Quan điểm, mục tiêu và nội dung xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 110 - 116)

2.1 .Thu thập tài liệu

4.2. Quan điểm, mục tiêu và nội dung xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh

tế ngày càng sâu rộng, hội nhập TPP tạo ra những cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội. Song bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức, khó khăn, cạnh tranh gay gắt, tác động đến tất cả các lĩnh vực, trƣớc hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó thành phố Hà Nội phấn đấu đến 2020 đạt từ 70 -75 % số xã đạt chuẩn NTM theo tiêu chí quốc gia; huyện Đông Anh phấn đấu đến năm 2017 có 100% xã đạt chuẩn NTM theo tiêu chí quốc gia.

4.2. Quan điểm, mục tiêu và nội dung xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh Anh

Quan điểm của tác giả về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh

Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự nghiệp xây dựng huyện Đông Anh văn minh, hiện đại. Vì vậy, xây dựng NTM cần đƣợc sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của đề án đề ra;

Xây dựng NTM phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, huyện; quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội của huyện;

Xây dựng NTM vừa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng huyện Đông Anh phát triển bền vững có môi trƣờng xanh, sạch, đẹp;

Xây dựng NTM trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực tự cƣờng của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện từng cơ sở;

Xây dựng NTM cần triển khai đồng bộ, toàn diện trên toàn huyện có sự tập trung ƣu tiên cho điểm. Đồng thời triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến năm 2020, 100% các xã trên địa bàn huyện đạt điểm tối đa 19 tiêu chí NTM.

Mục tiêu tổng quát trong xây dựng nông thôn mới huyện Đông Anh.Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, tạo sự đột phá, chuyển biến nhanh hơn giữa các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất, đóng vai trò làm chủ NTM. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao;

Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; phát triển nông thôn ổn định, đời sống nông dân không ngừng đƣợc nâng cao, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Trình độ dân trí đƣợc nâng lên, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ.

Nội dung cụ thể

Hoàn thành rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới Xây dựng mới quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, TTCN và dịch vụ cho tất cả các xã;

Xây dựng mới quy hoạch phát triển cõ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trýờng cho các xã;

Xây dựng mới quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, bảo toàn đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng cho các xã trên địa bàn;

Các quy hoạch cấp xã phải phù hợp với quy hoạch cấp huyện và quy hoạch chung toàn thành phố. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đƣợc thực hiện theo quy định hiện hành theo hƣớng dẫn của các Bộ, Ban ngành liên quan.

Quy hoạch của xã do UBND xã làm chủ đầu tƣ lập; các ngành chức năng thỏa thuận, thẩm định; chủ tịch UBND huyện ra quyết định phê duyệt.

Kinh phí xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ở các xã do ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ.

Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Đây là một trong những nhiệm vụ đƣợc đặt lên hàng đầu và là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của đề án xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Anh. Không những thế việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn là bƣớc đệm cho sự phát triển trong đời sống của nhân dân trong toàn huyện.

Về giao thông: Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản việc nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% hệ thống đƣờng liên xã, trục xã và đƣờng trục thôn xóm, 100% đƣờng ngõ xóm và 100% đƣờng trục nội đồng. Toàn huyện cần xây dựng mới 62,14 km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa đạt 100% theo kế hoạch, xây dựng mới 369,05 km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hoá, xe cơ giới đi lại đƣợc đạt 100% theo kế hoạch đề ra.Trong đó cần tập trung nguồn lực ƣu tiên nhựa hóa hoặc bê tông hóa hệ thống đƣờng trục xã, đƣờng liên xã trƣớc. Kế đó là đƣờng trục thôn xóm, ngõ, gắn việc bê tông hóa với việc xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nƣớc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

Về thủy lợi: Tập trung đầu tƣ xây dựng mới 12 trạm bơm tƣới tiêu, cải tạo, nâng cấp 19 trạm bơm. Kiên cố hóa 512 km kênh mƣơng cấp 3, nâng cấp 49,47 km kênh mƣơng do UBND xã quản lý để phục vụ sản xuất. Ƣu tiên các xã Kim Nỗ, Dục Tú để đến năm 2017 huyện Đông Anh đạt 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới và các công trình bức xúc cần đầu tƣ.

Về điện nông thôn: Để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện của các hộ dân trên địa bàn, huyện cần đầu tƣ xây dựng mới 68 trạm, cải tạo 64 trạm điện; Làm mới 45,4 km và nâng cấp 37 km đƣờng dây trung, cao thế; Làm mới 144 km và nâng cấp 100 km đƣờng dây hạ thế.

Về cơ sở vật chất trường học: Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở trƣờng học và mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Tập trung đầu tƣ nâng cấp nhà trẻ mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; mua sắm trang thiết bị đầy đủ để đảm bảo đạt chuẩn.

Về cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu văn hóa thể thao của nhân dân. Phấn đấu mỗi xã có trung tâm văn hóa, thể thao; mỗi thôn có 1 nhà văn hóa thôn, 1 khu thể thao thôn. Trong đó 100% trung tâm văn hóa, thể thao xã và nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng.

Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Đẩy mạnh công tác thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch đã đƣợc duyệt, hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện dồn điền đổi thửa. Tăng cƣờng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tạo sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao nhƣ: rau an toàn Vân Nội, Tiên Dƣơng, Nam Hồng, Cổ Loa, Nguyên Khê; lúa chất lƣợng cao Thụy Lâm, Dục Tú; hoa cây cảnh Uy Nỗ, Kim Chung; cây ăn quả Xuân Nộn. Phấn đấu đến năm 2018 dồn điển đổi thửa xong 1.981 ha đạt 100%. Phấn đấu hết năm 2016 sẽ áp dụng cơ bản cơ giới hoá sản xuất lúa tại 6 thôn dồn điền đổi thửa và tiến tới áp dụng cho các xã khác trên địa bàn huyện.Đến năm 2020 triển khai toàn huyện.

Phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề. Có cơ chế hỗ trợ việc mở rộng ngành nghề, phát triển làng nghề. Quan tâm đầu tƣ phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp, các hộ và đầu tƣ sản xuất, giải quyết lao động, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Phát triển các chợ, ngành nghề dịch vụ nhƣ vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, cung ứng hàng hóa phục vụ tốt sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Về hộ nghèo:Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tƣợng nhƣ thiếu vốn, thiếu sức lao động, công cụ sản xuất giúp hộ vƣơn lên thoát nghèo. Phấn đấu 2020 tỷ lệ hộ nghèo dƣới 0,6 %.

Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất:Củng cố nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp hiện có, phát triển đa dạng các loại hình HTX mới trong sản xuất

kinh doanh nhƣ HTX hành nghề, HTX sản xuất rau an toàn, HTX tín dụng. Hƣớng dẫn hộ nông dân hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, khoa học để đƣợc hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Phấn đấu đến năm 2016 tỷ lệ hoàn thành 100% 125/125 HTX hoạt động hiệu quả.

Phát triên văn hóa, xã hội và môi trường

Về giáo dục: Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lện học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học phổ thông(phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 100%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 100% ( năm 2015 đạt 65%. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ giáo viên. Có cơ chế chính sách thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề và nâng cao kỹ năng lao động.

Về y tế: Tiếp tục duy trì số xã đạt chuẩn về y tế. Có cơ chế khuyến khích y bác sĩ về công tác tại cơ sở. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế và có chính sách mở rộng các hình thức xã hội hóa về y tế. Đầu tƣ xây dựng mới 6 trạm y tế, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị duy trì các trạm đạt tiêu chí của Bộ y tế, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngƣời dân. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90 -100%.

Về văn hóa: Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy ƣớc làng văn hóa. Phấn đấu năm 2020 có 156/156 thôn đạt chuẩn làng văn hoá đạt 100%, Tỷ lệ Hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hoá đạt trên 95% .

Về môi trường: Phấn đấu đến năm 2016 có 100% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó có 90% dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc tập trung ở các xã khó khăn về nguồn nƣớc, hỗ trợ các hộ cải tạo bể lọc cấp nƣớc sinh hoạt. Trên 90% rác thải sinh hoạt đƣợc xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm soát; 100% chuồng trại chăn nuôi tập trung xã

khu dân cƣ và đƣợc hỗ trợ phòng bênh,90% làng nghề đƣợc xử lý chất thải; cải tạo nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ dân. Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan sinh thái. Hỗ trợ quy hoạch nghĩa trang, vận động nhân dân thực hiện tang văn minh, khuyến khích hỏa tang thay chôn cất.

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Củng cố, nâng cao chất lƣợng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở

Tiếp tục quan tâm việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tại 23 xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, giữ vững 100% cán bộ xã đạt chuẩn vào những năm tiếp theo. Rà soát, bổ sung chức năng , nhiệm vụ các tổ chức Đảng phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM. Đánh giá, phân loại cán bộ, đẩy mạnh công tác thi đua khen thƣởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao để nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức; Tăng cƣờng năng lực quản lý, điều hành, cải tiến nội dung phƣơng pháp làm việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực cho xây dựng NTM.

4.3. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội

Không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, vai trò giám sát của HĐND, MTTQ và các đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại tốt cáo của nhân dân; Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lƣợng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự nhằm tăng cƣờng công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Để xây dựng thành công NTM huyện Đông Anh cần đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực của ngƣời dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo nền móng cho phát triển kinh tế văn hóa ngƣời dân, nâng cao thu nhập và đời sống của ngƣời dân, xây dựng ngƣời nông dân văn minh, nâng cao dân trí và phát triển văn hóa.

Xây dựng NTM là quá trình liên tục và lâu dài, là trọng tâm thực hiện trong đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển đất nƣớc. Để xây dựng NTM hiệu quả thì cần có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng và các cấp chính quyền có liên quan đồng thời cần tăng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Với những đặc điểm đặc thù của địa phƣơng, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa bàn, hạn chế những khó khăn trong xây dựng NTM, góp phần thực hiện thành công NTM thì huyện Đông Anh cần có những giải pháp hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông anh, hà nội (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)