Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 32 - 34)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong

1.3.4. Môi trường kinh doanh

* Sự phát triển của nền kinh tế:

Song hành cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế là sự gia tăng các hoạt động kinh tế của các chủ thể nói chung và sự gia tăng các nghiệp vụ kinh doanh của các NHTM hoạt động trong chính nền kinh tế đó nói riêng. Qua đó, các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh và cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ có tính tiện ích cao. Tuy nhiên cũng chính việc gia tăng hoạt động kinh doanh, gia tăng cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng đã đẩy khối lượng công việc tăng mạnh cũng như làm tăng các chi phí liên quan đến quản trị rủi ro tác nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng.

* Mức độ hội nhập của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa:

Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế là một tất yếu khách quan. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế của một quốc gia vào nền kinh tế quốc tế đã mở ra một không gian thị trường rộng lớn, mang đến nhiều cơ hội cho các Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông qua đó, các NHTM có điều kiện tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình tổ chức, quy trình hoạt động, công

nghệ mới… về QTRR nói chung và QTRR tác nghiệp nói riêng. Và như vậy, hiệu quả quản trị rủi ro của mỗi Ngân hàng cũng sẽ được nâng cao. Việc áp dụng mô hình, quy trình hay công nghệ tốt nhất về quản trị rủi ro cũng đồng thời là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi Ngân hàng khi muốn mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu.

* Nhân tố xã hội:

Một trong ba nguyên nhân cơ bản nhất của RRTN trong mỗi NHTM chính là nhân tố con người. Chính vì vậy, các nhân tố xã hội như đạo đức xã hội; đạo đức kinh doanh; trình độ dân trí; các quy tắc, tập quán trong giao tiếp, ứng xử; văn hóa; lề lối làm việc… ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả QTRR tác nghiệp trong mỗi Ngân hàng. Thực tế cho thấy một chính sách, một quy trình QTRR của Ngân hàng có tốt đến đâu đi chăng nữa, nhưng đội ngũ nhân viên tác nghiệp của Ngân hàng đó có lề lối làm việc lạc hậu, không khoa học thì không thể đánh giá rằng hoạt động QTRR của Ngân hàng đó là hiệu quả.

* Môi trường pháp lý:

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có quy định của pháp luật hoặc pháp luật quy định không phù hợp yêu với cầu phát triển của nền kinh tế sẽ kìm hãm mọi hoạt động trong nền kinh tế đó.

Pháp luật với vai trò tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của các Ngân hàng được tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao, là cơ sở để giải quyết, xử lý các hành vi xâm phạm đến lợi ích chung của cả xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động QTRR của Ngân hàng nói riêng. Một Hệ thống pháp lý chặt chẽ, đồng bộ sẽ giúp ngăn chặn các hành vi gian lận (cả ở bên trong và bên ngoài) gây ra các tổn thất cho các Ngân hàng cũng như là cơ sở pháp lý để các Ngân hàng có thể truy cứu trách nhiệm bồi thường vật chất, các quy định về xử phạt hành chính...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – CN sở giao dịch III (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)