1.2.2.1 Nhân tố bên trong
*Các yếu tố nguồn lực
Diện tích tự nhiên, cơ cấu đất đai của địa phƣơng ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chính sách dồn điền đổi thửa, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gây ảnh hƣởng tới công tác quy hoạch, gây ảnh hƣởng đồng bộ tới việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Nguồn lao động: có vai trò lớn trong quá trình thực hiện xây dựng NTM. Góp phần đẩy nhanh hoàn thành tiêu chí. Địa phƣơng có nguồn lao động dồi dào tham gia vào xây dựng NTM thì sẽ tiết kiệm đƣợc nguồn kinh phí do không phải thuê từ bên ngoài, hơn nữa tạo nên sự đoàn kết trong dân, cùng nhau đóng góp xây dựng NTM.
Nguồn vốn: là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến sự thành công của mô hình. Nguồn vốn đáp ứng đƣợc cho công tác thực hiện xây dựng góp phần hoàn thiện các tiêu chí do đây
là yếu tố tiên quyết. Nguồn kinh phí này đƣợc đầu tƣ từ nhiều nguồn nhƣ ngân sách của nhà nƣớc, của thành phố, huyện và của xã; sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn và đặc biệt là nguồn huy động từ trong dân. Nguồn vốn tự lực của địa phƣơng thƣờng là nguồn thu từ các hoạt động đấu giá đất, cho thuê đất trên địa bàn hay bán đất giãn dân. Để xây dựng NTM có hiệu quả và đúng tiến độ thì cần các cơ chế đặc thù đẩy mạnh sự tham gia, đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tăng cƣờng nguồn vốn ngân sách, giải ngân hợp lý.
*Sự tham gia của các tác nhân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của quần chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành tố chính của sự phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây. Sự tham gia của quần chúng là phƣơng tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phƣơng, tổ chức và tận dụng năng lực, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển. Nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Hơn nữa, quần chúng là đối tƣợng hƣởng lợi chính, trực tiếp của mô hình NTM.
Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng, đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác thực hiện xây dựng NTM. “Cán bộ là gốc của mọi việc”, do đó năng lực quản lý, điều hành thực hiện xây dựng NTM cũng nhƣ năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hƣởng tới mức độ hoàn thiện các tiêu chí. Cán bộ có năng lực tốt, chuyên môn giỏi sẽ đƣa ra đƣợc các mục tiêu, nội dung thực hiện phù hợp, tạo động lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí và ngƣợc lại sẽ làm mất lòng tin của nhân dân.
Trình độ học vấn, chuyên môn của hộ, sự phát triển của kinh tế hộ, sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của chƣơng trình đối với địa phƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến các hình thức tham gia và mức độ tham gia xây dựng NTM của địa phƣơng. Các hình thức tham gia là: Có quyền đƣợc biết một cách tƣờng tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ. Đƣợc tham dự các buổi họp, tự do phát biểu,
trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề trong xây dựng NTM. Đƣợc cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ƣu tiên; Cùng đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn. Ngƣời dân cùng đƣợc lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chƣơng trình dự án phát triển cộng đồng. Mức độ tham gia vào xây dựng NTM còn ảnh hƣởng đến kết quả của việc thực hiện các tiêu chí. Xây dựng NTM là quá trình phát triển, xây dựng nông thôn hiện đại có dựa vào năng lực của cộng đồng, do vậy, năng lực của ngƣời dân, sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng NTM ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của mô hình do ngƣời dân là đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp.
1.2.2.1.Yếu tố bên ngoài
*Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chiến lƣợc trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn; xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu:
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đề án xây dựng NTM huyện Đông Anh đƣợc thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý nhƣ sau:
- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 491/2009/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/2010/QĐ - TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tƣ 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Công văn số 5385/VPCP - KTN ngày 07/8/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về việc xây dựng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;
- Chƣơng trình 02/CTr - TU ngày 31/10/2008 của Thành uỷ Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 26/NQ - TW, Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành TW Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 2333/QĐ - UBND ngày 25/4/2010 UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng 2030;
- Công văn số 137/UBND - NN ngày 08/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xây dựng, trình duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020;
- Nghị quyết số 03/2010/NQ - HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng 2030;
- Công văn số 3491/UBND - NN ngày 19/05/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về xây dựng nông thôn mới;
- Căn cứ Quyết định số 800/2010/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng đến năm 2030;
- Quyết định số 22/QĐ - TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020;
- Thông tƣ số 09/2010/TT - BXD ngày 04/08/2009 của Bộ xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xã nông thôn mới;
- Thông tƣ số 07/2010/TT - BNN & PTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 6330/QĐ - UBND ngày 23/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Các văn bản hƣớng dẫn, các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của các Bộ, ngành có liên quan.
- Chủ trƣơng của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đông Anh về chƣơng trình xây dựng “Nông thôn mới” trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn huyện Đông Anh;
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030.
Thông qua những văn bản này, huyện Đông Anh đã tiến hành lập và triển khai xây dựng NTM trên địa bàn nhằm đáp ứng tính cấp thiết của đề án trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ tạo sự phát triển về kinh tế - xã hội của huyện.
*Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới
Đảng và Nhà nƣớc đã thể hiện sự quyết tâm trong xây dựng NTM thông qua các mục tiêu phấn đấu trong quá trình xây dựng NTM là xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng NTM, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoàn thiện xây dựng. Các cơ chế, chính sách này có ảnh hƣởng lớn đến tình hình thực hiện trong xây dựng NTM của các địa phƣơng. Nó đem lại các tác động về kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở nơi thực hiện xây dựng NTM. Quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả của mô hình. Cách thức tiến hành đúng tiến độ, thời điểm tạo động lực đẩy mạnh hoàn thiện, tuy nhiên nếu chủ quan, nóng vội sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của mô hình.
*Bộ tiêu chí về NTM
Để xây dựng NTM, địa phƣơng cần hoàn thiện Bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM theo quyết định số 491/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Các tiêu chí này là hiện thực hóa nội dung của xây dựng NTM. Mức độ hoàn thiện các tiêu chí thể hiện bộ mặt NTM của địa phƣơng. Nếu chỉ tiêu trong các tiêu chí là quá cao ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành, tạo áp lực đối với địa phƣơng. Nếu chỉ tiêu thấp, không phù hợp thì địa phƣơng dễ dàng đạt đƣợc nhƣng hiệu quả xây dựng NTM không phản ánh đƣợc thực tế nông thôn nơi tiến hành xây dựng NTM.
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chiến lƣợc trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn; xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; xây dựng nông thôn mới giàu bản sắc văn hóa dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”