Phát triển kinh tế và đổi mới cách tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 79 - 86)

2.1 .Thu thập tài liệu

3.2. Phân tích thực trạng xây dựng NT Mở huyện Đông Anh,Hà Nội

3.2.4. Phát triển kinh tế và đổi mới cách tổ chức sản xuất

Là một huyện ngoại thành Hà Nội, huyện Đông Anh đã phát huy lợi thế về địa lý và truyền thống để phát triển nông nghiệp với nhiều chƣơng trình hỗ trợ, giúp

nông dân giảm bớt khó khăn, thúc đẩy sản xuất, qua đó đã giúp cho sản xuất nông nghiệp có nhiều bƣớc tiến bền vững.

Diện tích, năng suất, sản lƣợng của các loại cây trồng chính, cây trồng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây đều tăng. Chất lƣợng sản phẩm sau thu hoạch ngày càng đƣợc nâng cao (nhiều giống lúa, rau, cây ăn quả mới, đặc sản đƣợc tiếp thu đƣa vào sản xuất. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đƣợc hình thành, phát triển. Thƣơng hiệu hàng hóa ngày càng đƣợc quan tâm, xây dựng, phát triển (Hiện nay, ngoài các hợp tác xã rau an toàn có thƣơng hiệu, đóng gói; xã Thụy Lâm đã xây dựng xong thƣơng hiệu gạo Nếp cái hoa vàng Thụy Lâm năm 2013.

* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

Đến nay kết quả chuyển đổi toàn huyện đạt 1.330 ha; Có các mô hình nổi bật nhƣ Vùng chuối tiêu hồng 20ha tại thôn Nhuế, Kim Chung; 2 ha tại thôn Trung, xã Việt Hùng, 1,5 ha tại thôn Xuân Trạch xã Xuân Canh; vùng trồng hoa đào 3 ha tại thôn Cổ Điển, xã Hải Bối; 10 ha tại thôn Phúc lộc, xã Uy Nỗ; vùng trồng quất cảnh tại thôn Tuân Lề, Trung oai với diện tích 30 ha, vùng quất cánh 11 ha tại Tàm Xá, 20 ha cây ăn quả, 10 ha hoa

cây cảnh, 15 ha rau các loại cho năng suất, giá trị cao tại các xã Vĩnh Ngọc, Tiên Dƣơng, Tàm Xá, Liên Hà.

* Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp:

Hàng năm ngân sách Huyện hỗ trợ từ 5-7 tỷ đồng, năm 2015 hỗ trợ 7,7 tỷ đồng cho nông dân sản xuất nông nghiệp.

Công tác dồn điền, đổi thửa:

Huyện ủy đã chỉ đạo UBND Huyện xây dựng Kế hoạch triển khai đến các xã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa. Đến nay đã thực hiện dồn điền đổi thửa đƣợc 1.394/1.994 ha (đạt 70% kế hoạch) của 28/37 thôn thuộc 06 xã (Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Việt Hùng; còn 9 thôn còn lại với diện tích 414 ha đang tiếp tục thực hiện tập trung tại 4 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm.

Tại địa bàn nghiên cứu 4 xã thì có 2 xã tham gia công tác dồn điền đổi thửa trong đó xã Xuân Nộn đã đạt trên 80%. Hiện nay xã đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn, đƣa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhƣ đƣa máy cấy, máy gặt liên hoàn vào trong sản xuất thu hoạch giảm nhân công, đƣa các cây trồng giống mới vào trong sản xuất nhƣ cây khoai tây lƣời cho năng suất rất cao gấp 2 -3 lần so khoai trồng trƣớc đây, giá bán cũng cao hơn nhiều.

Tại xã Dục Tú công tác dồn điển đổi thửa triển khai chậm hơn nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân trong vấn đề sản xuất.

Bảng 3.18. Kết quả dồn điền đổi thửa trên địa bàn thành phố Hà Nội (ở phía sau) (ở phía sau)

Bên cạnh công tác dồn điền, đổi thửa, Huyện ủy, UBND Huyện cũng đã chỉ đạo đồng thời việc tổ chức, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy thuận lợi sau khi quy hoạch lại đồng ruộng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với truyền thống sản xuất đã đƣợc ghi nhận nhƣ: sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng, chăn nuôi..., cụ thể:

Tiếp tục duy trì và mở rộng vùng chuyên canh lúa Nếp cái hoa vàng truyền thống tại các xã Thụy Lâm và Dục Tú..., cụ thể: Năm 2011 (trƣớc dồn điền) mới chỉ dồn điền đƣợc gần 400ha, năm 2012 đƣợc 500ha đến năm 2015 tăng lên gần 700ha.

Diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực 06 xã thực hiện dồn điền đổi thửa trƣớc đây gần 100ha thì sau khi dồn điền đã tăng thêm đƣợc 15 ha.

Triển khai thực hiện Đề án “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2014 - 2016”, bƣớc đầu cho kết quả đáng khích lệ, đƣợc các ban, ngành của Thành phố đánh giá cao,đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng. Cụ thể UBND Huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua máy cấy, máy gặt, mạ khay, đến nay đã hỗ trợ cho 33 máy cấy, 02 máy gặt với kinh phí 4 tỷ đồng, hàng năm tổ chức cơ giới hóa trong khâu gieo mạ, cấy đạt trên 170ha tại 6 xã. Theo kế hoạch đến 2016 sẽ áp dụng cơ bản cơ giới hóa sản xuất lúa tại 06 xã dồn điền đổi thửa và tiến tới áp dụng cho các xã khác trên địa bàn Huyện.

- Ngành nông lâm thủy sản tốc độ tăng trƣởng nhanh, năm sau cao hơn năm trƣớc, chủ yếu tập trung ở các xã: Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Nộn, Thuỵ Lâm, Liên Hà, Tiên Dƣơng, Nguyên Khê, Uy Nỗ, Việt Hùng, Đại Mạch… Năm 2010 đạt 1,741 tỷ đồng đến năm 2015 đạt 1,960 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng (trồng trọt 37,16%, chăn nuôi 62,84%.

Triển khai các chƣơng trình hỗ trợ giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, vắc xin lở mồm long móng, tai xanh ở lợn và kinh phí hỗ trợ công tác tiêm phòng đại trà, khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm với tổng kinh phí hỗ trợ hàng năm khoảng 3 tỷ đồng.

- Nâng cao các hình thức tổ chức sản xuất: Thực hiện Luật HTX năm 2012, đồng thời nâng cao chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, tăng thu nhập cho bà con xã viên, UBND Huyện đã chỉ đạo củng cố, tổ chức lại hoạt động của 125 HTX DVNN và phi nông nghiệp thành các Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp.

Ngoài ra hàng năm Huyện còn tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về quản lý, đổi mới phƣơng án hoạt động SXKD, phát triển. Từ năm 2010 đến năm 2015 đã tổ chức đƣợc 11 lớp tập huấn về HTX cho cán bộ chuyên môn, giám đốc các HTX với tổng số 840 ngƣời tham dự

-Thu nhập

Cùng với tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn, thu nhập của ngƣời lao động ngày càng đƣợc tăng lên. Để hoàn thiện tiêu chí Thu nhập thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện so với thu nhập bình quân khu vực nông thôn phải cao hơn ít nhất 1,5 lần. Đến đầu năm 2012, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện đạt 21,53 triệu đồng/ngƣời/năm; chỉ cao gấp 1,48 lần so với bình quân thu nhập đầu ngƣời khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội năm 2015 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 31 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu nhập tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đông Anh ngày càng đƣợc cải thiện. Đây là kết quả to lớn trong xây dựng NTM trên địa bàn đƣợc thể hiện trên bảng 3.19

* Tồn tại.

Số hộ sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm tuy nhiên số hộ sản xuất lao động nông nghiệp vẫn ở mức cao nên thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp.

Cơ cấu đất đai, ruộng đất của dân còn manh mún, gây khó khăn cho chuyên môn hóa sản xuất.

Một bộ phận các hộ nông dân còn chƣa tích thực hiện các chính sách của chính quyền nhƣ: dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ...

* Phƣơng hƣớng

Tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hóa sản xuất.

Khôi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại

Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia và hƣởng ứng các chủ trƣơng, chính sách của chính quyền địa phƣơng: dồn điền, đối thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng chuyên canh.

-Hộ nghèo

Từ năm 2011 đến năm 2015 , chăm lo đối với các hộ nghèo, hộ chính sách thƣờng xuyên đƣợc quan tâm chỉ đạo bằng nhiều giải pháp nhằm giúp các hộ phát triển kinh tế tiến tới xoá nghèo nhƣ: Hỗ trợ kinh phí mua thóc giống nguyên chủng, phân bón; Cho vay vốn ƣu đãi; Khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, tặng sổ tiết kiệm, xây tặng nhà tình nghĩa... với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Nên số hộ nghèo từ 5,9% đến nay còn 1,24%.

Nguồn: tác giả tự phỏng vấn

Thông qua các hình thức phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển đối cơ cấu cây trồng theo quy hoạch; chuyền giao tiến bộ KHKT, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển các làng nghề, khuyến khích đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn mà đời sống của ngƣời dân Đông Anh ngày càng đƣợc nâng cao, trong đó có cả các hộ nghèo. trên ta thấy, số hộ nghèo của huyện Đông Anh giảm dần qua các năm, từ 4.610 hộ nghèo năm 2009, chiếm 5,95% xuống còn 2.895 hộ chiếm 3,53% năm 2011. Đến đầu năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện đã giảm xuống còn 2,79%.Sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có điều kiện vay vốn sản xuất từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện, có các chính sách ƣu đãi trong giáo dục, đào tạo nghề, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí. Hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình nhƣ hỗ trợ thóc giống nguyên chủng, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hộ có điều kiện để vƣơn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới khang trang; thúc đẩy hoàn thiện tiêu chí Hộ nghèo trong xây dựng NTM của huyện

Hộp 3.3 Thoát nghèo từ xây dựng nông thôn mới

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các cấp lãnh đạo địa phƣơng, sự giúp đỡ tận tình của bà con nhân dân mà gia đình tôi nay đã thoát nghèo. Trong xây dựngNTM, xã đã có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn, hơn nữa gia đình tôi đƣợc hỗ trợ về vốn,kiến thức,cây con giống chất lƣợng và kĩ thuật để canh tác đạt hiệu quả cao. Rau sản xuất ra cũng đƣợc các đơn vị thu mua kí cam kết mua nên không còn tình trạng không bán đƣợc nhƣ trƣớc nữa. Nhờ đó mà kinh tế của gia đình tôi cũngngày càng đƣợc nâng lên.

Biểu 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đông Anh qua 4 năm

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tất cả các xã đều hoàn thành tiêu chí này.

Đánh giá theo tiêu chí nông thôn mới: Đạt * Tồn tại:

Sự đô thị hóa nhanh kéo theo hệ lụy là vấn đề xã hội, sự phân biệt giàu, nghèo ngày càng rõ ràng. Những ngƣời dân mất đất, không tìm kiếm đƣợc việc làm

* Phƣơng hƣớng:

Nhà nƣớc cần quan tâm chính sách hỗ trợ và đào tạo việc làm cho các hộ dân thoát nghèo và những hộ dân mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa để họ có thể tìm kiếm công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình

- Về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:

Qua bảng 3.21, ta thấy tiêu chí này huyện Đông Anh đạt khá cao đạt 94%, hầu hết ngƣời dân trong độ tuổi lao động đều có việc làm.

Trong những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hƣớng:

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ nông nghiệp (CN39 TTCN, TM-DV, NN), cộng với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều địa phƣơng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi GPMB phục vụ các dự án của nhà nƣớc nên lao động nông nghiệp chuyển nghề sang sản xuất CN, TTCN, TM-DV tăng nhanh. Do vậy để giúp lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội, Huyện đã quan tâm, thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ năm 2010 đến năm 2015 đã đào tạo nghề cho trên 15.000 học viên; tổ chức 335 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT với trên 30.000 ngƣời tham gia để góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nông dân. Hiện nay tỷ lệ lao động có việc làm thuờng xuyên đạt 94%.

Trong những năm qua toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân từ Huyện tới xã đã tập trung phát triển sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn Huyện năm 2010 đạt 20 triệu đồng/ngƣời/năm đến năm 2015 đạt 31 triệu đồng/ngƣời/năm

Đánh giá theo tiêu chí nông thôn mới: Đạt

* Tồn tại:

Do xuất phát điểm là một huyện nông nghiệp, lao động phần lớn vẫn làm nông nghiệp.

Ngƣời trong độ tuổi lao động chủ yếu là chƣa qua đào tạo nên rất khó có thể tìm đƣợc việc làm.

* Phƣơng hƣớng:

Để hoàn thiện xây dựng NTM, huyện cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)