơm Trạm 103 103 103 103 103 Trạm tƣới " 89 89 89 89 89 Trạm tiêu " 5 5 5 5 5 Trạm tƣới tiêu kết hợp " 9 9 9 9 9

2. Kênh mƣơng đã kiên cố hoá Km 947,16

III. CSHT phục vụ TTLL

Bƣu điện huyện " 1 1 1 1 1

Bƣu điện xã (phƣờng) " 24 24 24 24 24 IV.CSHT phục vụ cho GD Số trƣờng ĐH, CĐ, THCN Trƣờng 2 2 2 2 2 Số trƣờng cấp III " 7 7 7 7 7 Số trƣờng cấp II " 25 25 26 26 26 Số trƣờng cấp I " 29 29 29 29 29 Số trƣờng mẫu giáo " 27 28 35 35 35 V. CSHT phục vụ cho y tế Số bệnh viện BV 2 2 2 2 2 Số trạm y tế Trạm 24 24 24 24 24

VI. Công trình phúc lợi

Công viên, vườn hoa Cái 1 1 1 1 1

Sân chơi thể dục thể thao Sân 72 72 72 72 72

Nhà văn hoá thiếu nhi Cái 1 1 `1 1 1

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh Tình hình phát triển kinh tế

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh, nền kinh tế đất nƣớc đã có những bƣớc chuyển mình rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể trong GDP, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên (số liệu. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, nhƣng về giá trị ngành vẫn tăng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu.

Dựa vào bảng 3.3 dƣới đây, có thể tốc độ tăng trƣởng ngành chăn nuôi giảm bình quân 5 năm giảm 15,85 %, nguyên nhân do dịch LMLM ở trâu bò, lợn, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi, mặt khác do quỹ đất nông nghiệp giảm cũng làm ảnh hƣởng tới giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nuôi trồng thủy sản có xu hƣớng tăng lên (bình quân 5 năm tăng 179,3%) bảng 3.4, đây là điều tất yếu, bởi trong vài năm trở lại đây, kinh tế trang trại đƣợc chú trọng phát triển, mô hình VAC đƣợc áp dụng ở nhiều địa phƣơng, diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản do đó mà tăng liên tục. Mặt khác nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài địa phƣơng về sản phẩm thủy hải sản ngày càng cao, diện tích mặt nƣớc nuôi trồng trƣớc đây không đủ đáp ứng nhu cầu, trong khi đó lƣợng nhập ngày càng tăng, Chính vì những lý do đó mà thủy sản ngày càng đƣợc chú trọng hơn trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế huyện nhà.

Biến động trong ngành nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản chƣa rõ rệt, điều đó cho thấy chƣơng trình trọng tâm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nói chung chƣa thực sự phát huy mạnh.Tỷ trọng ngành CN - TTCN&XD cũng ít biến động, do trong 5năm trở lại đây, nền kinh tế trong nƣớc chịu ảnh hƣởng chung từ cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng đều qua 5 năm cho thấy xu hƣớng phát triển các ngành dịch vụ ngày càng mang lại hiệu quả.

Bảng 3.3 Tổng đàn gia súc huyện Đông Anh qua các năm Đơn vị : con Đơn vị : con Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Đàn lợn trên 2 tháng tuổi 90.156 80.236 76.469 70.359 61.444 Đàn trâu 528 520 540 530 524 Đàn bò 6.816 6.120 6.024 5.003 4.984 Tổng 97.500 86.876 83.033 75.892 66.952

Nguồn: Chi cục thống kê Đông Anh

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản ở Đông Anh

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2011 40.758 Năm 2012 76.666 Năm 2013 92.651 Năm 2014 74.585 Năm 2015 80.788

(Nguồn Chi cục thống kê Đông Anh)

3.1.2. Quan điểm của địa phương về xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy Đông Anh đã có quyết định 3382/QĐ –HU ngày 10/02/2010 Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa ,hiện đại hóa huyện Đông Anh.

UBND huyện Đông Anh có Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 12/08/2011 về phê duyệt Đề án “Xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hƣớng đến năm 2030”.

Huyện Đông Anh coi việc xây dựng NTM: Thứ nhất, là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng huyện văn minh, hiện đại; vì vậy cần đƣợc sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị; Thứ hai, Phải tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 và quy hoạch chung huyện đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội của huyện; Thứ ba, Phải vừa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng huyện Đông Anh phát triển bền vững; Thứ tư, Triển khai đồng bộ, toàn diện, có sự tập trung ƣu tiên cho các mô hình điểm. Đồng thời triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các xã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội.

Phƣơng châm xuyên suốt là phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cƣờng của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện từng cơ sở.

Đông Anh phân đấu: Giai đoạn 2011 - 2015 có 23/23 xã (bằng 100% tổng số xã) cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện hoàn thành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Duy trì 19 tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới; Giai đoạn 2016-2020 hàng năm tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới cấp thiết,Huy động các nguồn lực, đấu giá QSD đất kẹt tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc hoàn thiện các tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện và BCĐ CT NTM của huyện luôn bám sát chủ trƣơng của Trung ƣơng, Thành phố đã chủ động ban hành nhiều văn bản nhƣ: Nghị quyết, Chƣơng trình, Đề án, kế hoạch, cụ thể là: Các Quyết định: 3382- QĐ/HU ngày 10/2/2010; Quyết định số 06-QĐ/HU ngày 19/8/2010; Quyết định số 353-QĐ/HU ngày 27/9/2011 và Quyết định số 1003-QĐ/HU ngày 02/7/2012 về việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo “Chƣơng trình phát triển nông nghiệp, XD NTM, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân”; Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 20/8/2010 về

triển khai tổ chức thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2010-2015; Kế hoạch số 34A-KH/BCĐ ngày 02/10/2011 về triển khai thực hiện Chƣơng trình “Phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân”; Kế hoạch số 40-BCĐ/KH ngày 20/02/2012 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Toàn dân chung sức XDNTM"; UBND Huyện ban hành các Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 10/2/2010; Quyết định số 3265/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 về việc thành lập và kiện toàn Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Huyện và có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; Chỉ thị số 16-CT/HU ngày 09/2/2012 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chƣơng trình. công tác dồn điền đổi thửa: Là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên đƣợc Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện quan tâm chỉ đạo sát sao trong quá trình chỉ đạo: Huyện uỷ ban hành Nghị quyết số 113- NQ/HU ngày 03/7/2012; HĐND đã ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 09/7/2012; UBND Huyện ban hành: Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 và Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác; Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 27/6/2012, Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 24/7/2012, KH số 01/KH-BCĐ ngày 15/3/2013 về tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa trên trên địa bàn huyện; Hàng năm ban hành kế hoạch thực hiện Chƣơng trình bám sát vào các nhiệm vụ trọng tâm của năm. UBND huyện đã ban hành Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 27/6/2014 về "Tiếp tục thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014-2016".

Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ CT NTM Huyện đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền tới đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn Huyện về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới để huy động toàn bộ sức dân, sức doanh nghiệp cùng với chính quyền từ cấp Huyện tới xã thực hiện phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới.

- Huyện cùng với các xã đã phát động phong trào thi đua: "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới". Ngay sau thành công của Lễ phát động phong trào "Toàn

dân chung sức xây dựng nông thôn mới" do Ban chỉ đạo Huyện tổ chức, Huyện uỷ đã chỉ đạo tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Huyện.

- Công tác tuyên truyền còn đƣợc tổ chức sâu rộng, có hiệu quả bằng nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức chuyên mục, tăng thời lƣợng phát tin trên đài truyền thanh, treo băng rôn, pa nô, khẩu hiệu tại những nơi công cộng…

- Từ năm 2011 đến năm 2015, Huyện đã phối hợp với Sở NN& PTNT Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ Huyện tới xã

- Chỉ đạo các xã tổ chức tuyên tuyền, vận động nhân dân thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)